CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LẠC VÀ XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ
3.1.2. Thực trạng sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
3.1.2.1. Kết quả điều tra nông hộ sản xuất lạc
- Quy mô sản xuất của nông hộ sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
Bảng 3.6. Quy mô sản xuất của các nơng hộ vùng đất cát biển
tỉnh Quảng Bình
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính trung bình Giá trị Khoảng biến động
1 Số nhân khẩu/hộ người 4,5 1 - 7
2 Diện tích đất nơng nghiệp/hộ m2 3.158,8 840 - 5.150 3 Diện tích đất trồng lúa/hộ m2 2.095,5 510 - 4.580 4 Diện tích đất trồng lạc/hộ m2 636,5 330 - 2.860 5 Diện tích cây trồng cạn khác m2 426,8 75 - 1.540 6 Số Trâu, bò/hộ con 2,3 0 - 16 7 Số lợn/hộ con 5,1 0 - 45 8 Số gia cầm/hộ con 37,4 0 - 250
Qua kết quả điều tra được tổng hợp ở bảng 3.6 cho thấy, sản xuất nông nghiệp của nơng hộ vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình có quy mơ nhỏ. Mỗi hộ gia đình có khoảng 4,5 nhân khẩu. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bình qn 3.158,8 m2/hộ, trong đó có khoảng 2/3 diện tích đất trồng chuyên canh lúa nước và 1/5 diện tích đất chun trồng lạc, phần diện tích đất cịn lại chủ yếu trồng cây rau màu ngắn ngày các loại. Diện tích đất nơng nghiệp nói chung và diện tích từng đối tượng cây trồng khơng đều giữa các hộ (khoảng biến động lớn).
Qua cơ cấu diện tích các loại cây trồng trong sản xuất trồng trọt các nông hộ trồng lạc vùng cát biển trên chứng tỏ cây lúa và cây lạc có vai trị lớn trong hệ thống sản xuất nông nghiệp. Thực trạng chăn nuôi của nông hộ trồng lạc vùng cát biển có quy mơ nhỏ và khơng đều giữa các hộ nên lượng phân hữu cơ tự sản xuất hàng năm khơng đủ bón cho các loại cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng.
- Nhận thức của nông dân trồng lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
Qua kết quả tổng hợp tại bảng 3.7 cho thấy, nông dân sản xuất lạc tại vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình đã có nhận thức khá đầy đủ về các vấn đề khó khăn khách quan và chủ quan trong sản xuất lạc làm cho kết quả sản xuất
đạt năng suất và hiệu quả thấp bao gồm: các giới hạn về điều kiện tự nhiên đặc trưng của đất vùng cát biển và khí hậu vùng Bắc trung bộ; các khó khăn
từ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và quốc gia nói chung. Trong đó, thiếu đầu tư về cơ sở hạ tầng và nghiên cứu về thủy lợi để chủ động tưới tiêu nước cho sản xuất lạc chưa được đầu tư, sản xuất lạc còn phụ thuộc hồn tồn vào nước trời.
Từ những khó khăn đó, kết quả điều tra cũng cho thấy, nơng dân sản
xuất lạc vùng cát biển đã chỉ ra được một số hướng giải quyết tích cực và khả thi để khắc phục một số yếu tố hạn chế phát triển sản xuất lạc nói chung và
năng suất lạc nói riêng nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên vùng cát biển Quảng Bình.
Bảng 3.7. Những nhận thức của nơng dân về những khó khăn trong
sản xuất lạc trên đất cát biển và đề xuất giải pháp khắc phục
TT Vấn đề khó khăn Giải pháp đề xuất 1 Về điều kiện thời tiết, khí hậu
- Vụ đông xuân:
+ Gieo sớm: gặp rét đầu vụ làm tỉ lệ nẩy mầm thấp;
+ Gieo muộn: gặp hạn giữa và cuối vụ ảnh hưởng đến năng
suất.
- Vụ Hè thu:
Khơ nóng nên khơng thể gieo trồng được.
Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi để tưới tiêu nước phù hợp thì có thể tăng năng suất, sản lượng lạc và tăng thêm vụ hè thu, thu đông.
2 Về điều kiện đất đai
Nghèo dinh dưỡng, độ phì thấp, giữ nước, giữ phân kém.
Tăng cường bón phân cân đối hợp lý.
Đặc biệt, chú ý bón phân hữu cơ để
làm tăng độ màu mỡ cho đất. 3 Về vật tư nơng nghiệp
- Giá phân bón, thuốc trừ sâu tăng nhanh và ở mức cao.
- Chất lượng phân bón và thuốc BVTV khơng đáng tin cậy, thường có chất
lượng thấp.
- Đề nghị có giải pháp ổn định giá. - Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp.
4 Về Kỹ thuật sản xuất
Quy trình kỹ thuật sản xuất lạc
được tập huấn đạt hiệu quả thấp khi
áp dụng vào sản xuất.
Nghiên cứu quy trình mới phù hợp cho sản xuất lạc trên đất cát biển.
- Thực trạng đầu tư và mức độ tiếp cận khoa học kỹ thuật sản xuất lạc
Qua kết quả ở bảng 3.8 cho thấy, số nông hộ được tham gia tập huấn
khuyến nông về sản xuất lạc đạt tỉ lệ khá cao 76%. Nên cơ bản họ nắm bắt,
tiếp thu được quy trình sản xuất lạc khoa học và vận dụng khá tốt vào quá trình sản xuất lạc của gia đình như: làm đất, kỹ thuật chăm sóc, bón phân,…. Kết quả điều tra cũng cho thấy, tỉ lệ các hộ nông dân sử dụng giống tiến bộ kỹ
thuật mới như: Sen lai, MD7, L18, L14, L23 khá cao đạt 87,7%, chỉ có 12,3% sử dụng các giống cũ như: Sẻ, Giấy địa phương, Sen nghệ an,…. Nguồn gốc các giống tiến bộ kỹ thuật được nông dân sử dụng trong sản xuất gồm 51,3% mua của Cơng ty CP Giống cây trồng Quảng Bình và phần cịn lại các nơng hộ đã chủ động tự để giống. Còn đối với nguồn giống các giống địa phương thì 100% nơng hộ được điều tra xác nhận tự để giống.
Bảng 3.8. Thực trạng đầu tư và mức độ tiếp nhận tiến bộ KHKT trong sản
xuất lạc của nông dân vùng đất cát biển Quảng Bình Tình hình sử dụng giống của nơng dân sản xuất lạc (%)
Giống lạc Chỉ tiêu
Giống tiến bộ kỹ
thuật Giống địa phương
Tỉ lệ nông hộ sử dụng 87,7 12,3
Tự để giống 48,7 100
Mua của Cty Giống 51,3 0
Mức đầu tư phân bón của nông dân cho sản xuất lạc (kg)
Mức đầu tư của nông dân Chỉ tiêu Mức khuyến cáo
Trung bình Khoảng biến động
Đạm U-rê 65 60,6 45 - 65
Lân supe 560 407,2 350 - 500
Kaliclorua 100 115,9 70 - 120
Vôi 500 439,2 300 - 500
Phân chuồng 5.000 – 10.000 5.514 5.000 – 6.000
Mức độ tiếp nhận tiến bộ KHKT của nông dân sản xuất lạc (%)
Nông hộ đã được tập huấn Nông hộ chưa được tập huấn
76 24
Đối với mức đầu tư phân bón cho lạc, số liệu ở bảng 3.8 cho thấy, khi
quy ra nguyên chất từ giá trị trung bình số liệu điều tra về đạm, lân, kali, vôi là: 27,9 kg N/ha, 73,33 kg P2O5/ha, 60,0 kg K2O/ha, 439,2 kg vôi/ha; với mức
đầu tư của các nông hộ như vậy đã cho thấy đầu tư về N, P và vôi hơi thấp
nông dân 5,5 tấn/ha là đạt ở mức thấp theo quy trình của Sở Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình khuyến cáo. Tuy nhiên, qua số liệu ở bảng 3.8 cho
thấy, mức đầu tư các loại phân bón cho lạc của các nông hộ không đồng đều (khoảng biến động lớn), đặc biệt đối với các loại phân vô cơ. Như vậy, kết
quả phân tích cho thấy người nơng dân vùng đất cát biển Quảng Bình bón phân cho lạc cịn theo khả năng của gia đình, chưa theo quy trình thâm canh.
- Cơ cấu thời vụ gieo lạc vụ đông xuân của nông dân
Bảng 3.9. Tỉ lệ nông dân áp dụng thời gian gieo lạc trong vụ đông xuân
trên đất cát biển Quảng Bình
Đơn vị tính: (%) Thời gian Vùng Trước ngày 15/12 Từ 15/12 đến 25/12 Từ 26/12 đến 04/01 Từ 05/01 đến 14/01 Từ 15/01 đến 24/01 Từ 25/01 đến 03/02 Từ 04/02 đến 13/02 Từ 14/02 đến 23/02 Sau ngày 23/02 Lệ Thủy 7,8 6,4 8,6 29,0 30,3 6,2 1,7 5,4 4,6 Quảng trạch 0 2,4 7,0 12,2 53,1 10,4 9,3 3,2 2,4 Trung bình 3,9 4,4 7,8 20,6 41,7 8,3 5,5 4,3 3,5
Kết quả tổng hợp điều tra ở bảng 3.9 cho thấy người nông dân trên
vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình áp dụng thời vụ gieo lạc trong vụ đông
xuân khá rộng, bắt đầu trồng ở huyện Lệ Thủy vùng phía nam của tỉnh Quảng Bình trước ngày 15/12 năm trước và kết thúc sau ngày 23/02 năm sau, vượt ra ngoài khung thời vụ của Sở Nơng nghiệp & PTNT Quảng Bình khuyến cáo vốn đã khá rộng, từ ngày 15/12 – 25/02. Với thời vụ gieo lạc như vậy cho
thấy người nông dân bố trí thời vụ gieo lạc cịn theo cảm tính, tùy tiệndễ gặp rủi ro cho các trà lạc gieo vào thời điểm điều kiện thời tiết bất lợi sẽ ảnh
hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, làm giảm hiệu quả sản
xuất lạc.
3.1.2.2. Một số đặc điểm lý, hóa, sinh tính của đất cát biển trồng lạc
Kết quả phân tích 30 mẫu đất cát biển trồng lạc tỉnh Quảng Bình năm
các yếu tố nơng hố, chúng tôi đánh giá đất cát biển trồng lạc tỉnh Quảng Bình thuộc loại chua vừa, mùn và đạm tổng số biến động từ rất nghèo đến khá nhưng trung bình mùn thuộc loại trung bình và đạm vẫn thuộc nghèo, lân tổng số và dễ tiêu nghèo, kali tổng số rất nghèo đến nghèo, can xi trao đổi khá. Về sinh tính của đất do đất thống khí nên vi sinh vật háo khí hoạt động mạnh
hơn hẳn vi sinh vật yếm khí, theo kết quả phân tích ở bảng 3.10 thì lượng vi sinh vật háo khí cao hơn gần gấp hai lần lượng vi sinh vật yếm khí có trong
đất cát biển tỉnh Quảng Bình.
Bảng 3.10. Kết quả phân tích 30 mẫu đất cát biển tỉnh Quảng Bình
TT Chỉ tiêu Biến động Trung bình
1 pHKCl 4,6 – 5,4 4,8 2 OM (%) 0,51 – 1,68 1,23 3 N (%) 0,05 – 0,19 0,07 4 P2O5 (%) 0,03 – 0,06 0,04 5 P2O5 dễ tiêu (mg/100 g đất) 1,08 – 12,72 7,1 6 K2O (%) 0,18 – 0,34 0,27 7 Ca2+ ( lđl/100 g) 6,2 – 7,8 7,0 8 Cl-, SO42+ (mg/l) < 1 -
9 Vi khuẩn háo khí (CFU/g đất) 6,2 x 106 – 6,6 x 106 6,3 x 106 10 Vi khuẩn yếm khí (CFU/g đất) 3,2 x 106 – 3,6 x 106 3,5 x 106
( Nguồn: Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ tỉnh Quảng Bình)
3.1.2.3. Kết quả thực nghiệm xác định yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn chế năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.
- Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của lạc thí nghiệm
Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.11, chúng tơi có nhận xét như sau: + Ảnh hưởng đến phát triển chiều cao: Việc bón thiếu hụt một trong 2 yếu tố dinh dưỡng K hay N đều ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao cây của giống lạc L14 trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Trong đó, yếu tố hạn chế tăng trưởng chiều cao rõ nhất là kali trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc. Trên đất nội đồng công thức 2 không bón đạm cũng
có sự sai khác rõ so với cơng thức đối chứng. Việc khơng bón lân (cơng thức 3) khơng có sự sai khác ý nghĩa so với công thức đối chứng. Qua kết quả trên chúng tơi có thể kết luận thứ tự hạn chế chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống lạc L14 trong điều kiện thí nghiệm là: K > N ≥ P.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các các yếu tố dinh dưỡng đến một số
chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của lạc thí nghiệm
Cơng thức thí nghiệm Chiều cao cây khi thu hoạch (cm) Tổng số lá/cây khi thu hoạch (lá) Số lá xanh/cây khi thu hoạch (lá) Tổng cành/cây khi thu hoạch (cành) Tổng hoa/cây (cái)
Thí nghiệm tại thơn Tân Tiến, xã Cam Thủy (đất cát biển mới khai hoang)
CT1: NPK (nền, đ/c) 15,63a 9,83a 6,23a 7,67a 51,13a
CT2: Nền - N 14,65a 8,01ab 4,27b 6,73b 57,47a
CT3: Nền - P 14,54ab 6,65b 2,67bc 5,93c 48,73a
CT4: Nền - K 13,08b 6,54b 2,47c 5,38c 50,13a LSD0,05 1,489 1,913 1,469 0,577 16,942
Thí nghiệm tại thơn Tân Phong, xã Cam Thủy (đất cát biển nội đồng trồng lạc)
CT1: NPK (nền, đ/c) 19,21a 17,54a 7,71a 9,04a 69,27a CT2: Nền - N 16,16b 17,63a 7,65a 8,57ab 63,73a
CT3: Nền - P 18,64a 16,87b 6,89ab 8,01b 64,80a
CT4: Nền - K 13,33c 15,85c 5,94b 5,92c 67,47a
LSD0,05 1,499 0,649 1,581 0,999 6,593
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.
+ Ảnh hưởng đến phát triển bộ lá: Trên hai chân đất thí nghiệm thì ảnh
hưởng của việc khơng bón N, P hoặc K đến sự phát triển của bộ lá biểu hiện khá rõ. Trên chân đất cát biển mới khai hoang công thức 3 khơng bón lân và cơng thức 4 khơng bón kali là hai yếu tố dinh dưỡng hạn chế tổng số lá trên cây nhất. Còn trên chân đất cát biển nội đồng cơng thức 4 khơng bón kali là yếu tố dinh dưỡng hạn chế tổng số lá trên cây nhất. Việc bón kali có tác dụng duy trì số lá xanh còn lại khi thu hoạch hơn so với bón lân và cuối cùng là đạm. Qua kết quả trên chúng tơi có thể kết luận thứ tự hạn chế sự phát triển bộ lá của giống lạc L14 trong điều kiện thí nghiệm là: K ≥ P > N.
+ Ảnh hưởng đến phát triển cành: Số liệu tổng cành ở bảng 3.11 được chúng tôi đo khi thu hoạch cho thấy, hai yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng hàng đầu đến sự sinh trưởng phát triển cành lạc thí nghiệm là kali và lân. Sự thiếu dinh
dưỡng N cũng ảnh hưởng rõ đến sự phát triển cành ở trên chân đất cát biển
mới khai hoang. Qua kết quả trên chúng tơi có thể kết luận thứ tự hạn chế phát triển cành của giống lạc L14 trong điều kiện thí nghiệm là: K > P > N.
+ Ảnh hưởng đến phát triển hoa: Các tổ hợp phân bón khác nhau ở các
công thức ảnh hưởng không rõ đến tổng số hoa/cây của lạc L14 thí nghiệm.
- Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến đến bộ rễ và nốt sần của lạc thí nghiệm
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các các yếu tố dinh dưỡng đến khả năng
tạo nốt sần và nốt sần hữu hiệu của lạc thí nghiệm
Nốt sần (nốt) Nốt sần hữu hiệu(nốt) Cơng thức
thí nghiệm Ra hoa Đâm tia, làm quả Thu hoạch Ra hoa Đâm tia, làm quả Thu hoạch
Thí nghiệm tại thôn Tân Tiến, xã Cam Thủy (đất cát biển mới khai hoang)
CT1: NPK(nền, đ/c) 58,13a 132,33a 84,20a 22,27a 47,27a 26,93a CT2: Nền - N 39,93a 127,93a 85,80a 17,47a 54,73a 22,60a CT3: Nền - P 51,73a 101,00b 57,73b 18,80a 23,40b 5,53c CT4: Nền - K 53,47a 85,53c 72,20a 13,67a 44,60a 16,60b LSD0,05 32,278 11,688 14,159 14,096 14,392 5,148
Thí nghiệm tại thôn Tân Phong, xã Cam Thủy (đất cát biển nội đồng trồng lạc)
CT1: NPK(nền, đ/c) 33,00b 93,40a 240,60ab 25,20a 42,60a 28,87a CT2: Nền - N 57,00a 88,67a 251,67a 12,53b 31,60ab 25,73ab CT3: Nền - P 45,60ab 30,80b 132,67c 13,13b 11,80b 11,93c CT4: Nền - K 34,13b 55,40ab 164,80b 9,87b 29,07ab 19,13bc LSD0,05 12,823 44,688 76,043 5,947 23,671 8,715
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.
Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.12 chúng tơi có nhận xét như sau: Trong ba thời điểm theo dõi chúng tôi thấy sự ảnh hưởng của các tổ
hợp phân bón trong thí nghiệm khá tương đồng nhau ở hai điểm thí nghiệm và chỉ bắt đầu biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê rõ ở thời điểm
lạc đâm tia, làm quả và rõ nhất ở thời điểm thu hoạch. Cụ thể, đối với cả hai
chỉ tiêu tổng số nốt sần/cây và số lượng nốt sần hữu hiệu/cây cơng thức 3 khơng bón P đạt thấp nhất, cơng thức 4 khơng bón K thấp thứ hai, cơng thức 2 khơng bón N thấp thứ 3 và đạt cao nhất là công thức đối chứng. Từ phân tích trên, chúng tơi có thể kết luận trên đất cát biển Quảng Bình thứ tự hạn chế