CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LẠC VÀ XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ
3.1.3. Nhận xét chung
Qua phân tích các kết quả điều tra trên cho thấy:
- Mặc dù quỹ đất để phát triển trồng lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng
Bình cịn khá lớn (gần 6.000 ha) và đất có nhiều tính chất phù hợp để cây lạc cho năng suất và hiệu quả kinh tế khá. Mặt khác, cây lạc hiện nay có diện tích
đứng thứ 4 trong các cây trồng hàng năm trên đất cát biển chứng tỏ khả năng
thích ứng với điều kiện sản xuất cao do vừa cho hiệu quả kinh tế vừa phù hợp trong bố trí ln canh, xen canh vì có tác dụng cải tạo đất. Người nông dân
trồng lạc được tập huấn để tiếp thu kiến thức kỹ thuật trong sản xuất lạc khá cao và tỉ lệ sử dụng giống lạc tiến bộ kỹ thuật mới có tiềm năng năng suất cao V79, Sen lai, MD7, L18, L14, L23 …đạt cao. Nhận thức của người nông dân trồng lạc khá đầy đủ về các vấn đề khó khăn khách quan và chủ quan trong
sản xuất lạc làm cho năng suất, hiệu quả chưa cao và đã chỉ ra được một số hướng giải quyết để khắc phục. Tuy nhiên, sản xuất lạc trên loại đất này có
nhiều yếu tố hạn chế năng suất lạc như: đất có độ phì tự nhiên thấp, hàm
lượng hữu cơ thấp, nghèo mùn, đa số các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng phát triển của cây lạc đều thuộc loại rất nghèo đến nghèo, trong đó kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy K và P là hai yếu tố dinh dưỡng hàng đầu hạn chế năng suất lạc; đất có dung tích hấp thu thấp, nên khả năng giữ nước,
giữ phân bị hạn chế, sự rửa trơi các chất dễ dàng xảy ra khi có mưa lớn. Trong khi đó, chưa có quy trình phân bón riêng cho lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình nên liều lượng phân bón được khuyến cáo áp dụng vào sản xuất chưa sát với điều kiện đăc thù của vùng đất cát biển.
- Điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, trong vụ đơng xn có nhiều
thời điểm ít thuận lợi cho lạc sinh trưởng phát triển gây ảnh hưởng đến năng suất lạc nhưng đến nay người dân vẫn phải bố trí gieo lạc theo hướng dẫn
khung thời vụ của Sở Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình rất rộng (từ 15/12 đến 25/02) nên người trồng lạc bố trí thời vụ gieo trồng rất cảm tính và thường gặp rủi ro.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về sản xuất lạc trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình, để khai thác các tiềm năng, lợi thế và khắc phục các khó khăn cần phải thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp. Trong đó đối với giải pháp kỹ thuật trồng trọt cần ưu tiên biện pháp cải tạo đất bằng việc tăng
cường hữu cơ, bón phân cân đối hợp lý và che phủ đất nhằm tăng khả năng
giữ nước, giữ phân của đất, giảm thiểu xói mịn đất; cùng với bố trí khung
thời vụ gieo lạc hợp lý là nhóm các giải pháp kỹ thuật rất quan trọng cần quan tâm nghiên cứu để áp dụng vào sản xuất hiện nay. Trong khuôn khổ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung thực hiện các nội dung sau: - Nghiên cứu xác định khung thời vụ hợp lý nhất cho sản xuất lạc vụ đông
xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh
hưởng của các điều kiện bất lợi của khí hậu.
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định tổ hợp phân bón cân đối và hợp lý cho lạc vụ đơng xn trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình bảo đảm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trên cơ sở bảo đảm cân đối phân vô cơ theo tỷ lệ 1:3:2 như nhiều kết quả nghiên cứu trong nước đã khẳng định để xác định tổ hợp phân bón phối hợp giữa phân hữu cơ với phân vô cơ cân đối và hợp lý.
- Nghiên cứu áp dụng vật liệu phủ đất (ni lông, rơm) trong sản xuất lạc vụ đông xuân trên đất cát biển nhằm hạn chế xói mịn, rửa trơi; tăng khả năng giữ
nước, giữ phân, giữ nhiệt của đất bảo đảm sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao áp dụng vào sản xuất.