1.4.3 .Kinh nghiệm của Bộ Giao thông vận tải
2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các dự án đầu tư xây dựng
dựng thuộc Ủy ban Dân tộc
Vai trò quan trọng hàng đầu của công tác thanh tra, kiểm tra là nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, kịp thời phát hiện và điểu chỉnh những thiếu sót, hạn chế, cũng như nghiêm khắc xử lý những trường hợp vi phạm quy định của pháp luật đối với hoạt động công vụ.
Trong với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, UBDT đã chỉ đạo sâu sát đối với công tác thanh tra, đặc biệt là trong việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc quyền quản lý của Ủy ban Dân tộc. Công tác thanh tra được diễn ra thường xun, có chương trình, kế hoạch cụ thể, kết hợp giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, thanh tra định kỳ và thanh tra đột xuất, qua đó đã kịp thời chỉ rõ những yếu kém hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Ví dụ như trong năm 2018, 2019, 2020, Thanh tra UBDT đã tiến hành thanh tra việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng như: Dự án xây dựng trụ sở Ủy ban, Dự án xây dựng Học viện Dân tộc, Dự án ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam.
Thanh tra đã chỉ ra một số sai sót trong q trình triển khai, đồng thời có kết luận làm rõ và chỉ đạo khắc phục những tồn tại, bất cập.
Đối với công tác kiểm tra, tiến hành song song có hiệu quả hai hình thức kiểm tra. Thứ nhất là kiểm tra trong nội bộ cơ quan đơn vị, kiểm tra về chất lượng công việc của đội ngũ công chức, viên chức của Ban Quản lý dự án, kiểm tra về thái độ, tác phong làm việc, kiểm tra kết quả đầu ra của từng vị trí việc làm. Hình thức kiểm tra thứ hai là hình thức kiểm tra của đơn vị đại diện chủ đầu tư, chủ đầu tư đối với nhà thầu trong việc thực hiện dự án, kiểm tra về tiến độ, chất lượng của dự án.
Các nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm:
- Việc quản lý thực hiện dự án: Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện dự án; tình hình thực hiện và điều chỉnh kế hoạch;
- Tình hình thực hiện dự án đầu tư; Tiến độ thực hiện; khối lượng và giá trị khối lượng thực hiện; chất lượng công việc; các biến động trong quá trình thực hiện dự án;
- Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: Việc huy động vốn cho dự án; giải ngân (tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán); quyết tốn vốn dự án hồn thành; nợ đọng xây dựng cơ bản và việc xử lý;
- Năng lực tổ chức thực hiện dự án và việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư, của ban quản lý dự án và các nhà thầu;
- Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và việc xử lý theo thẩm quyền; Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.