Giải pháp về mặt hàng

Một phần của tài liệu phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95 - 106)

3. Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam những năm tớ

3.1.Giải pháp về mặt hàng

3.1.1. Đối với nhóm nhiên liệu và khống sản:

a. Dầu thơ

Có thể nói, năm 2008 là năm cuối cùng nước ta xuất khẩu tồn bộ dầu thơ khai thác được. Từ năm 2009, một phần đáng kể dầu thô khai thác ở mỏ Bạch Hổ sẽ giành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự kiến vận hành vào cuối tháng 2/2009. Trong giai đoạn đầu, nhà máy Dung Quất sẽ sử dụng tồn bộ dầu thơ Bạch Hổ, sau đó sẽ sử dụng 85% dầu Bạch Hổ và 15% dầu nhập khẩu từ Trung Đông. Nếu vận hành thành công, trong năm 2009, nhà máy Dung Quất sẽ sử dụng khoảng 3,5-4 triệu tấn dầu (khoảng 60 công suất thiết kế) và 6-6,5 triệu tấn trong năm 2010.

Dự kiến, lượng dầu thơ XK năm 2009 giảm xuống cịn 11 triệu tấn, năm 2010 còn 10 triệu tấn, tương đương với việc giảm KN từ 10,45 tỷ USD năm 2008 xuống còn 4,4 tỷ USD năm 2009 với giá bình quân 50 USD/thùng (theo phương án 1 của Tập đồn dầu khí Việt Nam) và 5 tỷ USD năm 2010 (giá bình qn khoảng 70 USD/thùng).

(Theo Tập đồn dầu khí Việt Nam (PVN), để đối phó với diễn biến thật thường của thị trường nhiên liệu thế giới, PVN đã xây dựng phương án dựa trên 3 mức giá có thể thiết lập của dầu thô.

Phương án một - giá đầu xoay quanh ngưỡng 50 USD một thùng. Nếu phương án này xảy ra, tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô năm 2009 vào

khoảng 4,4 tỷ USD, tức là PVN giảm thu so với năm 2008 (10,4 tỷ USD) khoảng 6,0 tỷ USD.

Phương án hai - giá dầu ở ngưỡng 40 USD một thùng. Theo ước tính của PVN, tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô năm 2009 vào khoảng 3,5 tỷ USD, giảm so với năm 2008 gần 7,0 tỷ USD.

Phương án ba - giá dầu giảm còn mức 30 USD một thùng. Với phương án này, PVN sẽ tính tốn đến khả năng tiếp tục khai thác dầu khí tại các mỏ nhỏ, cận biên sẽ gặp khó khăn trong việc bù đắp chi phí và khó có thể có lãi.)

b. Than đá:

Xuất khẩu mặt hàng này cũng sẽ giảm dần do chủ trương kiểm soát chặt xuất khẩu tài nguyên. Theo kế hoạch, xuất khẩu than sẽ duy trì ở mức 20 triệu tấn năm 2009, giảm xuống còn 18 triệu tấn vào năm 2010 (tuy nhiên lượng xuất khẩu có thể sẽ tăng thêm 4-5 triệu tấn mỗi năm do Chính phủ cho phép xuất khẩu than chất lượng thấp). Dự kiến kim ngạch năm 2009 đạt khoảng 1 tỷ USD. Mức giá bình quân dự tính đạt 40 USD/tấn, giảm 30 USD/tấn so với năm 2008.

Nhìn chung, việc xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khống sản có nhiều thuận lợi về thị trường. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu sẽ ngày càng giảm đi. Việc tăng trị giá xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào giá. Do đó, cơng tác nghiên cứu dự báo thị trường là hết sức cần thiết, quan trọng để đảm bảo xuất khẩu có hiệu quả hơn.

3.1.2. Nhóm nơng, lâm, thuỷ sản

Thủy sản hiện nay đang vấp phải những khó khăn. Khó khăn chủ yếu hiện nay là các nước đang áp dụng các hành vi bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Như trường hợp Bộ Nơng nghiệp Mỹ (USDA) đang trong q trình triển khai dự luật nơng nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ US FDA sang USDA quản lý.

Thứ hai, thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất xuất khẩu trong khi thuế nhập khẩu ở mức cao 10-20%: hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất do thiếu nguyên liệu chế biến. Số nhà máy chế biến hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng, khai thác trong nước có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt. Để đáp ứng được các đơn hàng đã ký từ trước, nhiều doanh nghiệp buộc phải chọn giải pháp nhập khẩu nguyên liệu. Chỉ riêng cá hồi, bình quân mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1.500 tấn từ các nước châu Âu. Theo dự báo của Bộ NN&PTNT, để đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu, từ nay đến 2010, nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sẽ tăng từ 8 đến 10%/năm, với giá trị khoảng 200 triệu USD/năm.

Thứ ba, việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng và vay ưu đãi gặp khó khăn. Hiện, người dân ni trồng thuỷ sản phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao ( trên 1%/tháng), thậm chí nếu vay ở ngồi có lúc lên tới 2%/tháng.

Thứ tư, con giống khơng đảm bảo, chất lượng thấp. Nguyên liệu sản xuất thiếu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến. Bên cạnh đó, yếu kém trong khâu

marketing và thiếu đội ngũ các nhà quản lý cũng như lao động có trình độ cũng là khó khăn đối với ngành thuỷ sản.

Thứ năm, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhiều trường hợp khơng đảm bảo chất lượng, có dư lượng kháng sinh cao…

Giải pháp:

Một là, duy trì tốc độ phát triển của ngành thủy sản hiện nay trên cơ sở tăng cường các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững như: tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân, từng bước điều chỉnh cơ cấu nghề cá, giảm khai thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ.

Hai là, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt an tồn vệ sinh chất lượng hàng thuỷ sản từ khâu nuôi trông – nguyên liệu tới thành phẩm đề giữ uy tín cho hàng thuỷ sản của Việt Nam cũng như đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu; Nghiên cứu và lai tạo các giống mới có chất lượng cao.

Ba là, chính phủ hỗ trợ kinh phí trang bị máy móc, thiết bị và chi phí kiểm tra dư lượng kháng sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm (kể cả khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, sản xuất và xuất khẩu).

Bốn là, xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản xuống 0- 0,5%. Những đối thủ cạnh tranh của ta như Trung Quốc, các nước ASEAN đều áp dụng thuế nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản bằng 0-0,5%%. Trong khi đó mức thuế 10-20% mà các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu là quá cao.

Năm là, đẩy mạnh việc cho vay vốn ưu đãi nuôi trồng thuỷ sản đối với người dân và doanh nghiệp qua Ngân hàng phát triển Việt Nam.

Sáu là, tự chủ sản xuất và cung cấp thức ăn nuôi trồng thuỷ sản có chất lượng cao, giá thành hạ. Nâng cao công tác kiểm tra chất lượng đi đôi với việc giảm thủ tục hành chính đối với nguyên liệu nhập khẩu.

b. Gạo:

Năm 2009, khả năng Việt Nam có thể đàm phán được số lượng hợp đồng Chính phủ là 2,3 triệu tấn gạo. Số lượng đăng ký hợp đồng thương mại để giao cho năm 2009 hiện khoảng trên 785 ngàn tấn. Dự kiến xuất khẩu gạo sẽ dao động ở mức khoảng 4,5-5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2009-2010 với kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,8-2 tỷ USD/năm.

Thị trường xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2009-2010 vẫn chủ yếu hướng tới các nước châu Á, châu Phi. Ngồi ra, để đa dạng hóa thị trường có thế hướng tới khai thác thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và New Zealand.

Nhìn chung, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo cần có cơ chế nâng cao sản lượng, chất lượng gạo xuất khẩu và cơ chế điều hành xuất khẩu phù hợp đó là: Thứ nhất, do thị trường năm 2009 khó khăn, nên cơng tác điều hành năm 2009 lấy việc tiêu thụ hết lúa hàng hóa làm trọng tâm và điều tiết xuất khẩu trên tổng lượng được Thủ tướng công bố (Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng công bố sơ lượng gạo xuất khẩu năm 2009 ở mức khoảng 4,5-5 triệu tấn), không điều tiết số lượng xuất khẩu từng tháng, quý. Duy trì việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu để theo dõi tiến độ xuất khẩu và điều phối số lượng xuất khẩu phù hợp.

Thứ hai, tăng cường và nâng cao công tác chỉ đạo sản xuất và dự báo thị trường. Tính tóan lại nhu cầu nội địa để tránh dư thừa lúa hàng hóa dành cho xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, đẩy mạnh tìm kiếm và pháy triển thị trường xuất khẩu gạo trong đó ưu tiên tăng cường cơng tác xúc tiến thương mại và tập trung phát triển thêm thị trường các nước Châu Phi và Trung Đơng; Xúc tiến, đàm phán thỏa thuận với đối tác có nhu cầu để ký các hợp đồng xuất khẩu lớn.

Thứ tư, chủ động hỗ trợ vốn vay và linh hoạt về lãi suất cho vay cung như thời hạn thanh toán nợ cho doanh nghiệp và nông dân khi cần thiết.

Thứ năm, hiệp hội Lương thực hướng dẫn giá xuất khẩu linh hoạt, có tính chất tham khảo và cơng bố thường xuyên trên mạng để doanh nghiệp biết, tham khảo, thực hiện, đảm bảo công khai minh bạch trong công tác tổ chức đăng ký hợp đồng.

Thứ sáu, do đặc điểm sản xuất lúa của Việt Nam, lượng lúa hàng hoá thường tập trung theo vụ nhất là vụ Đông Xuân (trên 50% sản xuất gạo hàng hoá cả năm) nên cần kết hợp những hợp đồng xuất khẩu lớn, hợp đồng tập trung với các hợp đồng thương mại để chủ động đảm bảo tiêu thụ hết lúa hàng hố kịp thời có lợi cho người sản xuất.

Thứ bảy, cơ chế điều hành xuất khẩu cũng cần được điều chỉnh theo hướng mở cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu theo cơ chế thị trường.

Thứ tám, nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa hiện đại từ nguồn ngân sách nhà nước để nâng cao khả năng dự trữ, đảm bảo cân đối cung cầu và an ninh lương thực trong nước.

c. Cà phê

Trong vài năm vừa qua, ngành cà phê đã đạt được nhiều kết quả tốt nhưng có thể thấy, sự phát triển của ngành cà phê chưa thật sự vững chắc, hiệu quả kinh doanh vẫn thấp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, biểu hiện ở các mặt chủ yếu sau đây:

Một là, chất lượng cà phê xuất khẩu thấp, không ổn định, chưa xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu dẫn đến bị ép cấp, ép giá, làm giảm giá trị xuất khẩu. Hai là, khâu tổ chức thu mua trong nước chưa tốt dẫn đến đầu vụ người dân thường phải bán vội cà phê với giá thấp. Ba là, việc sơ chế cà phê của Việt Nam hiện nay chưa tương xứng với sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất cà phê. Vì vậy, cà phê hạt xuất khẩu có chất lượng khơng cao. Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, các đại lý mua cà phê cũng thiếu hệ thống kho tàng và thiết bị chế biến.

Một số biện pháp

Thứ nhất, xây dựng quy hoạch tổng thể cho ngành cà phê về đầu tư cơ sở hạ tầng trong từng giai đoạn (sân phơi, công nghệ) theo hướng gắn với vùng ngun liệu, người nơng dân. Từ đó có định hướng đầu tư từ nhiều nguồn lực có thể huy động được (Trung ương, địa phương, doanh nghiệp, người sản xuất). Thứ hai, nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam: xây dựng kế hoạch tun truyền vận động và khuyến khích người nơng dân, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu áp dụng TCVN 4193-2005.Thứ ba, mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê, sản xuất cà phê chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt, hảo hạng.Thứ tư, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia mua bán cà phê tại sàn giao dịch cà phê ở Đắc Lắc.

d. Cao su

Hiện nay, tỷ trọng cao su xuất khẩu dạng thơ, sơ chế cịn cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Trong khi đó, giá cao su và sản phẩm cao su đã qua chế biến thường cao hơn gấp nhiều lần so với cao su xuất khẩu thô.

Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Đức, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong đó, lượng cao

su xuất khẩu vào Trung Quốc chiếm tới 59,9% lượng xuất khẩu cả nước năm 2007.

Nhìn chung, mặt hàng cao su khơng gặp khó khăn về thị trường, tuy nhiên cần nâng cao chất lượng cao su xuất khẩu để có thể xuất khẩu vào các thị trường có yêu cầu chất lượng khắt khe hơn như EU và Mỹ nhằm tăng giá trị xuất khẩu. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su, cần thực hiện

một số giải pháp sau: Thứ nhất, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu,

giảm tỷ trọng cao su xuất khẩu dạng thô, từng bước nâng cao hàm lượng chế biến. Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm (sản xuất các loại mủ LATEX, CV, SVR10, RSS...) cho thích ứng với một số thị trường khác như EU, Bắc Mỹ để thâm nhập sâu vào khu vực thị trường này, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Thứ hai, tăng cường thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài sản xuất các sản phẩm chế biến từ cao su như săm lốp, găng tay, phao cứu sinh, dụng cụ bằng cao su... để nâng cao giá trị gia tăng.

e. Nhân điều

Một số khó khăn và tồn tại của ngành điều: Thiếu nguồn cung nguyên

liệu: hiện nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng khoảng 60% nguyên liệu sản xuất, phần còn lại phải nhập khẩu chủ yếu từ Indonesia. Mozambique, Tazania…Thiếu vốn kinh doanh: do đặc thù của ngành Điều là thu mua phần lớn nguyên liệu ngay từ đầu vụ để đảm bảo sản xuất cả năm nên đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn bỏ ra để thu mua trong nước và nhập khẩu. Hiện các doanh nghiệp sản xuất điều rất khó vay vốn từ các ngân hàng thương mại hoặc vay với lãi suất cao.Thiếu lao động, chi phí sản xuất cao: tuy là nước đứng dầu thế giới về xuất khẩu hạt điều nhưng khả năng cạnh tranh mặt hàng

điều Việt Nam lại thấp hơn so với Ấn Độ do năng suất chế biến thấp, chi phí sản xuất cao. Một số cơng đoạn chế biến như bóc tách, phơi sấy địi hỏi làm thủ cơng nên đẩy chi phí lên cao. Vì vậy, việc thiếu hụt nhân cơng cho ngành điều hiện nay là khó tránh khỏi.

Các giải pháp phát triển ngành điều:

Một là, tập trung vào qui hoạch và cải tạo lại các vườn điều, tăng đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích những nơi có điều kiện, thay thế các giống điều cũ bằng những giống mới cao sản và chất lượng cao.

Hai là, để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu điều một mặt cần tăng sản lượng, năng suất của cây điều, đồng thời mở rộng diện tích trồng lên 450.000 ha vào 2010, so với 350.000 ha hiện nay để đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhu cầu chế biến.

Ba là, ngành ngân hàng và các ngành hữu quan cần xem xét và có biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều các ưu đãi về tín dụng và vốn để đầu tư máy móc, cơng nghệ và thu mua nguyên liệu.

Bốn là, hiệp hội Điều Việt Nam cần xây dựng các biện pháp tổ chức để các doanh nghiệp chủ động phối hợp tốt trong quá trình xây dựng vùng nguyên liệu, thu mua hạt điều cũng như xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời củng cố lại tổ chức bộ máy của Hiệp hội để đoàn kết hơn nữa và phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp.

Nhìn chung, hầu hết các mặt hàng thuộc nhóm nơng, lâm, thuỷ sản tuy

gặp phải giới hạn về khả năng mở rộng nuôi, trồng song vẫn có nhiều khả năng để có thể nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu thông qua việc đổi mới giống cây trồng, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua hoạt động đầu tư vào công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3. Nhóm hàng chế biến, cơng nghiệp và TCMN

3.2. Dệt may:

Do khó khăn từ thị trường thế giới, tốc độ tăng trưởng mặt hàng này giai

Một phần của tài liệu phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95 - 106)