Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.5. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam
1.5.1. Kinh nghiệm thu hút FDI của Thành phố Hồ Chí Minh
TP. HCM vốn ln là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong thời gian gần đây, TP.HCM đã liên tục có nhiều hoạt động nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, nhất là trong việc xử lý thủ tục hành chính thơng thống. Bên cạnh đó, việc tăng cường đối thoại chính quyền - doanh nghiệp nhằm giải quyết khó khăn cho cộng đồng kinh doanh tại thành phố đã tạo niềm tin cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư.
Năm 2020, dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng GRDP của Tp.HCM vẫn tăng 1,39% so với cùng kỳ năm 2019. Tp.HCM là địa phương dẫn đầu về thu hút FDI với tổng vốn đăng ký đạt 4,36 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư FDI cả nước. Nguồn vốn FDI đầu tư vào Tp.HCM tập trung vào ba ngành chính, bao gồm: thương mại, cơng nghiệp; kinh doanh bất động sản; các ngành chuyên môn khoa học,
công nghệ, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng. Với vai trò đầu tàu, là cực tăng trưởng trọng yếu và là cửa ngõ chính kết nối kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được thành cơng như hơm nay nhờ việc thực hiện nhiều chính sách thu hút nguồn vốn FDI. Chính quyền thành phố đã nỗ lực lắng nghe góp ý của doanh nghiệp và cải thiện những bất cập về chính sách phát triển kinh tế - xã hội để thu hút vốn, giữ chân các nhà đầu tư lâu dài. Với quan điểm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng mơi trường đầu tư thuận lợi theo chuẩn mực quốc tế, đề cao sự cơng khai, minh bạch, Tp.HCM đã có những hướng đi thu hút đầu tư lâu dài như: Tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ cơng theo hướng tăng cường tính minh bạch và hiệu quả vì lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp, tập trung xây dựng đề án xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành khu đô thị thông minh gắn với đơ thị sáng tạo, hồn thành hệ thống logistics, xây dựng khu cơng nghiệp mới có quy mơ gần 300 ha cho nhà đầu tư,… Bên canh đó, thành phố tổ chức các hội nghị xúc tiến mời gọi đầu tư vào thành phố tìm hiểu về mơi trường đầu tư, kinh doanh và trao đổi kinh nghiệm xúc tiến thương mại và đầu tư tại thành phố góp phần thúc đẩy mạnh thu hút đầu tư, tăng niềm tin của doanh nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động để tăng hiệu quả đầu tư nước ngoài và giúp phát triển các ngành quan trọng của thành phố. Đồng thời, tăng cường tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp với chính quyền thành phố., triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
1.5.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là đô thị trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đóng vai trị hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Thời gian qua, hoạt động thu hút đầu tư của Đà Nẵng diễn ra khá sơi động và có bước khởi sắc. Đặc biệt, trong 3 năm liên tiếp (2018 – 2020) Đà Nẵng thực hiện chủ đề “Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư” nhằm tạo cú hích hơn nữa cho cơng tác này. Và thực tế cho thấy, Đà Nẵng đã liên tục đón nhận các nhà đầu tư trong nước và quốc tế chất lượng.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, trong 5 năm qua , thành phố đã thu hút 159 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 77.678 tỷ đồng (trong đó: 52 dự án đầu tư ngồi khu công nghiệp với vốn đầu tư là 68.419 tỷ đồng) và gần 1,4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài với 521 dự án FDI được cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư. Bên cạnh cạnh đó, đã có 60 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm đạt 144,5 triệu USD; 605 lượt nhà đầu tư nước ngồi mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế, tổng vốn 211,8 triệu USD. Những dự án FDI nổi bật được đầu tư vào Đà Nẵng
trong thời gian qua như: Dự án Sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine (Tập đoàn UAC, Hoa Kỳ) với tổng vốn 170 triệu USD; dự án Nhà máy Niwa Foundry Việt Nam, sản xuất các bộ phận thủy lực (Nhật Bản) với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD; Nhà máy sản xuất thiết bị y tế ICT Vina của Công ty TNHH ICT Vina Dentium Đà Nẵng (Hàn Quốc) với tổng vốn đầu tư 20 triệu USD…
Đà Nẵng đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo lập mơi trường đầu tư thơng thống; nâng cao năng lực cạnh tranh, gắn với hỗ trợ khởi nghiệp, thu hút các nguồn vốn trong và ngồi nước, triển khai có hiệu quả chủ đề Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư; tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn, quan trọng như: Tuần lễ cấp cao APEC 2017, Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2017, Tọa đàm mùa Xuân 2018, 2019... tạo chuyển biến mạnh về quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch.
Tính đến 31/12/2020, trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có 83 dự án FDI cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 128,856 triệu USD. Cùng kỳ năm 2019 là 132 dự án FDI cấp mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký 438,042 triệu USD. Bên cạnh đó, 20 lượt dự án FDI tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 80,057 triệu USD. Cùng kỳ năm 2019 là 16 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 117,38 triệu USD. Năm 2020, Sở KH&ĐT Thành phố Đà Nẵng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và tham mưu UBND Thành phố cấp 7 quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn đầu tư 16.662 tỷ đồng. Cùng kỳ 2019, Sở KH&ĐT đã tham mưu UBND Thành phố cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 9 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 8,829 tỷ đồng.
Ngồi ra Thành phố Đà Nẵng cịn xử lý các vướng mắc về thủ tục giao đất, cho thuê đất liên quan đến dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ơ; Giãn tiến độ thực hiện dự án Khu đơ thị FPT; Dự án Sân gôn Vinacapital Đà Nẵng…
Trong năm 2020, để kịp thời đón các làn sóng đầu tư FDI từ các quốc gia trên thế giới và tiếp cận với các doanh nghiệp FDI đang tìm kiếm thị trường đầu tư mới sau dịch bệnh, Thành phố Đà Nẵng đã đẩy nhanh hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chuẩn bị một số quỹ đất để kêu gọi đầu tư. Đồng thời, với nhiệm vụ: Thực hiện có hiệu quả chủ đề “Năm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư” gắn với giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư các dự án đã cam kết; tổ chức tốt Chương trình Tọa đàm mùa Xuân 2020 và các hoạt động phụ trợ. Tập trung hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, Đà Nẵng cũng ban hành Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2020 của thành phố, nghiên cứu đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư. Ưu tiên thu hút vốn FDI vào các ngành nghề đón đầu cách mạng cơng nghiệp 4.0 như: Cơng nghiệp ICT, kỹ thuật số, kỹ thuật nano, công nghiệp sinh học, cơng nghệ cao…
Chính quyền Thành phố Đà Nẵng ln chú trọng cơng tác cải cách thủ tục hành chính, tạo lịng tin giữ chính quyền và nhà đầu tư nước ngồi, giải quyết kịp thời
những yêu cầu, nguyện vọng và kiên nghị của các nhà đầu tư. Đối với công tác quản lý cán bộ, Thành phố đã tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng được những yêu cầu mới, đặc biệt là đã chú trọng nâng cao tinh thần, thái độ của cán bộ, công chức, viên chức trong tiếp nhận và xử lý hồ sơ của doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh.
Những hoạt động đối ngoại sôi nổi và năng động trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh của Thành phố Đà Nẵng đầy năng động; đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương và các bên đối tác nước ngồi; đóng góp tích cực vào những kết quả đạt được trong các linh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
1.5.3. Bài học rút ra
Qua kinh nghiệm của 2 tỉnh là Tp. Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bình Dương như sau:
Bài học thứ nhất là phát huy lợi thế vốn có. Từ kinh nghiệm của Tp. Hồ Chí Minh, có thể nói yếu tố đầu tiên khơng thể phủ nhận đó là Tp. Hồ Chí Minh có vị trí địa lý thuận lợi và kinh tế - xã hội phát triển ổn định, thị trường nhiều tiềm năng, là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, là đầu mối kết nối kinh doanh, với khả năng cung cấp nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, thành phố có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, hàng không ... đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, bài học rút ra là tận dụng và phát huy lợi thế về vị trí của Bình Dương. Đó là vị trí địa lý quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước,,.. Điều này sẽ là một thế mạnh của Bình Dượng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Bài học thứ hai đó là lắng nghe. Thực tế cho thấy việc lắng nghe ý kiến đóng góp của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đã có được kết quả tốt. Lắng nghe là vô cùng quan trọng để đưa ra các giải pháp, chính sách phù hợp và kịp thời đối với tình hình thực tế.
Bài học thứ ba đó là xác định được phương hướng, mục tiêu và hướng đi. Cả TP. HCM và Thành phố Đà Nẵng đều xác định được phương hướng cho mình. Hai tỉnh tuy có mục tiêu riêng, song khi đã xác định được hướng đi cho bản thân thì đều đưa ra những chiến lược và lối đi phương hướng sẽ giúp cho địa phương vạch ra những giải pháp, những chiến lược rõ ràng, những chính sách phù hợp với điều kiện từng nơi.
Bài học thứ tư đó là tổ chức các hoạt động thực tế. Việc tổ chức những buổi gặp gỡ đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền sẽ có thể chia sẻ được những khó khăn và tháo gỡ được chúng hay tổ chức các hoạt động xúc tiến nhằm thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài và tăng niềm tin cho doanh nghiệp.
Chương 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG