Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credits)

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng á châu , chi nhánh bình thạnh (Trang 30 - 32)

4. Kết quả thực tập theo đề tài.

1.4 Các phương thức thanh toán thường gặp trong thanh toán quốc tế 11 

1.4.4 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credits)

1.4.4.1 Khái niệm.

Trong các phương thức thanh toán quốc tế, phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất trong các thương vụ quốc tế. Nội dung của phương thức này được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP600 – Uniform customs and practice for documentary credits) do phòng thương mại quốc tế ICC ban hành và sửa đổi năm 2007.

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu của người mua sẽ cam kết trả một số tiền nhất định cho người bán hoặc chấp nhận hối phiếu do người bán ký phát theo yêu cầu của người mua khi người bán xuất trình BCT thanh tốn phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

Thư tín dụng (Letter of credits – L/C): là một văn bản do một ngân

hàng phát hành theo yêu cầu của người mua cam kết trả một số tiền cho người bán trong một thời gian nhất định với điều kiện người bán phải thực

hiện đúng và đầy đủ những điều khoản qui định trong thư tín dụng.

Hiện nay có rất nhiều loại L/C khác nhau được sử dụng trong phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ. Nhưng có hai loại được sử dụng phổ biến nhất là:

- Thu tín dụng có thể hủy ngang (Revocable letter of credits): là loại L/C mà ngân hàng mở L/C và người mở L/C có thể sửa đổi, bổ sung hoặc có thể hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C.

- Thư tín dụng khơng thể hủy ngang (Irrevocable letter of credits): là loại L/C sau khi được mở thì khơng được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực L/C; trừ khi có sự thỏa thuận khác của NXK và các bên tham gia L/C. Loại L/C này được sử dụng phổ biến vì nó bảo đảm được quyền lợi của người xuất khẩu.

1.4.4.2 Quy trình thực hiện phương thức L/C.

Sơ đồ 1.4: Quy trình thực hiện phương thức L/C.

(1): Hai bên mua và bán ký hợp đồng mua bán với phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ.

(2): Người mua sẽ căn cứ theo thời hạn mở L/C ghi trên hợp đồng để tiến

hành mở L/C tại ngân hàng (ngân hàng mở L/C).

(3): Ngân hàng mở L/C căn cứ vào đơn xin mở L/C của người mua và số tiền ký quỹ (100% giá trị hợp đồng) trong tài khoản ký quỹ đã mở. Sau đó, họ sẽ tiến hành soạn thảo L/C theo quy định của UCP600 để gởi cho người bán thông qua ngân hàng bên bán (ngân hàng thông báo).

(4): Ngân hàng thông báo sẽ chuyển L/C cho NXK.

(5): Người bán kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng thì sẽ tiến hành giao hàng cho người mua. Nếu khơng, thì u cầu người mua tu chỉnh lại L/C cho

đến khi đúng quy định ghi trong hợp đồng thì sẽ giao hàng.

(6): Sau khi hoàn tất việc giao hàng, người bán sẽ lập BCT thanh toán theo

đúng quy định trong L/C (gồm các chứng từ gởi hàng và hối phiếu nhờ thu)

gởi đến ngân hàng của mình yêu cầu người mua trả tiền hàng.

(7): Ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp lệ của BCT và sau đó sẽ chuyển qua cho ngân hàng mở L/C.

(8): Ngân hàng mở L/C sẽ kiểm tra thật kỹ BCT, nếu BCT có sai sót sẽ từ chối thanh toán và báo ngay cho ngân hàng thông báo. Nếu BCT đúng và

Ngân hàng mở L/C

Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu Ngân hàng thông báo (1) (5) (4) (8) (2) (6) (9) (10) (11) (7) (3)

đầy đủ so với L/C thì họ sẽ tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền vào hối

phiếu, rồi chuyển tiền hoặc hối phiếu đến ngân hàng thông báo.

(9): Ngân hàng thông báo trả tiền cho người bán (hoặc ghi có vào tài khoản của người bán tại ngân hàng).

(10): Ngân hàng mở L/C yêu cầu người mua thanh toán L/C.

(11): Người mua đến ngân hàng trả tiền và nhận BCT bản chính đã được

ngân hàng mở L/C ký hậu vận đơn để đi nhận hàng.

1.5 Những rủi ro gặp phải trong quá trình thực hiện tài trợ xuất khẩu.

Ở bất cứ nghiệp vụ nào cũng đều tồn tại những rủi ro, vì thế nghiệp vụ

TTXK của những NHTM cũng có những rủi ro nhất định. Ngay từ khi cho ra đời sản phẩm này thì nó đã tồn tại một rủi ro mà bất kỳ những sản phẩm tín

dụng đều gặp phải, đó chính là khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Khi họ khơng có đủ vốn cũng như không xoay sở được vốn kịp thời khi đến thời hạn trả nợ, điều đó sẽ làm cho tình trạng nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên làm ảnh hưởng

rất nhiều đối với hoạt động của ngân hàng.

Ngoài ra, rủi ro mà ngân hàng gặp phải cịn chịu ảnh hưởng từ phương thức thanh tốn mà NXK và NNK thỏa thuận trong hợp đồng. Vì khi thực hiện những phương thức thanh toán quốc tế, rủi ro mà NXK gặp phải đó cũng chính là rủi ro mà ngân hàng sẽ phải đối diện.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng á châu , chi nhánh bình thạnh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)