2. Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa
2.4.1.2. Xuất khẩu trực tiếp
Các cơng ty có thể quyết định tự đảm nhận việc xuất khẩu của mình. Trong trường hợp này, vốn đầu tư và các rủi ro có thể xảy ra sẽ lớn hơn, nhưng lợi nhuận tiềm ẩn cũng nhiều hơn. Cơng ty có thể thực hiện việc xuất khẩu trực tiếp bằng nhiều phương thức sau:
Một là phòng hay bộ phận xuất khẩu đặt ở trong nước: Một phòng xuất khẩu độc lập tự thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu.
Hai là, chi nhánh hay cơng ty con bán hàng ở nước ngồi: Một chi nhánh bán hàng ở nước ngoài cho phép nhà xuất khẩu kiểm tra chương trình hoạt động nhiều hơn trên thị trường nước ngoài, giải quyết việc bán hàng, phân phối, tồn kho, khuyến mại. Nó thường được sử dụng như một trung tâm triển lãm và trung tâm dịch vụ khách hàng.
Ba là các đại diện xuất khẩu lưu động: Cơng ty có thể gửi các đại diện bán hàng ở trong nước ra nước ngồi để tìm kiếm khách hàng.
Bốn là các nhà phân phối hay các nhà đại lý ở nước ngồi: Cơng ty có thể thuê các nhà phân phối hay các đại lý ở nước ngoài bán hàng thay cho công ty.
2.4.2. Nhượng quyền thương mại ( Franchising)
Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hố, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
Bên nhượng quyền có quyền kiểm sốt và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
2.4.3. Cấp giấy phép sản xuất chế tạo (Licensing)
Cấp giấy phép chế tạo là một cách đơn giản để nhà chế tạo trở thành người tham gia vào marketing quốc tế. Người cấp giấy phép chế tạo cho phép một cơng ty nước ngồi sử dụng quy trình chế tạo, nhãn hiệu, bằng sáng chế, bí quyết thương mại hay các hình thức có giá trị khác để nhận được lệ phí hay tiền bản quyền. Người cấp giấy phép sản xuất xâm nhập vào thị trường nước ngồi nhưng ít rủi ro, người được cấp giấy phép sản xuất sẽ có kỹ năng sản xuất hay có được một sản phẩm tên tuổi nổi tiếng mà không cần phải bắt đầu xây dựng từ đầu.
Tuy nhiên các bất lợi của việc cấp giấy phép sản xuất là cơng ty cấp giấy phép có quyền kiểm sốt ít hơn đối với người được cấp giấy phép so với việc công ty tự thiết lập các cơ sở sản xuất của riêng mình. Mặt khác, việc cấp giấy phép đã mặc nhiên tạo ra một đối thủ cạnh tranh với chính mình.
2.4.4. Liên doanh
Đây là hình thức kinh doanh trong đó có sự liên kết giữa cơng ty nước ngồi và cơng ty trong nước. Nhà xuất khẩu có thể liên kết với các nhà đầu tư bên nước nhập khẩu để hình thành một xí nghiệp liên doanh giữa hai bên, trong đó quyền sở hữu và quyền kiểm sốt cơng ty sẽ tùy theo phần vốn góp của họ. Có năm mục tiêu chủ yếu khi doanh nghiệp thành lập liên doanh đó là để: thâm nhập thị trường; chia sẻ rủi ro; chia sẻ công nghệ; cùng phát triển sản phẩm; tuân thủ quy định của luật pháp. Những yếu tố quan trọng khi cân nhắc đến hình thức liên quan là hình thức cơ cấu sở hữu, cách thức kiểm soát, thời hạn của hợp đồng, giá cả và chuyển giao công nghệ, năng lực và nguồn lực
của đối tác trong nước và định hướng của nhà nước. Việc sở hữu chung đối với một cơng ty có thể đưa đến các bất đồng giữa hai bên góp vốn do quyền lợi khác biệt.
2.4.5. Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là hình thức sở hữu trực tiếp đối với nhà xưởng máy móc thiết bị đầu tư tại một nước nào đó. Đầu tư trực tiếp liên quan đến việc chuyển giao tiền vốn, con người và cơng nghệ. Đầu tư trực tiếp có thể được thực hiện qua hình thức mua lại một doanh nghiệp đang có sẵn hoặc thành lập một doanh nghiệp mới. Hình thức sở hữu trực tiếp đảm bảo mức độ kiểm soát hoạt động doanh nghiệp cao hơn cũng như khả năng nhận biết về khách hàng cũng như mơi trường hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, hình thức này địi hỏi phải có nguồn lực nhiều hơn cũng như sự cam kết cao hơn đối với hoạt động của doanh nghiệp.