Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bình dương (Trang 33 - 35)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

2.1. Tổng quan về mơi trường đầu tư Bình Dương

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh hết sức khó khăn, với quyết tâm cao trong lãnh đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, giám sát của HĐND, cùng nỗ lực của các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương đã phát triển tích cực, khá tồn diện trên phần lớn các lĩnh vực, tạo nên sức

mạnh to lớn và đạt được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện “mục tiêu kép” là phịng chống dịch bệnh Covid-19 và duy trì, phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, thu ngân sách 59.700 tỷ đồng, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2021 tăng 6,91% so năm 2020. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2017 đến nay. Mặc dù mức tăng trưởng thấp hơn so với các năm trước nhưng đây là mức tăng trưởng khá (khơng rơi vào tình trạng tăng trưởng âm), cho thấy hiệu quả trong chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa ngăn chặn đẩy lùi dịch bệnh, vừa tiếp tục duy trì, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 3,23%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 65,97%; khu vực dịch vụ chiếm 22,69%. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 153,6 triệu đồng.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nền kinh tế theo ngành năm 2021 (%)

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2020 tỉnh Bình Dương

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, nhưng với việc tiếp tục triển khai quyết liệt, kịp thời nhiều chính sách, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, cũng như sự nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu của tỉnh Bình Dương tiếp tục tăng trưởng, đạt được kết quả đáng ghi nhận. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cán cân thương mại xuất siêu 5,98 tỷ USD, trong đó: khu vực kinh tế trong nước xuất siêu 1,46 tỷ USD; khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi xuất siêu 4,52 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 27 tỷ 443 triệu USD, tăng

8,5% so với cùng kỳ (năm 2020 tăng 15,6%, kế hoạch tăng 15%). Có thể thấy khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi ngày càng chiêm styr trọng cao trong tổng giá trị hàng xuất nhập khẩu của tỉnh.

Năm 2021, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bình Dương là 69,61 điểm, thuộc nhóm "tốt", và đứng thứ 6 trên cả nước và đứng đầu bảng xếp hạng PCI 2021 khu vực Đông Nam bộ.

Nguồn: Báo cáo PCI 2021

Kết quả đạt được như trên đã thể hiện rõ quyết tâm, nỗ lực của tồn tỉnh trong cải thiện mơi trường đâu tư, đặc biệt là các chỉ số: Chi phí thời gian, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp cận đất đai và chi phí khơng chính thức.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bình dương (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)