Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
2.1. Tổng quan về mơi trường đầu tư Bình Dương
2.1.4. Cơ sở hạ tầng
2.1.4.1. Hệ thống giao thông
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương có mạng lưới giao thơng dày đặc và phát triển tương đối đồng bộ. Đặc biệt là hệ thống đường sông và đường bộ. Hệ thống giao thơng ở đây phát triển với 4 loại hình: giao thơng đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không, trong đó chủ yếu là giao thơng đường bộ. Tuy nhiên, đường hàng khơng ở đây khơng phục vụ mục đích dân sự. Sân bay Phú Giáo nằm ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương và cũng là sân bay duy nhất của tỉnh này. Sân bay hiện có một đường băng dài 1300m và được dùng để khai thác dự trữ quân sự. Như vậy có nghĩa là sân bay khơng phục vụ mục đích dân sự nên các chuyến bay đến Bình Dương khơng được hạ cánh tại đây.
Giao thông đường bộ ở Bình Dương tập trung phát triển theo hướng đơ thị hóa, xây dựng thành phố thơng minh. Giao thơng đường bộ được chia thành 6 hệ thống bao gồm: Hệ thống quốc lộ, hệ thống đường tỉnh, hệ thống đường huyện, hệ thống đường xã, hệ thống đường đơ thị và hệ thống đường chun dùng. Trong đó, nổi bật là 06 tuyến giao thơng huyết mạch của Bình Dương là Vành Đai 3, Vành Đai 4, Đường Mỹ Phước - Tân Vạn, Đường Đại lộ Bình Dương, Đường Hồ Chí Minh, Đường Hội Nghĩa An Tây… Bên cạnh đó cịn có tuyến quốc lộ 13 - tuyến đường kết nối vùng quan trọng, là trục giao thơng xương sống kết nối tỉnh Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên với thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường này có vai trị đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương. Các tuyến giao thông hầu hết đã được trải nhựa hoặc bê tơng hóa, chất lượng mặt đường cơ bản được xếp vào tốt và khá.
Bên cạnh đường bộ, Bình Dương cũng chú trọng phát triển vận tải đường thủy. Bình Dương tuy khơng có sân bay phục vụ cho dân sự, vận tải đường sông lại bị độ tĩnh không của cầu hạn chế việc vận chuyển bằng container, sà lan, các cảng sơng chỉ có thể tiếp nhận được tàu trọng tải khơng quá 2.000 tấn… nhưng tỉnh lại có nhiều lợi thế khác như: Giáp TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai - 2 địa phương có tốc độ phát triển kinh tế sơi động bậc nhất cả nước, luôn đứng trong tốp đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây cũng là 2 địa phương có cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển đồng bộ, kết nối với nhiều vùng kinh tế khác trong nước và khu vực. Nơi đây còn tập trung nhiều khu cơng nghiệp hiện đại quy mơ lớn, có khả năng sản xuất khối lượng lớn hàng hóa sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Thực tế cho thấy, cùng với tốc độ cơng nghiệp hóa mạnh mẽ trong những năm qua, nhu cầu vận tải hàng hóa trong tỉnh tăng cao. Theo tính tốn, cứ mỗi 3 phút lại có một container rời Bình Dương để phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Với lưu lượng lớn như thế, có thể thấy vận tải đường bộ đã quá tải đối với Bình Dương. Đặc biệt, trong bối cảnh tốc độc đơ thị hóa nhanh, dẫn đến tình trạng kẹt xe thường xun xảy ra ở các cửa ngõ chính của tỉnh.
Bình Dương có duy nhất một cảng biển là cảng Bình Dương, có thể tiếp nhận tàu biển có trọng tải lên đến 5.000 tấn để xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hàng nội địa. Cảng Bình Dương có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông vận tải bằng đường thủy và đường bộ. Về đường thủy, cảng nằm tại ngã ba sơng Sài Gịn – Đồng Nai (là con sông lớn nhất ở miền Đơng Nam Bộ), có luồng sơng ra vào thơng thống, ít chịu ảnh hưởng của thủy triều nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, góp phần giảm được tình trạng kẹt xe đường bộ hiện nay. Về đường bộ, do cảng nằm sát Quốc lộ 1 nên dễ dàng vận chuyển hàng hóa đi/đến các cảng khu vực Hồ Chí Minh và Cái Mép Thị Vải. Cảng Bình Dương nằm ở vị trí giáp ranh giữa 3 địa phương: Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh và nằm gần các khu công nghiệp của 3 địa phương này nên rất thuận tiện trong việc kết nối các vùng kinh tế trong và ngoài tỉnh, thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu và Logistics phát triển.
Hệ thống giao thông đường sắt cũng rất quan trọng trong quá trình phát triển, nhất là vận tải chuyên chở hàng hóa khối lượng lớn. Là tỉnh phát triển cơng nghiệp nên Bình Dương mong muốn hệ thống giao thông phải đa dạng, nhất là các tuyến giao thơng trọng yếu để vận chuyển hàng hóa phục vụ cho phát triển cơng nghiệp. Tuy nhiên, thực tế Bình Dương chỉ có tuyến giao thơng đường bộ là tuyến vận tải chính chiếm tới 90% lưu lượng hàng hóa đi và đến, cịn tuyến đường sắt chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng chưa phát huy được lợi thế. Năm 2020, trên địa bàn Bình Dương chỉ có một tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua dài 8,6km, nằm trên địa bàn Thành phố Dĩ An với 02 nhà ga Ga Sóng Thần và Ga Dĩ An. Trong đó ga Sóng Thần có cơng suất
vận chuyển trên 1 triệu tấn hàng hóa/năm, xếp dỡ bình qn là 5 xe/ngày và Ga Dĩ An thì làm nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức tránh vượt các đoàn tàu Bắc Nam.
2.1.4.2. Hệ thống điện và cấp thốt nước
Bình Dương là tỉnh khơng sản xuất điện tuy nhiên nguồn điện cung cấp cho tỉnh Bình Dương khá dồi dào từ hệ thống truyền tải 500kV, 220kV và 110kV và các trạm biến áp trung gian.
Đến nay, ngành Điện cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tại các khu vực thuộc địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và thị xã Tân Uyên tình hình vận hành của các trạm biến áp 110kV đang đầy tải, không thể chuyển nguồn từ các trạm biến áp trong khu vực lận cận để giải quyết cấp điện cho các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký phụ tải mới và mở rộng dây chuyền sản xuất trong và ngoài Khu - Cụm cơng nghiệp.
Đối với mạng lưới cấp thốt nước, Bình Dương có tiềm năng lớn về nguồn nước với nguồn nước mặt, nước ngầm tự nhiên dồi dào. Tính đến tháng 7/2020, hệ thống cấp nước trên địa bàn tỉnh cơ bản triển khai theo quy hoạch cấp nước vùng đã được phê duyệt, mở rộng phạm vi cấp nước sạch cho các đô thị. Tỷ lệ người dân đô thị được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 99,62%. Bên cạnh đó, hiện Bình Dương chưa triển khai lập quy hoạch chuyên ngành cấp nước, việc đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước trên địa bàn tỉnh thực hiện theo các đồ án quy hoạch được duyệt. Hiện tại nguồn nước chính được lấy từ nước sông Đồng Nai để xử lý và cung cấp cho các khu đô thị trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh nguồn nước, Công ty Cổ phần nước – Mơi trường Bình Dương - Đơn vị cấp nước tập trung chính, lớn nhất trên địa bàn tỉnh đã xây dựng gần 100 giếng khoan có cơng suất từ 300-500m3/ngày lấy nước từ các tầng chứa nước dưới đất để dự phòng trong trường hợp nguồn nước mặt gặp sự cố.
Đối với hệ thống thoát nước, đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 103 trạm quan trắc nước thải tự động để kiểm soát 24/24 đối với 85% lượng nước thải cơng nghiệp, 19 trạm quan trắc khí thải tự động, 36 trạm quan trắc nước dưới đất tự động và 5 trạm quan trắc nước mặt, thủy văn tự động.
2.1.4.3. Hệ thống thông tin liên lạc
Viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân; là cơng cụ quan trọng để hình thành xã hội thơng tin, phục vụ tốt q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, cơ sở hạ tầng viễn thông của tỉnh đã được xây dựng và phát triển nhanh, áp dụng cơng nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp, dung lượng lớn, chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ...Cho đến nay,
hệ thống cáp quang đã thay thế hệ thống cáp đồng và được triển khai tới tận các xã đáp ứng được các dịch vụ như internet tốc độ cao, truyền hình IpTV... Việc triển khai sử dụng internet trên hạ tầng mạng Truyền số liệu chuyên dùng ngày càng được chú trọng, đã triển khai đấu nối cho 174 sở, ban, ngành, đoàn thể; huyện, thị xã, thành phố và UBND cấp xã, đáp ứng được cơng tác cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công, cũng như đảm bảo được công tác chỉ đạo của các cấp, các ngành được xun suốt, kịp thời.
2.1.4.4. Hệ thống khu cơng nghiệp
Bình Dương là một trong những tỉnh phát triển mạnh các khu công nghiệp (KCN), là một trong 3 địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước. Các KCn lớn như là: Vsip 1,2; KCN Mỹ Phước 2,3; KCN Sóng thần 2,3…
Tỉnh ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thành lập khu công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, xây dựng chính sách và triển khai thực hiện hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi cơng năng các cơ sở sản xuất cơng nghiệp ở phía nam sang phát triển thương mại, dịch vụ, đô thị và công nghiệp công nghệ cao phù hợp với quy hoạch.
Tình hình an ninh và môi tường xung quanh các khu công nghiệp tương đối ổn định, nhu cầu tuyển dụng cao. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, hải quan đều có sẵn tại khu cơng nghiệp. về cơ bản đáp ứng cho sự phát triển của kinh tế địa phương.