2. Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa sau khi Việt Nam gia nhập WTO tới nay (2007-2008)
2.1. Cơ hội, thách thức đối với hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa khi Việt Nam gia nhập WTO
hàng hóa khi Việt Nam gia nhập WTO
Thứ nhất, khi tham gia WTO Việt Nam có cơ hội mở rộng xuất khẩu
các mặt hàng mà đất nước có thế mạnh, như nơng sản, thuỷ sản, may mặc, giầy dép, thủ cơng mỹ nghệ, các hàng hố sử dụng nhiều lao động. Trong đó đáng kể là mặt hàng dệt may - một mặt hàng mà hiện tại Việt Nam đang chịu nhiều thiệt thịi do bị bó buộc bởi hạn ngạch vì chưa là thành viên của WTO. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, dù chưa tham gia vào WTO, Việt Nam đã thiết lập khá ổn định sự có mặt đáng nể trong thị trường hàng dệt may tồn cầu. Do vậy, có thể nói sản phẩm dệt may của Việt Nam sẽ góp phần đáng kể vào việc gia tăng thị phần xuất khẩu của Việt Nam khi Việt Nam chính thức tham gia WTO với tư cách thành viên của tổ chức này. Hơn nữa, Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ tăng khả năng thu hút vốn, công nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý và gia tăng thương mại đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Kinh nghiệm ở Trung Quốc cho thấy, sau khi gia nhập WTO, đầu tư nước ngoài tăng vọt lên trên 50 tỷ USD.
Nói như vậy, khơng có nghĩa là việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ mở ra một thị trường “lý tưởng” cho thương mại của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nói riêng. Mà trên thực tế, sẽ có khơng ít những thách thức mà cả nền kinh tế và cả lĩnh vực XK phải đối mặt khi tham gia tổ chức này.
Thứ hai, xuất khẩu của Việt Nam sẽ khơng bị bó hẹp trong các Hiệp định song phương và khu vực mà sẽ có thị trường tồn cầu. Nói như vậy, có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn tới thị trường của 153 nước thành viên WTO và các vùng lãnh thổ khác.
Các doanh nghiệp và hàng hố của ta sẽ khơng bị phân biệt đối xử so với doanh nghiệp và hàng hoá của các nước khác theo điều kiện đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT). Vì thế, thị trường xuất khẩu của ta sẽ không ngừng mở rộng. Vấn đề lúc này chỉ là việc các doanh nghiệp và sản phẩm hàng hoá của ta phải tự khẳng định được mình trên thị trường thế giới, điều đó địi hỏi mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành phải có chiến lược hội nhập hiệu quả ngay từ khi Việt Nam chưa là thành viên của WTO.
Thứ ba, hệ thống kinh tế - thương mại dựa trên nguyên tắc chứ không
phải là sức mạnh sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh dễ dàng hơn với tất cả các nước thành viên, và Việt Nam sẽ khơng là ngoại lệ.
WTO có cơ chế giải quyết tranh chấp tạo điều kiện để các nước nhỏ bảo vệ được lợi ích của mình hoặc có nhiều tiếng nói hơn. Vì vậy, nếu Việt Nam đã là thành viên của WTO thì vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá ba sa đã có thể kiện lên WTO để giải quyết; khi đó các phán quyết có thể cơng bằng hơn so với phán quyết đơn phương của Hoa Kỳ như vừa qua.
Thứ tư, tham gia WTO sẽ góp phần làm cho hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam ngày càng hồn thiện và phù hợp với thơng lệ quốc tế hơn. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh yên tâm đầu tư và
làm ăn với các doanh nghiệp Việt.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống mức trung bình 13,4% trong vòng 3 đến 5 năm tới, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn. Cạnh tranh diễn ra ở nhiêu cấp độ: sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp…Hơn nữa, hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới tồn cầu hố, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mơ đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hồn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn khơng nhỏ, địi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu vươn lên chủ động nắm bắt cơ hội.