Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân

Một phần của tài liệu phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 40)

H = Trong đó:

H: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình qn h1, h1,… hn: Tốc độc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từng năm n: Số năm trong giai đoạn

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển và mở rộng thị trườngxuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu của doanh nghiệp

3.2.1. Các nhân tố khách quan

Môi trường pháp lý bao gồm tất cả các quy định pháp lý của một quốc gia như hệ thống luật pháp, các quyết định, nghị định, chỉ thị... Các quy định đó sẽ cho phép doanh nghiệp của quốc gia đó, cũng như các quy định đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào quốc gia đó khơng được phép làm gì. Vì thế, khi kinh doanh với các đối tác thuộc một quốc gia khác, nhà xuất khẩu phải theo dõi và cập nhật những văn bản luật liên quan để tránh tổn thất về thời gian, chi phí. Chẳng hạn như, hàng hóa của Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường EU phải tuân thủ các quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: theo các quy

chế 91/492/EEC và 91/493/EEC, các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh gồm độ tươi, độ sạch, mức nhiễm vi sinh tối đa (bao gồm các vi sinh vật gây bệnh và các vi sinh vật chỉ thị), dự lượng hoá chất (kim loại nặng, kháng sinh và thuốc trừ sâu), chất độc, độc tố sinh học biển và ký sinh trùng.

Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia hàm ý chỉ nền kinh tế của quốc gia đó đang ở trình độ phát triển nào theo theo thứ bậc phân loại quốc tế. Nền kinh tế đó quyết định mức độ phát triển của quốc gia đó, thể hiện qua mức sống dân cư, thu nhập, và liên quan tới cầu hàng hóa. Trình độ phát triển của một nền kinh tế ảnh hưởng đến quan niệm, trình độ giao dịch và cách thức giao dịch với các đối tác thuộc các nền kinh tế khác. Chính trị ổn định là mơi trường khuyến khích hoạt động kinh doanh của các chủ thể, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu. Một đất nước chính trị bất ổn, ln đi kèm với nó là những rủi ro trong kinh doanh không thể lường trước.

3.2.1.2. Hệ thống các quy định, các rào cản thương mại của nước nhập khẩu

Để đảm bảo cho việc kinh doanh được tiến hành thuận lợi, đúng thời gian, tránh mắc các sai lầm đáng tiếc, thì việc nghiên cứu hệ thống các quy định, các rào cản thương mại của nước nhập khẩu là một công việc thường xuyên và không thể thiếu của nhà xuất khẩu.Chẳng hạn như trong năm 2008,

EC và một số nước EU đã thực hiện một số biện pháp về chính sách thương mại có thể gây khó khăn cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU

Từ tháng 12/2007 đến tháng 1/2008, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cho nhập khẩu cá kiếm của Việt Nam với lý do Việt Nam chưa phải là thành viên của Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC); Tháng 6/2008, Hội đồng châu Âu thơng qua việc không cho mục XII (chủ yếu là giày dép) của Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP giai đoạn 2009 – 2011;

Tháng 10/2008, EC quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ việc chống bán giá đối với mặt hàng giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc đồng nghĩa với việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá trong thời gian rà sốt cuối kỳ (về lý thuyết có thể lên tới 15 tháng). Trong năm 2008, hàng thực phẩm của Việt Nam đã 51 lần bị đưa vào Hệ thống Cảnh báo nhanh đối với hàng thực phẩm và thức ăn gia súc của EU (RASFF) tăng hơn so với năm 2007 (42 lần). Trong đó, có 31 lần đối với hàng thủy sản (năm 2007 là 22) và 20 lần đối với nông sản,

thực phẩm (tương đương với năm 2007). Những quy định đã gây khó khăn cho việc phát triển thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

3.2.1.3. Tiềm năng thị trường xuất khẩu

Nói tới tiềm năng thị trường xuất khẩu là nói tới quy mơi thị trường, cơ cấu và tăng trưởng của thị trường. Quy mô của thị trường thể hiện qua dân số và thu nhập quốc dân. Một thị trường có dân số đơng, với mức thu nhập trung bình trở nên, hứa hẹn nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở các quốc gia khác. Nhà xuất khẩu phải đánh giá được mức cầu hiện nay của thị trường, mức gia tăng hiện nay, dự đoán cầu

hướng vào doanh nghiệp, để xem xét thị phần hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường đó như thế nào. Hiện nay, Các tiểu Vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đang được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.Ở vị trí "cửa ngõ" vịnh Ba Tư, các cảng biển của UAE có lợi thế lớn trong giao lưu thương mại với châu Phi, các nước Ả Rập và cả châu Âu. UAE là thị trường khá dễ tính, hàng gì cũng có thể bán được, do đây là nơi trung chuyển đi châu Phi những hàng hóa rẻ tiền. Hơn nữa đây là thị trường rất dễ dàng về luật lệ vì ngoại trừ 5% thuế quan, ngồi ra khơng có thêm bất kỳ loại thuế nào, đưa hàng sang rất dễ dàng, khơng có u cầu gì về bảo hộ hay đăng ký.

Đây là một thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với rất nhiều loại hoa quả nhiệt đới như chuối, nhãn, vải, chôm chôm... nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào UAE cịn rất hạn chế. Ngồi ra, hàng dệt may, giày dép, gạo, các loại rau xanh - những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam - cũng có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.

3.2.1.4. Quan hệ ngoại giao, chính sách của nhà nước đối với hoạtđộng xuất khẩu hàng hóa động xuất khẩu hàng hóa

Quốc gia có đường lối chính trị mở cửa, hội nhập với thế giới, có quan hệ ngoại giao ngoại thương thông qua các hiệp định được ký kết... là một nhân tố quan trọng tạo điều kiện phát triển thị trường hàng hóa, tìm kiếm đối tác. Ngồi ra các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của nhà nước cũng đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu như là: Hỗ trợ xúc tiến thương mại, Tín dụng xuất khẩu, khuyến khích đầu tư...Qua 20 năm mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thêm với 57 nước, nâng tổng số các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên 169 nước và có quan hệ bn bán với 224/255 thị trường và các vùng lãnh thổ.

Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, coi xuất khẩu chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu có điều kiện thuận lợi để thâm nhập và mở rộng, phát triển các thị trường xuất khẩu hàng hóa.

3.2.2. Các nhân tố chủ quan

3.2.2.1. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh được coi là kim chỉ nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là định hướng hoạt động có mục tiêu trong một thời gian dài cùng với hệ thống chính sách, biện pháp và cách thức phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trong khoảng thời gian tương ứng. Chiến lược kinh doanh xác định ai là khách hàng của doanh nghiệp, thị trường nào là thị trường mục tiêu- điều này chi phối đến việc kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nội địa hay hướng ra xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

3.2.2.2. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, khơng chỉ được tính bằng các tiêu chí về cơng nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện trên nhiều mặt: chất lượng, giá cả sản phẩm, sự khác biệt của sản phẩm, năng lực tài chính, kinh nghiệm, trình độ cơng nghệ, chất lượng nguồn nhân lực hay vị thế của doanh nghiệp trên thị trường...Quyết định xuất khẩu hay không và liệu doanh nghiệp đã sẵn sàng chiến lược xâm nhập và mở rộng thị trường hay chưa chính là phụ thuộc vào

việc xem xét các yếu tố trên.Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp không chỉ thất bại trên “sân khách” mà còn gánh chịu những hậu quả tương tự trên chính “sân nhà”.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w