Kết quả đánh giá giá trị thống kê theo phân nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính độc di truyền của một số yếu tố môi trường ở vùng phát hiện hiện trạng sai hình nhiễm sắc thể khác thường tại lâm đồng (Trang 69)

Nhóm mẫu n Đa tâm Mảnh (%) Đứt nhiễm sắc tử (%) Nạn nhân trực tiếp 12 1/12 1,137 ±1,065 1,167 ± 0,947 Nạn nhân gián tiếp 17 0/17 1,019 ± 0,987 1,342 ± 1,045 Tổng số 29 1/29 1,068 ± 1,003 1,269 ± 0,992

Kết quả kiểm định t (t-test) giá trị thống kê tần số mảnh và đứt nhiễm sắc tử với df = 27. Đánh giá với khoảng t vô hiệu ở xác suất 95% (α = 5%) từ -2,04 đến 2,04 cho thấy khơng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về giá trị tần số mảnh không tâm và đứt nhiễm sắc tử giữa 2 phân nhóm trực tiếp và gián tiếp. Mặc dù có mảnh khơng tâm và đứt nhiễm sắc tử cao, có nghĩa có bằng chứng về sự tồn tại các tổn thƣơng DSB cũng nhƣ SSB ở nhóm dân cƣ này, song kết quả thu đƣợc đã không cho thấy sự khác nhau về sai hình NST

trƣờng hợp khảo sát này, thời gian khoảng 30 năm sau chiến tranh, các sai hình NST do chất độc chiến tranh trực tiếp gây ra khơng cịn tồn tại và ảnh hƣởng của chất độc chiến tranh khó lý giải kết quả thu đƣợc.

Kết quả này có thể đƣợc hiểu là chất độc chiến tranh để lại di chứng di truyền ở cấp độ phân tử, gen nhƣng không tồn tại dạng chất độc di truyền trong cơ thể nạn nhân do đó khơng tồn tại các sai hình NST bất ổn định. Xét về bằng chứng sai hình NST và bản chất hình thành cho thấy kết quả không phản ánh thực trạng hậu quả chất độc chiến tranh mà phản ánh thực chất mơi trƣờng sống của nhóm đối tƣợng này.

3.2.3. Khảo sát sai hình NST ở các đối tƣợng dân cƣ chuyên sản xuất trà, cà phê, dâu tằm và sử dụng nƣớc ngầm tại chỗ. xuất trà, cà phê, dâu tằm và sử dụng nƣớc ngầm tại chỗ.

3.2.3.1. Điều tra các yếu tố liên quan đến nhóm đối tượng.

Kết quả điều tra cho thấy: Tân Hà là một trong 5 vùng dân cƣ thuộc huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng đã đƣợc khảo sát sai hình NST dƣới dạng đề tài nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học – Công nghệ Lâm Đồng năm 2000. Kết quả đề tài đã gây nên sự ngạc nhiên bởi phổ sai hình đa dạng thu đƣợc và ở mức độ cao.

Kết quả năm 2000 công bố trong 22 mẫu khảo sát đã phát hiện các kiểu sai hình NST với tần số đa tâm = 0,05 ± 0,17; mảnh không tâm = 1,31 ± 0,98; đứt nhiễm sắc tử = 1,59 ± 1,07, đặc biệt các kiểu sai hình radical và dƣ NST đƣợc phát hiện với tỷ lệ cao (19 metapha của 8/22 mẫu).

Kết quả điều tra cũng cho thấy thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất trà, cà phê, dâu tằm ở xã Tân Hà là rất lớn, tỷ lệ cao các loại thuốc trừ sâu thuốc diệt cỏ nguồn gốc lân hữu cơ, clo hữu cơ hoạt chất Dimethoat, Methidathion, Chlopyrifos và Permethrin.

Nguồn nƣớc sinh hoạt của nhóm dân cƣ nghiên cứu là nƣớc ngầm khai thác tại chỗ nên chắc chắn có tồn đọng dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật

tích lũy quay vịng. Một trong những khảo sát của Sở Khoa học – Công nghệ Lâm Đồng cũng cảnh báo về hàm lƣợng cao của các hợp chất kim loại nặng trong nƣớc ngầm Tây Nguyên.

Bảng 3.9.Tình hình sử dụng hóa nơng dược xã Tân Hà năm 2014

TT Danh mục hóa nơng dƣợc Mục đích sử dụng Hình thức sử dụng Số lƣợng – ƣớc tính 1 Anvil 5SC Trừ cơn trùng Phun cây 780 lít 2 Bassa 50EC Trừ côn trùng Phun cây 180 lít 3 Bayfidan 250EC Trừ cơn trùng Rãi đất 200 lít 4 Bi 58 40EC Trừ cơn trùng Phun cây 1120 lít 5 Champion 77WP Trừ côn trùng Rãi đất 180 kg 6 Clean up 480AS Diệt cỏ Phun cỏ, đất 800 lít 7 Gramoxon 20SL Diệt cỏ Phun cỏ, đất 800 lít 8 Glyphosan 480 Diệt cỏ Phun cỏ, đất 1000 lít 9 Round up 480SC Diệt cỏ Phun cỏ, đất 900 lít 10 Suprathion 40EC Trừ cơn trùng Phun cây 650 lít 11 Supracid 40EC Trừ cơn trùng Phun cây 520 lít 12 Tilt 250EC/ND Trừ côn trùng Rãi đất 440 lít 13 Tasodant 600EC Trừ cơn trùng Phun cây 1250 lít 14 Vibasu 10H Trừ côn trùng Rãi đất 280 lít

15 Zin 80WP Trừ cơn trùng Rãi đất 460 kg

Kết quả điều tra cũng xác nhận Tân Hà không nằm trong vùng bị ảnh hƣởng chất độc chiến tranh, tỷ lệ định cƣ sau năm 1975 chiếm trên 70% dân số.

3.2.3.2. Kết quả phân tích sai hình NST.

a. Kết quả đánh giá chỉ số phân bào nguyên nhiễm (MI).

Kiểm tra đánh giá tiêu bản hiển vi theo chỉ số phân bào nguyên nhiễm, kết quả phân tích đã xác nhận tất cả 31 mẫu đều có MI ≥ 2,4 (phụ lục 2.2), nhƣ vậy các tiêu bản đều đạt tiêu chuẩn phân tích.

b. Kết quả phân tích sai hình NST.

Chuẩn phân tích với khoảng1000 metapha / mẫu đƣợc áp dụng cho tất cả các đối tƣợng. Kết quả phân tích đã chỉ ra các kiểu sai hình NST ở các đối tƣợng, sau đây là một số kiểu tiêu biểu:

Đa tâm (n.14) Chuyển đoạn (n.27)

Mảnh không tâm (n.9) Mảnh không tâm (n.12)

Nhiễm sắc tử (n.7) Nhiễm sắc tử (n.28)

Hình 3.4. Bằng chứng sai hình NST phân tích được ở nhóm dân cư Tân Hà năm 2016.

Phổ sai hình với các sai hình NST có xuất phát từ các tổn thƣơng DSB ở pha G1 nhƣ đa tâm, mảnh không tâm, chuyển đoạn, các sai hình NST có

xuất phát từ tổn thƣơng SSB nhƣ đứt nhiễm sắc tử, radical. Radical là một kiểu sai hình hiếm gặp, liên quan đến cơ chế tái liên kết cặp “đầu dính” của chuỗi đơn do tổn thƣơng SSB (radical ở mẫu thứ 11) hoặc do DSB với SSB

(radical ở mẫu thứ 12). Sự tồn tại của các sai hình nhiễm sắc tử thƣờng liên quan đến khuyết phục hồi các tổn thƣơng chuỗi đơn, điều ít khi xảy ra với tác động của bức xạ ion hóa.

Kết quả về định lƣợng, sai hình đa tâm đƣợc phát hiện ở 14 mẫu với tần số đa tâm= 0,05 ± 0,06, hầu hết đều có sai hình mảnh với tần số mảnh khơng tâm = 0,67 ± 0,26 và sai hình nhiễm sắc tử với tần số đứt nhiễm sắc tử = 0,83 ± 0,28, 5 mẫu đƣợc phát hiện có radical, 3 mẫu phát hiện có chuyển đoạn lớn. Bằng chứng sai hình đa tâm ở 14/31 mẫu là khá phổ biến, tuy nhiên đều có tần số đa tâm < 1/1000, mức tần số thể hiện ở tình trạng bình thƣờng. Mức tần số mảnh không tâm ngẫu nhiên thƣờng cao hơn tần số đa tâm khoảng 7 lần, song ở nhóm dân cƣ này tần số mảnh khơng tâm = 0,67 ± 0,26 cao hơn tần số đa tâm = 0,05 ±0,06 khoảng 14 lần, nhƣ vậy thực sự mảnh không tâm đã vƣợt giá trị ngẫu nhiên.

Tƣơng tự nhƣ vậy sai hình nhiễm sắc tử với tần số đứt nhiễm sắc tử = 0,83 ± 0,28 cũng không nằm trong giới hạn ngẫu nhiên. Đặc biệt các kiểu sai hình hiếm gặp đƣợc phát hiện ở 10 mẫu khảo sát là một con số chƣa từng gặp ở các cộng đồng dân cƣ khác. Kiểm định t với số liệu phân tích tần số ngẫu nhiên (từ kết quả 3.1) với df = 133. Đánh giá kết quả đƣợc tiến hành với khoảng t vô hiệu ở xác xuất 95% (α= 5%) từ -1.98 đến 1.98 đã xác lập một sự sai khác có ý nghĩa thống kê đối với 2 kiểu sai hình mảnh khơng tâm và nhiễm sắc tử ở cặp kiểm định Tân Hà và nhóm dân cƣ ngẫu nhiên (3.1).

Để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng, kết quả đƣa ra giải pháp phân nhóm dựa trên các cặp so sánh: giữa 2 giới tính, 2 nhóm tuổi và 2 nhóm cơng việc. Thời gian cƣ trú đƣợc tính theo mốc 20 năm, nhóm cơng việc đƣợc phân định theo ngƣời chuyên nuôi trồng và những ngƣời làm nghề khác. Kết quả sai hình NST giữa các phân nhóm đặc điểm mẫu về giới tính, tuổi, thời gian cƣ trú, nghề. Kết quả đƣợc thống kê trên bảng 3.10.

Bảng 3.10. Kết quả thống kê phân nhóm về các giá trị sai hình NST. Phân Phân nhóm Chỉ tiêu n Số mẫu có đa tâm Mảnh (%) Đứt NS tử% Số mẫu Radical Giới tính Nam 14 6 0,64 ± 0,28 0,72 ± 0,19 6 Nữ 17 8 0,66 ± 0,29 0,93 ± 0,32 4 Tuổi ≤ 30 8 0 0,34 ± 0,22 0,62 ± 0,18 0 >30 23 14 0,76 ± 0,22 0,90 ± 0,28 10 Số năm Cƣ trú ≤ 20 12 5 0,58 ± 0,39 0,77 ± 0,33 4 >20 19 9 0,69 ± 0,19 0,87 ± 0,26 6 Nghề Nông 20 11 0,73 ± 0,19 0,87 ± 0,27 8 Khác 11 3 0,50 ± 0,36 0,76 ± 0,30 2 Chung 31 14 0,67 ±0,26 0,83 ±0,28 10

Kết quả kiểm định t-test đƣợc tiến hành với số liệu tần số sai hình mảnh không tâm và đứt nhiễm sắc tử giữa các cặp so sánh về giới tính với df = 29, về tuổi <30 / >30với df = 29, về thời gian cƣ trú <20 / >20 với df = 29 và về nghề làm nông / khác với df = 29. Kết quả đƣợc đánh giá với khoảng t vô hiệu ở xác suất 95% (α = 5%) từ -2.04 đến 2.04 đã chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tần số đứt nhiễm sắc tử giữa 2 giới, tần số mảnh không tâm và đứt nhiễm sắc tử giữa 2 nhóm tuổi, tần số mảnh khơng tâm giữa 2 nghề. Giữa 2 mốc thời gian cƣ trú đã khơng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tần số mảnh không tâm cũng nhƣ đứt nhiễm sắc tử. Sự cân bằng tần số các kiểu sai hình giữa 2 mốc thời gian cƣ trú có thể đƣợc giải thích bởi thời gian tồn tại sai hình NST trong cơ thể phụ thuộc thời gian bán sống của tế bào lympho trong cơ thể chỉ kéo dài 120 ngày. Kết quả này cho thấy có sự tác động phổ biến của yếu tố môi trƣờng gây tổn thƣơng ADN dẫn đến làm tăng các giá trị sai hình NST mảnh, nhiễm sắc tử và radical. Rõ ràng có một sự tác động nào đó vừa gây tổn thƣơng chuỗi đơn vừa làm mất khả năng phục hồi chúng để xảy ra tái liên kết hình thành nên các kiểu sai hình radical ở các đối tƣợng khảo sát.

3.2.3.3. Kết quả phân tích micronuclei. a. Kết quả đánh giá chỉ số tế bào 2 nhân. a. Kết quả đánh giá chỉ số tế bào 2 nhân.

Một nửa số lƣợng máu của mỗi mẫu đƣợc thực hiện nuôi cấy theo thƣờng qui phân tích tham số micronuclei. Kết quả thu đƣợc ở tất cả 31 mẫu đều có MI ≥ 25%; Binuclei ≥ 90%, nhƣ vậy tất cả các tiêu bản đều đạt tiêu chuẩn phân tích định lƣợng vi nhân.

b. Kết quả phân tích micronuclei.

Về hình ảnh, kết quả phân tích trên kính hiển vi NIKON Elapse 80i và hệ tự động đều thu đƣợc bằng chứng micronuclei ở các mẫu khảo sát. Sau đây là một số hình ảnh cụ thể. Binuclei Binuclei 1 MN (n.1) Binuclei 3 MN (n.31) Trinuclei 1 MN (n.13) ảnh tự động 2 MN (n.15)

Hình 3.5. Bằng chứng micronuclei phát hiện ở nhóm đối tượng Tân Hà.

Về giá trị định lƣợng, kết quả phân tích bằng hệ tự động Msearch (Carl Zeiss) phần mềm MNScore 4.0, hiệu chính số liệu theo giải pháp rà sốt trên máy tính.

Phụ lục 2.2 liệt kê tồn bộ số liệu phân tích ở 31 mẫu thuộc nhóm đối tƣợng này, kết quả tổng hợp đƣợc đƣa ra trên bảng sau:

Bảng 3.11. Thống kê số liệu khảo sát micronuclei ở nhóm đối tượngđặc thù trồng trà, cà phê, dâu tằm. n Tổng Binuclei Tổng micronuclei (tự động) MNa% Tổng micronuclei (kiểm định) MNc% 31 100167 9267 9,03±4,74 980 1,02±0,49

Kết quả cho thấy sự sai khác rất lớn giữa 2 phƣơng pháp phân tích, với cùng số lƣợng tế bào 2 nhân 100167 thì phân tích tự động đƣa ra số micronuclei là 9267 trong khi kiểm định lại chỉ có 980 micronuclei hợp lệ. Kết quả kiểm định từ các ảnh trích xuất phân tích tự động cho tần số micronuclei trung bình của nhóm đối tƣợng này là MN = 1,02 ±0,49. So với các phân tích đối chứng trong chuẩn liều – hiệu ứng đƣợc cơng bố thì tần số MN ngẫu nhiên có giá trị trong khoảng 1,00%, nhƣ vậy về giá trị tổng số MN của nhóm nằm trong giá trị ngẫu nhiên.Kết quả chỉ số MN trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Kết quả tổng hợp thống kê phân nhóm về chỉ số micronuclei

Phân nhóm Chỉ tiêu n MN% Chung 31 1,018 ±0,494 Giới tính Nam 14 0,992 ±0,406 Nữ 17 1,078 ±0,128 Tuổi ≤ 30 tuổi 8 0,358 ±0,128 >30 tuổi 23 1,247 ±0,339 Cƣ trú ≤ 20 năm 12 0,767 ±0,491 >20 năm 19 1,176 ±0,437 Nghề Nuôi trồng 20 1,239 ±0,390 Khác 11 0,615 ±0,409

Kết quả kiểm định t-test đƣợc tiến hành với số liệu tần số micronuclei giữa các cặp so sánh về giới tính với df = 29, về tuổi nhỏ hơn 30 tuổi với độ tuổi lớn hơn hoặc bằng 30 với df = 29, về thời gian cƣ trú nhỏ hơn 20 năm với thời gian cƣ trú lơn hơn hoặc bằng 20 năm với df = 29 và về nghề nuôi trồng với nghề khác với df = 29. Đánh giá với khoảng t vô hiệu ở xác suất 95% (α = 5%) từ -2.04 đến 2.04 cho thấy có sự giống nhau

với kết quả thống kê về chỉ số đa tâm, mảnh không tâm, đứt nhiễm sắc tử, giá trị thống kê MN cũng khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 giới tính. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê xảy ra ở các cặp so sánh về nhóm tuổi, thời gian cƣ trú và nghề.

Kết quả phân tích chỉ số sai hình NST và micronuclei ở nhóm dân cƣ đặc thù trà, cà phê, dâu tằm đã cho thấy sự khác biệt về phổ sai hình NST, trong đó các giá trị đa tâm, mảnh khơng tâm và đứt nhiễm sắc tử cao ở mức giống với nhóm đặc thù nạn nhân chất độc chiến tranh, sự xuất hiện sai hình radical lại giống với nhóm đặc thù nhân viên chẩn đốn hình ảnh .

Bằng chứng sai hình NST ở các đối tƣợng đặc thù mơi trƣờng gồm: nhân viên chẩn đốn hình ảnh ở các bệnh viện, nạn nhân chất độc chiến tranh và những ngƣời sống trong vùng sản xuất thƣờng xuyên sử dụng các loại thuốc trừ sâu lân hữu cơ, clo hữu cơ đã chỉ ra sự khác thƣờng về kiểu phân loại radical và dƣ NST (Que Tran et al. 2000, 2004) ở các đối tƣợng sử dụng thuốc trừ sâu.

Kết quả cũng chỉ ra mức độ khác thƣờng về tần số các kiểu sai hình mảnh khơng tâm và đứt nhiễm sắc tử ở các nhóm đặc thù nhân viên chẩn đốn hình ảnh và nạn nhân chất độc chiến tranh. Để đánh giá toàn diện vấn đề, kết quả khảo sát đƣợc tiến hành so sánh với kết quả ở nhóm đối tƣợng dân cƣ ngẫu nhiên (3.1) trên bảng 3.13.

Bảng 3.13. So sánh kết quả thống kê giữa 4 nhóm đối tượng khảo sát.

Nhóm

đối tƣợng* n đa tâm /mẫu có

đa tâm (%). Mảnh (%) Đứt NS tử% Tỷ lệ Radical 3.1 104 0,02 ± 0,05 / 22 0,05 ± 0,07 0,10± 0,11 - 3.2.1 30 0,03 /1 0,04 ± 0,06 0,07 ± 0,13 5/30 3.2.2 29 0,03 /1 1,07 ± 1,00 1,27 ± 0,99 - 3.2.3 31 0,05 ±0,06 / 14 0,67 ±0,26 0,83 ±0,28 10/31

* 3.1. Nhóm ngẫu nhiên ;3.2.1. Nhóm hình ảnh ở các bệnh viện ; 3.2.2. Nhóm chất độc chiến tranh ; 3.2.3. Nhóm dân cư Tân Hà.

Kết quả kiểm định t-test đƣợc tiến hành theo cặp số liệu giữa mỗi nhóm đặc thù gồm nhóm nhân viên chẩn đốn hình ảnh, nhóm nạn nhân chất độc chiến tranh và nhóm dân cƣ Tân Hà với nhóm ngẫu nhiên 3.1 với df lần lƣợt là 132, 131 và 133. Đánh giá với khoảng t vô hiệu ở xác suất 95% (a = 5%) từ -1,98 đến 1,98. Kết quả cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tần số mảnh không tâm và đứt nhiễm sắc tử xảy ra ở 2 nhóm nạn nhân chất độc chiến tranh và dân cƣ Tân Hà. Kết quả khơng cho thấy có sự khác biệt thống kê có ý nghĩa giữa nhóm nhân viên chẩn đốn hình ảnh so với nhóm ngẫu nhiên, tuy nhiên lại có tỷ lệ radical cao. Hiện trạng sai hình NST tồn tại ở tất cả 4 nhóm đối tƣợng đƣợc khảo sát, sai hình đa tâm và mảnh khơng tâm thuộc kiểu sai hình NST, có cơ chế tái liên kết cặp các mảnh có “đầu dính” do tổn thƣơng DSB trong tế bào. Bằng chứng này chứng tỏ DSB đƣợc tạo ra không chỉ do tác động của mơi trƣờng độc mà cịn do các yếu tố ngẫu nhiên nhƣ bức xạ vũ trụ. Giới hạn của tác động ngẫu nhiên này đƣợc Tonomura đƣa ra công thức y = 2,18.10-4

+ 1,7.10-4 . X, theo đó đa tâm cao hơn 1/1000 ở độ tuổi > 50. Kết quả khảo sát này cho thấy sự phù hợp ở cả 4 nhóm đối tƣợng nghiên cứu và nằm trong giới hạn đƣợc khuyến cáo của IAEA. Giá trị đa tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính độc di truyền của một số yếu tố môi trường ở vùng phát hiện hiện trạng sai hình nhiễm sắc thể khác thường tại lâm đồng (Trang 69)