Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bình dương (Trang 32 - 33)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

2.1. Tổng quan về mơi trường đầu tư Bình Dương

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đơng Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đơng giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

Sau nhiều lần tách và sát nhập, (01/01/1997) Bình Dương tái thiết lập. Tỉnh lỵ của Bình Dương là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo đường Quốc lộ 13, có các trục lộ giao thơng huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á… cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km… Bình Dương nằm trên nhiều tuyến đường giao thơng quan trọng, trong đó có Quốc lộ 13 và ĐT741. Đây là hai trục “xương sống” theo hướng Bắc – Nam của tỉnh, kết nối các KCN, đơ thị phía Nam của tỉnh với các khu công nghiệp, đô thị và vùng ngun liệu, nơng thơn phía Bắc, kết nối với TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên và tuyến biên giới Campuchia. Hai tuyến đường này có vai trị hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư, cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, đảm bảo an ninh quốc phịng của tỉnh.

Những lợi thế về vị trí địa lý nêu trên đã đưa tỉnh Bình Dương trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của vành đai phất triển cơng nghiệp các tỉnh phía Nam Việt Nam.

Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh bình ngun có địa hình lượn sóng từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng qt, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau như:

Vùng thung lũng bãi bồi: phân bố dọc theo các sơng Đồng Nai, sơng Sài Gịn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6 – 10m.

Vùng địa hình bằng phẳng: nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc 3 – 120, cao trung bình từ 10 – 30m.

Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu: nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 – 120, độ cao phổ biến từ 30 – 60m.

Với địa hình cao trung bình từ 6 - 60 m, nên trừ một vài vùng thung lũng dọc sơng Sài Gịn và sơng Đồng Nai, đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt, ngập úng. Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc mở mang hệ thống giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và sản xuất nơng nghiệp.

Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đơng Nam Bộ, nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1–2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như khơng có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần. Có thể khẳng định, khí hậu Bình Dương tương đối hiền hồ, ít thiên tai như bão, lụt,..

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lịng đất. Đó chính là cái nơi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài,…

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, tồn tỉnh có 2.455.865 người, mật độ dân số 911 người/km². Tỷ lệ gia tăng dân số cơ học tại tỉnh rất cao do có nhiều người nhập cư. Hơn 50% dân số Bình Dương là dân nhập cư. Năm 2019, Bình Dương là tỉnh có dân số cao đứng thứ 6 cả nước, chiếm khoảng 2,4 triệu dân với hơn 75% dân số đang trong độ tuổi lao động. Tăng gần 1 triệu người sau 10 năm (2009-2019). Trong hơn 2,4 triệu dân đó thì có hơn một nửa là các chun gia, kỹ sư, công nhân kỹ thuật cao đang sinh sống và làm việc tại các khu cơng nghiệp, trong đó có đến 85% là người nhập cư. Chưa kể đến, hằng năm lượng dân nhập cư về đây tăng từ 2-2,5%/ năm. Ngoài nguồn nhân lực từ nhiều nơi đổ về làm việc và sinh sống, Bình Dương cịn là "cửa ngõ" tiếp nhận đông đảo người lao động đang làm việc tại TP.HCM nhờ vị trí giáp ranh, chứng tỏ đây là vùng đất có nhiều tiềm năng và triển vọng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bình dương (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)