5. Kết cấu khóa luận
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh của công ty CP thương mại và
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
- Nguồn vốn kinh doanh trong đó vốn chủ sở hữu có vai trị quan trọng, nó là nguồn hình thành chính tạo ra những tài sản cố định cũng như tài sản của công ty. Việc huy động thêm nữa của nguồn vốn kinh doanh thể hiện tiềm lực của công ty. Tuy nhiên nếu chỉ nhiều về số lượng mà thiếu đi tính hiệu quả trong sử dụng vốn trên phạm vi cơng ty thì tình hình tài chính sẽ khơng tốt. Do đó việc nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn đang là một mục tiêu quan trọng đặt ra cho công ty.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động phải giải quyết được mâu thuẫn giữa khối lượng lớn và tốc độ luân chuyển nhanh. Để làm tốt công tác thu hồi cơng nợ nhanh cơng ty có thể áp dụng biện pháp thay đổi về cơ chế thanh tốn, thay vì bàn giao theo hợp đồng thì sẽ bàn giao các đơn hàng đã hoàn thành theo một thời hạn quy định. Bên cạnh đó, phịng kinh doanh của cơng ty cũng cần theo dõi và giám sát mức độ hoàn thành của các đơn hàng khách hàng thanh toán sớm với mức chiết khấu thanh toán cao hơn.
- Các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn lưu động của công ty, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Khi số lượng các khoản phải thu nhiều, giá trị các khoản phải thu lớn, thì cơng ty phải tốn kém các chi phí cho việc địi nợ, chi phí cho việc tìm kiếm các nguồn vốn khác để bù đắp cho nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh… Khi thời gian tồn đọng các khoản phải thu kéo dài, thì các chi phí này sẽ tăng lên đáng kể. Cơng ty cần có các ràng buộc chặt chẽ khi kí kết các hợp đồng: cần quy định rõ ràng thời gian và phương thức thanh tốn đồng thời ln giám sát chặt chẽ việc khách hàng thực hiện những điều kiện trong hợp đồng. Bên cạnh đó cũng cần đề ra những hình thức xử phạt nếu hợp đồng bị vi phạm để nâng cao trách nhiệm của các bên khi tham gia hợp đồng.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: Tăng cường đầu tư, mua sắm, đổi mới TSCĐ, nhanh chóng xử lý dứt điểm các TSCĐ hư hỏng hoặc không sử dụng nhằm thu hồi vốn cố định để tái đầu tư cho TSCĐ mới.
- Nâng cấp tài sản cố định thông qua việc bảo dưỡng thường xuyên hay sửa chữa lớn theo kế hoạch, tiến hành thanh lý những TSCĐ đã hỏng, không sử dụng để đầu tư TSCĐ mới.
- Qua phân tích thực trang cơ cấu vốn - tài sản của công ty ta thấy vốn chủ sở hữu cịn chưa cao và khơng có sự thay đổi qua các năm. Giảm các khoản nợ phải trả là biện pháp tối ưu trong điều kiện của công ty hiện nay. Để giảm các khoản nợ phải trả, trước hết các doanh nghiệp cần rà soát lại tất cả các khoản nợ phải trả như: các khoản phải trả người lao động, nộp ngân sách nhà nước, bảo hiểm xã hội, các khoản phải trả khác...