Kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tại tỉnh hòa bình đến năm 2030 (Trang 31 - 38)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

5. Bố cục của khóa luận:

2.1. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Hịa Bình

2.1.2 Kinh tế-xã hội

Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản: Sản xuất nông, lâm nghiệp: Điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phong phú đa dạng; đất đai có độ màu mỡ cao, diện tích đất lâm nghiệp, đất sản xuất nơng nghiệp và đất chưa sử dụng lớn là điều kiện để phát triển đầu tư trong lĩnh vực trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Nuôi trồng thủy sản: Do có mạng lưới sơng, suối, hồ đầm phân bổ rộng khắp trên tất cả các huyện, thành phố, đặc biệt là sông Đà chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Thành phố Hịa Bình, hồ Hịa Bình với diện tích mặt nước 8.900 ha là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Phát triển công nghiệp: Đến thời điểm năm 2021 tỉnh Hịa Bình được quy hoạch 08 khu cơng nghiệp và 21 cụm công nghiệp.

Công nghiệp khai thác, chế biến khống sản: Hịa Bình có nhiều loại khống sản như: đá vôi xi măng, đá vôi xây dựng, vàng, đá ốp lát, nước khống - nóng. Ngồi ra cịn có than đá, pyrit, phosphorit, dolomit, talc, sắt, đồng, chì, kẽm…là điều kiện để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khống sản, sản xuất xi măng.

Cơng nghiệp chế biến nông, lâm sản: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2018, diện tích đất lâm nghiệp có rừng của tỉnh Hịa Bình là 296.130 ha, chiếm hơn 62% diện tích tự nhiên; trong đó, đất rừng sản xuất có 153.256 ha, rừng phịng hộ có 114.338 ha, rừng đặc dụng có 28.535 ha, là nguồn nguyên

23

liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến lâm sản quy mô lớn. Diện tích đất trồng cây cơng nghiệp, cây ăn quả đặc biệt là cam, chanh, bưởi ngày càng được mở rộng, sản lượng ngày càng tăng cao, tạo nguồn nguyên liệu ổn định để phát triển cơng nghiệp chế biến nơng sản.

Cơng nghiệp cơ khí, điện tử, may mặc, da giày: Tiếp giáp với trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội và tiềm năng lao động dồi dào. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hịa Bình, năm 2019, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 553.427 người, chiếm hơn 67% dân số do đó thuận lợi cho phát triển các ngành cơng nghiệp sử dụng nhiều lao động như: cơ khí, may mặc - da giày và các ngành công nghiệp hỗ trợ.

2.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Hịa Bình

Du lịch văn hóa, tâm linh: Hịa Bình có nhiều điểm đến hấp dẫn phù hợp với nhiều loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, khám phá, nghiên cứu khảo nghiệm. Thiên nhiên đã ban tặng cho Hịa Bình nhiều thắng cảnh hang động tự nhiên kỳ vĩ, phong cảnh sơn thủy hữu tình. Có khá nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn với những truyền thuyết ly kỳ, những huyền tích gắn với nhân vật huyền bí trong lịch sử các dân tộc sinh sống trên mảnh đất này (đến thời điểm năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 101 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng các cấp, bao gồm: 41 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp quốc gia và 60 di tích xếp hạng cấp tỉnh).

Hồ Hịa Bình mênh mang, phong cảnh “sơn thuỷ hữu tình”, thơ mộng là khơng gian thiên nhiên tươi đẹp, có sức lơi cuốn bất cứ ai muốn khám phá, thưởng ngoạn. Bến nước Hiền Lương, Tiền Phong, Nánh Nghê, Đồng Chum (Đà Bắc), Thung Nai (Cao Phong), Bãi Sang - Sơn Thủy (Mai Châu) bình dị, yên ả trong màu xanh nước hồ. Thung lũng Mai Châu, phố Vãng nên thơ, bản Văn, bản Lác, bản Pom Coọng - nơi cư ngụ và sinh sống của người Thái hấp dẫn du khách. Bản Lác (Mai Châu) là một trong 10 điểm được bình chọn đem lại trải nghiệm thú vị cho du khách...

24

Du lịch khám phá tự nhiên: Tỉnh Hòa Bình có tài ngun du lịch tự nhiên rất phong phú, đa dạng, bao gồm các sơng, hồ, suối nước khống, hang động tự nhiên, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. Đặc biệt hồ thủy

điện Hịa Bình với diện tích khoảng 8.900 ha, dung tích trên 9,5 tỷ m3

nước và trên 40 đảo nổi trong hồ, có điều kiện thuận lợi để phát triển thủy sản, du lịch sinh thái. Các khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu), Thượng Tiến, rừng Phu Canh (Đà Bắc), Suối Ngọc - Vua Bà (Lương Sơn), Ngọc Sơn - Ngổ Luông (Tân Lạc - Lạc Sơn); Vườn quốc gia Cúc Phương, có giá trị lợi thế cho phát triển du lịch.

Các khu bảo tồn thiên nhiên vẫn còn lưu giữ sắc thái đại ngàn nguyên sinh, phong phú về hệ sinh thái với nhiều loại động - thực vật quý hiếm. Đồi Thung, thác Mu (Lạc Sơn) là sự kết hợp hài hòa của kiệt thác thiên nhiên trong lành, mát mẻ. Đến nay, đã có nhiều điểm du lịch đang là sự lựa chọn của du khách xa, gần như: Quần thể di tích Chùa Tiên, di tích Đồn điền Chi Nê và Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng ở huyện Lạc Thủy; di tích khảo cổ hang xóm Trại (Lạc Sơn); suối nước khống Kim Bơi; khu nghỉ dưỡng cao cấp Serena Kim Bôi; khu du lịch An Lạc, xã Vĩnh Đồng; điểm du lịch Mai Châu Ecolodge (Nà Phòn), Mai Châu Villas; sân golf thuộc huyện Lương Sơn và Thành phố Hịa Bình; Bảo tàng khơng gian văn hóa Mường, Bảo tàng di sản văn hóa dân tộc Mường; làng văn hóa Việt - Mường, huyện Lương Sơn; bản Giang Mỗ, Trung tâm bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam tại Cao Phong…

Du lịch nghỉ dưỡng: Trong 05 năm trở lại đây, tỉnh Hịa Bình vinh dự được lựa chọn là vùng đất đổ dồn nhiều dự án đầu tư về bất động sản nhất. Những dự án về bất động sản không chỉ chú về thẩm mỹ, dịch vụ 4 -5 sao mà vẫn giữ được văn hóa đặc trưng của tỉnh Hịa Bình. Đây cũng được cho là điểm mạnh của du lịch nghỉ dưỡng tỉnh Hịa Bình, vì vừa là cái nơi của văn hóa các dân tộc vùng miền, vừa được thiên nhiên ban tặng cho cảnh đẹp hùng vĩ. Các khu du lịch nghỉ dưỡng được đánh giá là bậc nhất Hịa Bình kể như:

25

Serena Resort Kim Bôi – xã Sào Báy – huyện Kim Bôi ( nổi tiếng nhất tại khu vực Tây Bắc, bao quanh là sông, núi và những cánh đồng lúa), Bakhan Village Resort – Ba Khan – Mai Châu (nằm ở trên sườn núi của xóm Ba Khan nhìn xuống thung lũng và nhìn thẳng ra lịng hồ Sơng Đà, Bakhan resort cũng được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa văn hóa Mường và nghệ thuật đương đại), Mai Châu Hideaway Resort – xóm Suối Lốn – Mai Châu (khu nghỉ dưỡng giữa lịng hồ Hịa Bình, phong cách cổ điển), Mai Châu Ecolodge- Nà Chiềng- Mai Châu, Mai Châu Countryside Homestay- Mai Châu. Beverly Hill Lương Sơn, Cửu Thác Resort…

2.1.3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2017-2021

Tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2017-2021 đạt 6,31% trong đó, ngành du lịch dịch vụ đạt mức tăng trưởng bình quân 5,91% tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ, đóng vai trò quan trọng trong tốc độ tăng trưởng chung của GRDP trên địa bàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 8,3% trong đó: Nơng, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,91%, công nghiệp xây dựng tăng 12,15%; dịch vụ tăng 5,06%; thuế sản phẩm 10,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dân tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản. Hết tháng 9 năm 2021, cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 18,49%; công nghiệp xây dựng 45,39%; dịch vụ 31,07%; thuế sản phẩm 5,05%.

2.1.3.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thơng: Hịa Bình chú trọng đến dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc Hịa Lạc – Hịa Bình vì đây là dự án có tầm quan trọng đặc biệt liên quan tới liên kết vùng giữa Hịa Bình và thủ đơ Hà Nội. Dự tính chiều dàu tuyến cao tốc là gần 23km, đi qua địa phần tỉnh Hịa Bình là gần 16km. Phương án xây dựng quy mơ 4 làn xe cao tốc hồn chỉnh, có dự trữ quỹ đất để mở rộng đường bộ thành 6 làn xe cao tốc hoàn chỉnh và hệ thống đường bên quy mô 4 làn xe, đồng thời xây dựng đường sắt liên vùng trong tương lai. Khi

26

cao tốc Hịa Lạc – Hịa Bình hồn thành sẽ đáp ứng được nhu cầu giao thông giữa khu vực Tây Băc, tỉnh Hịa Bình với Thành phố Hà Nội và các địa phương khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tính đế năm 2020, có tổng 204 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể tham gia vào hoạt động kinh doanh vận tải với 2.824 phương tiện, vận tải hành khách tăng trung binhg 8%/năm, vận tải hàng hóa tăng trung bình 9%/năm, số lượng tuyến cố định là 145 tuyến, trong đó có 135 tuyến liên tỉnh, 10 tuyến nội tỉnh. Sản lượng vận tải đưỡng bộ năm 2020: Hành khách vận chuyện đạt 4,1 triệu lượt người. Cụ thể từ năm 2017 đến năm 2021, tỉnh đã dành 5.015 tỷ đồng, chiếm 33% tổng số vốn đầu tư công trung hạn để đầu tư vào các cơng trình giao thơng, điều này cho thấy tỉnh cũng rất chú trọng trong việc thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư các cơng trình giao thơng lớn, trọng điểm. Các cơng trình giao thồng chủ yếu theo hình thức đối tác cơng tư và huy động vốn của nhân dân để phát triển giao thơng nơng thơn. Các cơng trình giao thơng đang được cải tảo nâng cấp như là Quốc lộ 6, Quốc lộ 21, Quốc lộ 12B, đường 433, đường 431, đường 438B, đường tỉnh 435, đường liên huyện các xã vùng cao huyện Lạc Sơn, Tân Lạc…Tổng cộng tồn tỉnh đã có 11.238 km đường giao thông các loại, chất lượng đường được nâng cấp đáng kể, mặt đường được nhựa hóa.

Với dịch vụ đường thủy nội địa: Trên địa bàn tỉnh có 02 sơng có thể khai thác đường thủy là Sông Đà với chiều dài 151km và Sông Bôi chảy quả huyện Kim Bôi, Lạc Thủy dài khoảng 60km. Phương tiện vận tải thủy nội địa có 1.256 phương tiện, hành khách vận chuyển đạt 466 nghìn lượt người.

Hệ thống cung cấp nước: Nước sách được cung cấp tới tồn bộ khu đơ thị, khu dân cư, khu du lịch đáp ứng đẩy đủ nhu cầu sinh hỏa của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Nhà máy nước với công suất 300.000 m3 cũng cấp nước sạch cho cả khu vực phía Tây Nam của thủ đơ Hà Nội.

27

Hệ thống điện: Nhà máy Thủy điện Hịa Bình với sản lượng điện xấp xỉ 10 tỷ/kwh/năm là nguồn điện chủ lực cho hệ thống điện việt Nam, với hệ thống hạ tầng điện năng tỉnh Hịa Bình đảm bảo, phục vụ đầy đủ nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Hiện nay 100% xã đã được cung cấp bằng điện lưới quốc gia, tỷ lệ nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95,25. Khu công nghiệp bờ trái Sông Đà đã xây dựng nhà máy xử lý nước riêng với công suất khoảng 5.000m3/ngày đêm.

2.1.4 Phân tích đánh giá tổng thế - Phân tích SWOT

* Điểm mạnh:

Vị trí địa lý là cửa ngõ Tây Bắc giáp với Hà Nội và các tỉnh thành như Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, tương đối thuận lợi về giao thồn cho việc giao lưu học hỏi và phát triển với thi trường khách du lịch lớn đến với Hòa Bình.

Được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên, cảnh đẹp phong phú với hệ thống hang động, dãy núi đá, thác nước, rừng nguyên sinh...tiềm năng phát triển du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng.

Là cái nôi của nền văn hóa dân tộc Mường nổi tiếng, và các dân tốc anh em khác nên được thừa hưởng rất nhiều tinh hoa đặc của văn hoa dân tộc, các lễ hội dân gian…cùng với nhiều di tích lịch sử tạo nên nguồn tại nguyên về du lịch mang nét đặc trưng của tỉnh Hịa Bình.

Cơ sở hạ tầng được tỉnh hoàn thiện tương đối thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư cũng như khách du lịch.

* Điểm yếu:

Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lặp, các dịch vụ du lịch còn hạn chế, chưa có nhiều nhân lực chun mơn cao.

Cơng tác tổ chức tuyên truyền, phố biến còn hạn chế. Một số dự án đầu tư về du lịch còn triển khai chậm, không đảm bảo được tiến độ theo cam kết gây lưỡng phí tài nguyên và ảnh hưởng đến quỹ đất cung cấp cho các nhà đầu tư khác có tiềm năng.

28

Chưa thu hút được các tập đồn có thương hiệu lớn để đầu tư các khu nghỉ dưỡng cao cấp với dịch vụ chất lượng cao để kéo dài thời lưu trú, tăng mức chi tiêu của khách du lịch. Chưa có khu nghỉ dưỡng tầm cơ quốc tế hay khu vực.

Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch còn yếu. Các bến cảng phục vụ tàu thuyền vận chuyển khách du lịch trên Khu du lịch Hồ Hịa Bình chưa được đầu tư xấy dựng tương xứng với quy mô và quy hoạch của Khu du lịch Quốc gia.

Chưa có các khu xử lý rác thải.

* Cơ hội

Những năm đổ lại đây, do xã hội phát triển, nhu cầu của du khách là tìm những nơi mát mẻ, thiên nhiên đồng thời dịch vụ, chỗ nghỉ chất lượng cao để thư giãn…đây là cơ hội rất thích hợp để Hịa Bình phát triển loại hình du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng.

Các dự án kết nối đường giữa các tỉnh đang được phê duyệt, điều này sẽ gây ấn tượng cho các nhà đầu tư lớn đến với tỉnh, đồng thời sẽ thuận thu hút khách du lịch từ các tỉnh đổ về, đặc biệt là nguồn du khách từ thủ đô Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc.

*Thách thức:

Dịch Covid -19 vẫn còn diễn biến phức tạp với nhiều biến chúng, tỉnh phải ln ln sẵn sàng có những biện pháp khắc phục để tối đa hiệu quả phát triển đối với ngành du lịch – một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh trong 2 năm vừa qua.

Sự mai một của bản sắc dân tộc khi du lịch phải chịu sự chi phối của kinh tế thị trường.

Vì là tỉnh có nguồn tài ngun thiên nhiên nên cũng sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề suy thối tài ngun, mơi trường.

Nhiều cảnh đẹp thiên nhiên nằm ở vị trí hiểm trở chưa tìm cách khai thác đến nơi, chưa kết nối được khách du lịch đến các điểm du lịch trên địa bàn du lịch các huyện.

29

Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lặp chưa tạo được điểm nhận với khách du lịch.

Thời gian lưu trí của khách du lịch cịn ngắn ngày.

Hoạt động quảng bá, tuyên truyền về du lịch còn thiếu sáng tạo, chưa áp dụng nhiều về mặt hình, cơng nghệ.

Dịch vụ, phục vụ chưa chuyên nghiệp, chưa tạo được hình ảnh tốt.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tại tỉnh hòa bình đến năm 2030 (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)