PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 2 : VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển [58]

- Thời gian sinh trưởng:

+ Từ gieo đến bắt đầu nẩy mầm (có 10% số cây/ơ thí nghiệm có lá mầm trồi lên mặt đất);

+ Từ gieo đến nẩy mầm tối đa (có 70% số cây/ơ thí nghiệm có lá mầm trồi lên mặt đất);

+ Từ gieo đến phân cặp cành cấp 1 đầu tiên (khi các cây/ơ thí nghiệm có cành cấp 1 đầu tiên dài 1cm);

+ Từ gieo đến bắt đầu ra hoa (có 10% số cây/ơ thí nghiệm nở hoa);

+ Từ gieo đến kết thúc ra hoa (số hoa TB/ cây của ô thí nghiệm < 1 hoa liên tục trong 3 ngày);

+ Từ gieo đến thu hoạch (có 85% số quả/cây chín). - Tính tỉ lệ cây chết/ơ thí nghiệm khi cây có 3 lá thật.

- Chiều cao cây: Định kỳ 10 ngày 1 lần, bắt đầu sau gieo 1tháng đến thu hoạch.

Cách đo: Đo từ chỗ phân cành cấp 1 đầu tiên đến đỉnh sinh trưởng của thân chính. Theo dõi 5 cây/1ơ thí nghiệm theo đường chéo góc.

- Tổng số lá/thân: Theo dõi tại ba thời điểm (bắt đầu ra hoa, đâm tia làm quả và thu hoạch). Lấy 5 cây/1ơ thí nghiệm theo đường chéo góc.

- Số lá xanh cịn lại/thân chính khi thu hoạch. Theo dõi 5 cây/1ơ thí nghiệm theo

đường chéo góc.

- Đo chỉ số diện tích lá (LAI): Bằng phương pháp cân nhanh.

- Tổng số cành/cây: Theo dõi tại ba thời điểm (bắt đầu ra hoa, đâm tia làm quả và

thu hoạch). Lấy 5 cây/1ơ thí nghiệm theo đường chéo góc. Phân loại cành cấp 1 và cấp 2.

- Tổng số hoa trên cây: Theo dõi hàng ngày từ khi ra hoa cho đến khi số hoa bình qn/cây/ngày nhỏ hơn 1 và khơng tăng liên tục trong ba ngày.

- Số đợt ra hoa rộ: số ngày có số hoa bình qn/cây lớn hơn 4 hoa. - Thời gian ra hoa: Tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc ra hoa. - Tỉ lệ hoa hữu hiệu (%): Số quả chắc trên cây/tổng hoa trên cây x 100.

- Nốt sần: Nốt sần được xác định tại ba thời điểm (bắt đầu ra hoa, đâm tia làm quả và thu hoạch).

+ Số lượng nốt sần: Số cây lấy ở mỗi ơ thí nghiệm là 5 cây. Trước khi nhổ cây lấy mẫu, tiến hành tưới đẫm nước ở gốc cây, dùng dao bới gọn rễ, rửa nhẹ và tiến hành đếm nốt sần.

+ Chất lượng nốt sần: Trộn đều tất cả các nốt sần ngắt được, dàn mỏng ra trên mặt bàn, lấy mẫu 5 điểm chéo góc, cắt đơi các nốt sần và đếm số nốt sần có màu

hồng. Số nốt sần có màu hồng/tổng số nốt sần của mẫu.

- Số quả chắc trên cây: Theo dõi 5 cây/1ơ thí nghiệm. Đếm số quả chắc trên từng cây.

- Khối lượng 100 quả (g): Cân ngẫu nhiên 100g quả khô, đếm số quả và quy ra khối lượng 100 quả. Lấy 3 mẫu/1 ơ thí nghiệm.

- Tỉ lệ nhân: Lấy ngẫu nhiên và cân 3 mẫu/1ơ thí nghiệm, 100 quả khơ/mẫu. Bóc vỏ, lấy nhân và tiến hành cân để biết khối lượng nhân. Tính tỉ lệ phần trăm trọng lượng nhân/quả.

- Năng suất lý thuyết (tấn/ha):

Số quả chắc/cây × số cây/1m2 × P100 quả(g) × 7500 NSLT =--------------------------------------------------------------------

108

- Năng suất thực thu (tấn/ha):

Khối lượng quả khô trung bình/ơ thí nghiệm(kg) × 7500. NSTT =--------------------------------------------------------------------

10 ×103

2.4.2. Các chỉ tiêu về đất [95]

- Phân tích một số tính chất hóa học đất trước và sau thí nghiệm: Mẫu đất được lấy

ở tầng đất mặt (0 – 20 cm) trước và sau thí nghiệm, được phơi khơ trong khơng khí

và thực hiện phân tích các chỉ tiêu sau: pHKCl bằng phương pháp pH meter; Hữu cơ (OM) bằng phương pháp Walkley Black; Đạm tổng số bằng phương pháp Kjeldahl; Lân tổng số bằng phương pháp so màu trên quang phổ kế; Lân dễ tiêu bằng phương pháp Oniani; Kali tổng số bằng phương pháp quang kế ngọn lửa; CEC bằng phương pháp Kjeldahl.

- Theo dõi diễn biến ẩm độ đất:

+ Theo dõi diễn biến độ ẩm đất trong suốt q trình thí nghiệm từ gieo đến thu hoạch, định kỳ 10 ngày/1 lần đo độ ẩm đất. Phương pháp xác định độ ẩm:

Lấy đất ở độ sâu cách mặt đất 20 cm, độ ẩm đất được xác định bằng phương pháp

đốt cồn.

+ Độ ẩm cây héo: Theo phương pháp trồng cây trong chậu.

+ Sức chứa ẩm đồng ruộng: Tưới đẫm nước cho 1m2 đất ruộng thí nghiệm, dùng bạt nilơng đen tủ kín đất sau khi tưới. Sức chứa ẩm đồng ruộng được xác định bằng độ ẩm đất được đo ở thời điểm 1 ngày sau đó.

- Theo dõi diễn biến nhiệt độ đất: Định kỳ 10 ngày/1 lần đo nhiệt độ. Nhiệt độ đất của mỗi ơ thí nghiệm được đo trực tiếp bằng nhiệt kế tại điểm cách mặt đất 10 cm, vào thời điểm 9 - 10 giờ sáng.

2.4.3. Theo dõi tình hình phát sinh của các loại sâu bệnh

Phương pháp theo tiêu chuẩn 10TCN 224/2003.

2.4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế

- Lãi rịng được tính theo cơng thức: NP = GR – VTC.

- Tỉ suất lợi nhuận so với tổng chi phí đầu tư được tính theo cơng thức: RR = NP/VTC

(Trong đó: GR là tổng giá trị thu nhập, VTC là tổng chi phí đầu tư)

2.4.5. Xử lý số liệu

Theo chương trình Excel và phần mềm Statistiz 9.0. Số liệu xử lý gồm có trung bình, phân tích ANOVA, LSD0,05.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)