5. Kết cấu khóa luận
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty
3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội
Bước vào năm 2022, kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, nhiều quốc gia đã mở cửa, nới lỏng các chính sách tiền tệ… Nhưng cùng với những hậu quả của đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo trước đó, lạm phát ở nhiều nước, tình hình xung đột ở Nga và Ukraine khiến cho giá dầu và một số hàng hóa quan trọng biến động mạnh.
Trong nước, nền kinh tế được mở cửa trong trạng thái bình thường mới, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, tạo tiền đề quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I năm 2021 và 3,66% của quý I năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý I năm 2019. Trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45%, đóng góp 5,76% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,38%, đóng góp 51,08%; khu vực dịch vụ tăng 4,58%, đóng góp 43,16%.Tuy nhiên, giá cả một số hàng hóa đầu vào tăng, nhất là giá xăng dầu. Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra con số chi phí nhiên liệu trong giá cước dịch vụ vận tải đường bộ hiện khoảng 38-40%, cao nhất trong các phương thức vận tải hiện nay.
Để tránh thua lỗ, trong năm 2022 các doanh nghiệp vận tải hàng hóa, đường bộ vừa tìm cách sống chung với bão giá, vừa tính tới phương án tăng giá cước. Nếu giá nhiên liệu cứ duy trì cao, các doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng cầm chừng, gây cản trở tốc độ hồi phục, tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, nguồn nhân lực lao động thiếu hụt cục bộ cũng ảnh hưởng khơng ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.