1.4.3 .Kinh nghiệm của Bộ Giao thông vận tải
3.2.8. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý trong các dự án đầu tư
đầu tư xây dựng của Ủy ban Dân tộc
Giải pháp tiếp theo nhằm hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Ủy ban Dân tộc là nâng cao năng lực cán bộ quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản của Ủy ban Dân tộc.
Nội dung của giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ quản lý Nhà nước về đầu tư của Ủy ban Dân tộc như sau:
- Tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
- Có kế hoạch nâng cao năng lực cho các đơn vị tư vấn bằng các chương trình đào tạo, hội thảo…
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ quản lý Nhà nước về đầu tư tại Ủy ban Dân tộc hàng năm, căn cứ theo những phân tích, đánh giá về thực trạng ở giai đoạn cũ.
Cần tăng cường mở các lớp, khóa đào tạo bồi dưỡng cho các cán bộ thuộc Ban quản lý dự án liên quan đến thực hiện chương trình, dự án nguồn vốn nhà nước nhằm nâng cao năng lực quản lý và tổ chức của Ban quản lý dự án. Nhờ đó, các chương trình, dự án đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước được chuẩn bị và thực hiện được nhanh chóng và đúng tiến độ theo kế hoạch. Các khóa tập huấn cho cán bộ Ban quản lý dự án cần tập trung các nội dung chủ yếu về: chính
sách, quy trình, thủ tục liên quan đến nguồn vốn nhà nước, nguồn vốn vay ODA, đặc biệt kiến thức về thẩm định dự án. Hiện tại, đối với một số dự án đầu tư xây dựng tại Ủy ban Dân tộc, quyết định dự án đầu tư chủ yếu dựa trên phân tích tài chính mà chưa chú trọng đến phân tích kinh tế, khơng xác định được hết rủi ro và biện pháp xử lý cũng như tính bền vững của dự án. Do vậy, thẩm định dự án đầu tư cần phải xem xét đến các tiêu chuẩn theo quy định của quốc tế và cán bộ thẩm định cần được đào tạo thực hành kỹ năng thẩm định từ các chuyên gia nước ngồi có nhiều kinh nghiệm sẽ góp phần tăng năng lực, trình độ thẩm định các chương trình, dự án đầu tư xây dựng. Bộ máy quản lý dự án đầu tư xây dựng cần được tổ chức, hoàn thiện theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.