Miền đồi, núi thấp, trung bình và cao trung và th−ợng l−u sông Thu Bồn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn luận án TS địa lý tự nhiên62 44 72 01 (Trang 146 - 153)

có nguy cơ phát sinh tai biến lũ quét và lũ quét - bùn đá

Ia. Vùng núi trung bình - cao bắc Ngọc Linh có nguy cơ về tai biến lũ bùn đá và lũ quét - bùn đá

Ia1. Phụ vùng núi cao Nam Trà My - Đắk Glei, có nguy cơ phát sinh và chịu ảnh h−ởng rất cao bởi tr−ợt lở, lũ bùn đá và lũ quét - bùn đá

Địa hình núi ở nam l−u vực có độ cao trung bình trên 2000m, phát triển chủ yếu trên các đá biến chất PR hệ tầng Tắc Pỏ, bị chia cắt mạnh và có độ chênh cao địa hình lớn. Các thung lũng sơng suối hẹp, dốc, chạy vng góc với ph−ơng cấu trúc địa chất.

Có 31 (trong 36) l−u vực cấp III có nguy cơ phát sinh lũ bùn đá, trong đó 25 l−u vực (70%) thuộc cấp rất mạnh, cịn lại là mạnh. Các l−u vực sơng cấp IV và V đều có nguy cơ cao phát sinh tai biến lũ quét kiểu nghẽn/vỡ dòng.

Các giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt ở đây gồm:

- Trồng và khôi phục rừng, trồng cây bụi và thảm cỏ che phủ các s−ờn dốc. - Không quy hoạch các khu dân c− trong phạm vi bãi bồi, ở phần cửa của các khe suối. Cần có ph−ơng án di chuyển các hộ dân khỏi những vị trí nguy hiểm ở các xã Ph−ớc Lộc, Ph−ớc Thành, Ph−ớc Kim (Ph−ớc Sơn) và Trà Tập, Trà Cang (Nam Trà My).

- Xây dựng các kênh xả và đập nắn dòng lũ khỏi các khu dân c− nằm trên nón phóng vật tại cửa các suối cấp III ở phía đơng nam thị trấn Trà My.

Ia2. Phụ vùng núi trung bình Bắc Trà My - Khâm Đức, có nguy cơ phát sinh và chịu ảnh h−ởng cao bởi tr−ợt lở và lũ quét - bùn đá

Địa hình núi trung bình cao 800-1200m, phát triển chủ yếu trên các đá biến chất PR hệ tầng Khâm Đức, phức hệ Chu Lai, phát triển phổ biến các s−ờn xâm thực - bóc mịn dốc 25-300 dọc các thung lũng sông suối.

Có 8 (trong 12) l−u vực cấp III có nguy cơ phát sinh lũ bùn đá, trong đó 2 l−u vực (16,7%) thuộc cấp rất mạnh và mạnh, còn lại thuộc cấp trung bình và yếu. Các sơng cấp IV, V chảy qua vùng đều có nguy cơ phát sinh lũ quét vỡ dòng cao.

Các giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt ở đây gồm:

- Trồng và khôi phục rừng, trồng cây bụi và thảm cỏ che phủ các s−ờn dốc. - Không quy hoạch các khu dân c− trong phạm vi bãi bồi của sông Ngọn Thu Bồn và con sông chảy qua xã Trà Bui (Bắc Trà My).

- Cảnh báo và có biện pháp di dời các hộ dân đang sống trên phạm vi bãi bồi và phần cửa các sông suối cấp II, III, đặc biệt dọc theo con suối chảy qua xã Ph−ớc Trà (Ph−ớc Sơn) về Hiệp Đức và ở phần th−ợng nguồn sông Tr−ờng.

Ib. Vùng núi trung bình Bà Nà-Atinh có nguy cơ về tai biến lũ quét và ngập lụt

Ib1. Phụ vùng núi trung bình Hịa Ninh - A Nơng, có nguy cơ phát sinh và chịu ảnh h−ởng cao bởi tr−ợt lở, lũ quét-bùn đá, lũ quét n−ớc và ngập lụt

Gồm phần phía nam của dãy Hải Vân và các dãy núi trung bình cao 1000- 1200m chạy theo ph−ơng á vỹ tuyến ở bắc l−u vực. Địa hình phát triển chính trên các đá trầm tích biến chất của hệ tầng A V−ơng và đá trầm tích của hệ tầng Tân Lâm, có độ dốc lớn. Các thung lũng sơng ngắn, dốc, bắt nguồn từ s−ờn nam dãy Hải Vân cao trên 1000m và đổ gần nh− trực tiếp xuống thung lũng Hiên-Trung Mang nằm ở độ cao 300-400m.

Có 19 (trong 23) l−u vực cấp III có nguy cơ phát sinh lũ bùn đá, trong đó 13 l−u vực (68,4%) có nguy cơ rất mạnh và mạnh, cịn lại thuộc cấp trung bình. Các sơng cấp IV thuộc phần th−ợng nguồn của sông Vàng, sông A V−ơng đều có nguy cơ cao về lũ quét- bùn đá. Đặc biệt, trên sông Vàng, A V−ơng đoạn chảy qua thung lũng Hiên - Trung Mang, ngoài nguy cơ lũ qt cịn có nguy cơ tai biến ngập lụt. ,

Các giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt ở đây gồm:

- Trồng và khôi phục rừng, trồng cây bụi và thảm cỏ che phủ các s−ờn dốc. - Không quy hoạch dân c− và các cơng trình dân sinh trong phạm vi bãi bồi của s. A V−ơng, s. Vàng, s. Yang và s. Túy Loan.

- Dọc s. A V−ơng, s. Vàng đoạn chảy qua thung lũng Hiên - Trung Mang, cần xây dựng các đập kè kiên cố ở dạng vừa là kè hạn chế xói lở bờ (ở phần đầu của

các khúc uốn), vừa làm đ−ờng thoát hiểm cho các khu dân c− nằm trong phạm vi các khúc uốn có nguy cơ bị chọc thủng và cơ lập bởi dịng lũ. Các cầu bắc ngang qua sơng, móng trụ cần đ−ợc xây dựng chắc chắn và tránh làm thắt hẹp lịng sơng (nh− tr−ờng hợp cầu Phú Son ở xã Ba – huyện Đông Giang).

Ib2. Phụ vùng núi trung bình Hịa Phú - Lăng, có nguy cơ phát sinh và chịu ảnh h−ởng cao bởi tr−ợt lở và lũ quét - bùn đá

Địa hình núi trung bình, cao 800-1000m nằm ở phía bắc sơng Vu Gia, phát triển chủ yếu trên đá mắc ma xâm nhập của phức hệ Đại Lộc và đá trầm tích biến chất của hệ tầng A V−ơng. Điểm đặc biệt của địa hình ở đây là sự có mặt của hàng loạt các thung thung lũng sông dạng xuyên thủng trên sông Vàng, AV−ơng..., tr−ớc khi chúng đổ vào sông Vu Gia.

3 đoạn sông cấp IV (thuộc s. A V−ơng, s. Vàng và s. Yang) đều có nguy cơ cao về lũ qt vỡ dịng. Trên l−u vực cấp I, II của các nhánh suối đổ trực tiếp vào những sơng này đều có nguy cơ tr−ợt lở mạnh đến rất mạnh., - Trồng và khôi phục rừng, trồng cây bụi và thảm cỏ che phủ các s−ờn dốc.

Các giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt ở đây gồm:

- Di dời các hộ dân sống trong phạm vi bãi bồi của sông s. A V−ơng, s. Vàng và s. Yang, các hộ dân đang sống ở phần cửa các suối đổ vào sơng Vu Gia, điển hình là ở các xã Đại Lãnh, Đại Đồng, Đại Quang, Đại Nghĩa (Đại Lộc)

- Có thể xây dựng các kênh xả và đập nắn dòng lũ khỏi các khu dân c− này.

Ic. Vùng núi trung bình - thấp tây sơng Bung, có nguy cơ lũ bùn, lũ qt vỡ dịng và lũ quét kết hợp.

Ic1. Phụ vùng núi trung bình AXan - Ga Ri, Có nguy cơ phát sinh và chịu ảnh h−ởng trung bình bởi tr−ợt lở, lũ bùn đá và lũ quét - bùn đá.

Địa hình núi trung bình nằm ở cận phía tây bắc của l−u vực sơng Thu Bồn, có cấu trúc dạng vòm, độ cao 1200-1600m, phát triển trên đá biến chất của hệ tầng A V−ơng và đá xâm nhập của phức hệ Bến Gằng-Quế Sơn. Các thung lũng sông suối nhỏ hẹp, độ dốc lớn và phát triển phổ biến các s−ờn xâm thực - bóc mịn dốc 20-300.

Có 14 (trong 17) l−u vực cấp III có nguy cơ xảy ra tai biến lũ bùn đá, 6 trong số các l−u vực này (42,8%) có nguy cơ trung bình, cịn lại là thấp. Đoạn sơng cấp IV thuộc

phần th−ợng nguồn của sông Bung chảy qua vùng có nguy cơ về lũ qt vỡ dịng, nh−ng ở cấp độ thấp.

Các giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt ở đây gồm:

- Trồng và khôi phục rừng, trồng cây bụi và thảm cỏ che phủ các s−ờn dốc. - Tránh quy hoạch và có biện pháp di dời các hộ dân c− sống trong phạm vi bãi bồi của sông Bung hay tại phần cửa các suối cấp II, III ở khu vực xã A Xan và La Ê (Tây Giang).

Ic2. Phụ vùng núi trung bình A Dê - Ph−ớc Mỹ, có nguy cơ phát sinh và chịu ảnh h−ởng cao bởi tr−ợt lở, lũ bùn đá và lũ quét - bùn đá

Địa hình gồm các dãy núi trung bình, cao 1000-1200m, kéo dài ph−ơng á kinh tuyến ở rìa tây l−u vực, phát triển chủ yếu trên các đá biến chất của hệ tầng A V−ơng và đá xâm nhập của phức hệ Chu Lai. Các thung lũng sông suối cắt gần nh− vng góc với ph−ơng cấu trúc địa chất.

Có 16 (trong 20) l−u vực cấp III có nguy cơ lũ bùn đá, trong đó có 4 l−u vực (25%) cấp rất mạnh và mạnh, cịn lại là cấp trung bình và yếu. Các nhánh sơng cấp IV chảy qua vùng có nguy cơ phát sinh lũ qt vỡ dịng ở mức độ trung bình và thấp.

Các giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt ở đây gồm:

- Trồng và khôi phục rừng, trồng cây bụi và thảm cỏ che phủ các s−ờn dốc. - Tránh quy hoạch và có biện pháp di dời các hộ dân c− sống trong phạm vi bãi bồi của s. Giang, s. Đak Sê, s. Đak Mil. Các xã Ph−ớc Thành, Ph−ớc Lộc, Ph−ớc Đức (Ph−ớc Sơn) cần có biện pháp di dời các hộ dân đang sống trên trục thoát lũ của các suối cấp III đổ vào s. Đak Sê và s. Đak Mil.

Ic3. Phụ vùng núi thấp Chà Vàl - Ph−ớc Hiệp, Có nguy cơ phát sinh và chịu ảnh h−ởng trung bình bởi tr−ợt lở, lũ bùn đá; nguy cơ lũ quét vỡ dòng và lũ quét kết hợp thấp

Địa hình núi thấp, có độ cao trung bình 600-800m, phát triển chủ yếu trên các đá biến chất tuổi PR bị dập vỡ mạnh.

Có 18 (trong 24) l−u vực có nguy cơ lũ bùn đá, trong đó 3 l−u vực (16,7%) thuộc cấp mạnh và rất mạnh, cịn lại là cấp trung bình và yếu. Trên 2 nhánh sơng cấp IV và 2 nhánh sông cấp V của s. Bung, s. Dak Pring và s. Cái đều có nguy cơ

phát sinh lũ quét vỡ dòng và lũ quét kết hợp ở mức độ trung bình và thấp., - Trồng và khơi phục rừng, trồng cây bụi và thảm cỏ che phủ các s−ờn dốc.

Giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt ở đây là tránh quy hoạch và có biện pháp di dời các hộ dân c− đang sống trong phạm vi bãi bồi của s. Giang, s. Cái, s. Đak Pring và s. Bung.

Id. Vùng núi thấp Nơng Sơn, có nguy cơ lũ bùn đá, lũ quét tập trung và ngập lụt

Id1. Phụ vùng núi thấp Zi- Cà Dăng, có nguy cơ phát sinh và chịu ảnh h−ởng cao bởi tr−ợt lở, lũ bùn đá; nguy cơ lũ quét-bùn đá ở mức trung bình

Địa hình núi thấp, cao trung bình 800-900m, nằm kéo dài dọc theo bờ nam của sông Vu Gia, phần lớn phát triển trên đá trầm tích có chứa than của hệ tầng Nông Sơn, loại đá cho vỏ phong hóa có lẫn sét than rất thuận lợi cho q trình tr−ợt lở.

Trong vùng có 4 (trong 5) l−u vực sơng cấp III có nguy cơ phát sinh lũ bùn đá mạnh và rất mạnh. Nhánh s. A V−ơng cấp IV chảy vào sông Vu Gia qua vùng này có nguy cơ phát sinh lũ quét vỡ dịng ở cấp trung bình. Các giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt ở đây gồm:

- Trồng và khôi phục rừng, trồng cây bụi và thảm cỏ che phủ các s−ờn dốc. - Tránh quy hoạch và khuyến cáo ng−ời dân không định c− trên phạm vi bãi bồi và ở phần cửa các suối cấp II, III đổ vào s. Bung, s. A V−ơng.

- Không đặt các khu dân c− trong phạm vi bãi bồi của s. AV−ơng. Cảnh báo lũ quét thế kỉ cho các hộ dân đang sinh sống trên thềm sông bậc I ở xã Đang (Đông Giang).

Id2. Phụ vùng núi thấp sơng Bung - sơng Giang, có nguy cơ phát sinh và chịu ảnh h−ởng trung bình bởi tr−ợt lở, lũ bùn đá, lũ quét tập trung và ngập lụt.

Địa hình núi thấp, cao trung bình 600-700m nằm kẹp giữa sông Bung và sông Giang, phát triển trùng với cấu trúc Mesozoi với phần trung tâm phát triển trên đá trầm tích hạt thơ rắn chắc của hệ tầng Bàn Cờ, phần rìa là các đá bột kết của hệ tầng Khe Rèn, Hữu Chánh và đá trầm tích có chứa than của hệ tầng Nơng Sơn.

Có 2 (trong 3) l−u vực sơng cấp III có nguy cơ lũ bùn đá, trong đó có 1 l−u vực thuộc cấp mạnh và một có nguy cơ yếu. Hai nhánh sơng cấp V của s. Bung và s. Cái

năng gây ngập lụt cao., - Trồng và khôi phục rừng, trồng cây bụi và thảm cỏ che phủ các s−ờn dốc.

Các giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt ở đây gồm:

- Không quy hoạch dân c− và các cơng trình dân sinh trong phạm vi bãi bồi và cảnh báo ng−ời dân sống trên thềm sông bậc I dọc sông Bung và sông Giang, đoạn từ Tà Bhing về đến Đại Hồng về nguy cơ ngập lụt và lũ quét thế kỉ.

- Cần cảnh báo và có biện pháp di dời các hộ dân c− sống ở cửa các suối cấp III ở Tà Bhinh và phía tây thị trấn Thạch Mỹ.

Id3. Phụ vùng núi thấp Đại Hồng - Quế Ph−ớc, có nguy cơ phát sinh và chịu ảnh h−ởng thấp bởi tr−ợt lở, lũ quét - bùn đá

Địa hình núi thấp, cao trung bình 600-800m, phát triển trên các đá trầm tích của hệ tầng Bàn Cờ, Khe Rèn, Hữu Chánh, Nông Sơn và trùng với phần trung tâm của trũng Mesozoi. Trong vùng phát triển rộng rãi các núi dạng mặt bàn, địa hình cuesta và các s−ờn xâm thực - bóc mịn dốc trên 200.

Có 6 (trong 8) l−u vực sơng cấp III có nguy cơ lũ bùn đá nh−ng đều ở mức độ thấp. Nhánh sông cấp IV, khe Dienne, chảy từ Quế Ph−ớc về sơng Ngọn Thu Bồn có nguy cơ lũ qt vỡ dịng ở mức độ yếu., - Trồng và khôi phục rừng, trồng cây bụi và thảm cỏ che phủ các s−ờn dốc trên núi Bàn Cờ.

Các giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt ở đây gồm:

- Không quy hoạch các khu dân c− trong phạm vi bãi bồi, ở phần cửa của các khe suối. Có ph−ơng án di chuyển dân khỏi các khu vực có nguy cơ tai biến này.

- Xây dựng các kênh xả và đập nắn dòng lũ khỏi các khu dân c− nằm ở khu vực phần cửa các nón phóng vật chân núi Bàn Cờ ở các xã Đại Hồng, Đại Chánh (Đại Lộc).

- Không quy hoạch dân c− trong phạm vi bãi bồi của khe Dienne.

Ie. Vùng đồi và núi thấp Quế Sơn-Tiên Ph−ớc, có nguy cơ lũ quét – bùn đá, lũ quét tập trung và lũ quét kết hợp

Ie1. Phụ vùng đồi và núi sót Tân An - Trà Đơng, có nguy cơ lũ bùn đá, và ảnh h−ởng cao bởi lũ quét tập trung, lũ quét kết hợp và ngập lụt

Địa hình đồi và núi sót, cao trung bình 300-400m, ở phía đơng nam l−u vực, phát triển chủ yếu trên đá biến chất của hệ tầng Khâm Đức, Núi Vú, phổ biến các bề mặt pediment cổ phát triển rộng dọc theo các thung lũng s. Khang, s. Tranh.

Có 8 (trong 18) l−u vực sơng cấp III có nguy cơ lũ bùn đá, trong đó chủ yếu ở mức độ trung bình và yếu. Sơng Ngọn Thu Bồn chảy qua đoạn này có nguy cơ phát sinh lũ quét kiểu vỡ dòng rất mạnh.

Các giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt ở đây gồm: - Không quy hoạch dân c− trong phạm vi các bãi bồi s. Ngọn Thu Bồn. - Những cụm dân c− sinh sống trên thềm sông bậc I, đoạn từ thị trấn Tân An đến Hiệp Hịa, đặc biệt trên các mảnh sót bị ngăn cách với phần chân núi bởi các dải trũng (thôn 1, 4 của Tân An và thôn 4 của Hiệp Hòa), cần xây dựng các đập kè kiên cố ở dạng vừa là kè hạn chế xói lở bờ (ở phần đầu của các khúc uốn), vừa làm đ−ờng thoát hiểm cho các khu dân c− nằm trong phạm vi các khúc uốn có nguy cơ bị chọc thủng và cơ lập bởi dịng lũ.

- Đề phòng lũ bùn đá đối với các khu dân c− nằm dọc các sông suối nhỏ ở Tiên Lãnh, Tiên Ngọc (Tiên Ph−ớc) và Ph−ớc Gia (Hiệp Đức).

Ie2. Phụ vùng đồi và núi sót Mỹ Sơn - Trà Kiệu, có nguy cơ phát sinh và chịu ảnh h−ởng thấp bởi tr−ợt lở, lũ bùn đá, nh−ng ảnh h−ởng rất cao bởi lũ quét kết hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông thu bồn luận án TS địa lý tự nhiên62 44 72 01 (Trang 146 - 153)