3. Phân tích sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008.
3.1. Sự phát triển thị trường theo chiều rộng (theo phạm vi địa lý)
Thứ nhất, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ nước ta đã tăng nhanh trong hơn mười năm qua đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết.
Trước đổi mới, Việt Nam chủ yếu có quan hệ bn bán với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ và một số nước bạn bè có cảm tình với Việt Nam. Từ sau đổi mới, đặc biệt là từ sau khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, số nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam cũng như nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam bước đầu được mở rộng. Nhưng do Việt Nam còn là nền kinh tế thiếu hụt, lại vẫn còn bị bao vây cấm vận, nên số nước và vùng lãnh thổ đầu tư này vẫn cịn rất ít và quy mơ xuất khẩu của Việt Nam cũng còn rất nhỏ bé.
Từ năm 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, giữa Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ bình thường, Việt Nam gia nhập Hiệp hội Các nước Đông Nam Á, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam đã tăng nhanh. Đặc biệt, từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được ký kết năm 2000 và khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã nhập khẩu hàng hố từ Việt Nam. Cũng vì thế mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng.
Thứ hai, trong 200 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam, số đạt trên 100 triệu USD có 28, số đạt trên 500 triệu USD có 16, số đạt trên 1 tỷ USD có 7, đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là Nhật Bản, CHND Trung Hoa, Australia, Singapore, Đức, Malaysia, Anh.
Như vậy, bên cạnh việc mở rộng thị trường, theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá, việc xác định các thị trường trọng điểm là hết sức cần thiết để giảm chi phí vận chuyển, tiếp thị quảng cáo...
Tuy nhiên, việc "bỏ trứng vào một giỏ" cũng là điều nên tránh và việc mở rộng thị trường để tăng lượng tiêu thụ, phòng tránh những rủi ro khi xảy ra ở một thị trường nào đó (chẳng hạn như việc kiện bán phá giá). Thứ ba, trong các thị trường trên có một số thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng, thị trường mới, thì kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam cịn thấp, như Indonesia, Mông Cổ, các nước Trung Nam Á, (kể cả Ấn Độ), các nước xã hội chủ nghĩa cũ, các nước Mỹ La tinh, các nước châu Phi, các nước Châu Đại Dương (trừ Australia là thị trường lớn).
Hiện nay, Việt Nam có quan hệ bn bán với trên 165 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 84 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt nam và đầu tư nước ngồi có vai trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, đóng góp tới trên 15% tổng giá trị GDP và 54% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Thứ tư, trong hơn 200 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ bn bán với Việt Nam, thì: Việt Nam đã có vị thế xuất siêu đối với 159 nước và vùng lãnh thổ, trong đó xuất siêu lớn là Mỹ, Australia, Anh, Philippines, Đức, Bỉ,... Việt Nam còn ở vị thế nhập siêu đối với 47 nước và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kơng, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Kuwait,...
Theo đó, thì nhập siêu của Việt Nam chủ yếu là ở các thị trường gần, chưa phải là nơi có cơng nghệ nguồn; cịn xuất siêu của Việt Nam lại chủ yếu là ở các thị trường xa, thị trường có cơng nghệ nguồn.