KẾT QUẢ XÂY DỰNG MƠ HÌNH TRÌNH DIỄN KỸ THUẬT TỔNG HỢP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình (Trang 144)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5.KẾT QUẢ XÂY DỰNG MƠ HÌNH TRÌNH DIỄN KỸ THUẬT TỔNG HỢP

TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ các kết quả ưu việt nhất ở các nghiên cứu về các biện pháp kỹ

thuật trên chúng tôi xây dựng mơ hình thực nghiệm thâm canh tăng năng suất lạc tại Quảng Bình gồm kết cấu các hợp phần như sau:

+ Hợp phần 1 (đối chứng): Quy trình sản xuất lạc gồm các biện pháp kỹ thuật đang áp dụng trong sản xuất.

+ Hợp phần 2: Quy trình sản xuất lạc mới 1 + Hợp phần 3: Quy trình sản xuất lạc mới 2

Cụ thể các biện pháp kỹ thuật áp dụng ở các hợp phần như sau: Biện pháp

kỹ thuật

Hợp phần 1

(đối chứng) Hợp phần 2 Hợp phần 3 Biện pháp kỹ thuật tác động giống nhau

Ngày gieo 12/01/2013 12/01/2013 12/01/2013 Giống L14 L14 L14 Mật độ gieo 40 cây/m2 (25cm × 10cm × 1 hạt/hốc) 40 cây/m2 (25cm ×10cm × 1 hạt/hốc) 40 cây/m2 (25cm × 10cm × 1 hạt/hốc)

Biện pháp kỹ thuật tác động khác nhau

Liều lượng phân bón áp dụng tính cho 1ha 30N + 90 P2O5 + 60 K2O + 5 tấn phân chuồng + 500 kg vôi/ha 40N + 120 P2O5 + 80 K2O + 10 tấn phân chuồng + 500 kg vôi/ha 40N + 120 P2O5 + 80 K2O + 0,6 tấn phân Hữu cơ vi sinh + 500 kg vôi/ha

Phủ đất không rơm rơm

3.5.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khơ của các hợp phần mơ hình thực nghiệm phần mơ hình thực nghiệm

Qua số liệu tổng hợp ở bảng 3.38 chúng tơi có một số nhận xét sau:

- Mật độ cây khi thu hoạch (cây/m2):

Mật độ cây khi thu hoạch ở hai hợp phần 2 và 3 có áp dụng các biện

pháp kỹ thuật mới đạt 38 cây/m2, cao hơn hợp phần 1 đối chứng (chỉ đạt 36,4 cây/m2).

- Các chỉ tiêu số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt:

Các chỉ tiêu này ở các hợp phần có sự sai khác nhau khá rõ. Đạt cao nhất là hợp phần 2, đứng thứ 2 là hợp phần 3 và thấp nhất là hợp phần 1 đối chứng. Trong đó chỉ tiêu số quả chắc/cây có ảnh hưởng mạnh nhất khi áp

dụng kỹ thuật thâm canh mới, chỉ tiêu này ở hai hợp phần 2 và 3 tăng so với hợp phần đối chứng 42,7 - 64,2 %.

Bảng 3.38. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc

của mơ hình thực nghiệm

Hợp phần 2 Hợp phần 3 Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Hợp phần 1

(đối chứng) Giá trị trung

bình So với đối chứng (%) Giá trị trung bình So với đối chứng (%)

Mật độ khi thu hoạch cây/m2 36,4 37,9 + 4,2 38,0 + 4,4 Số quả chắc/cây quả 7,49 12,31 + 64,2 10,69 + 42,7 Khối lượng 100 quả gam 141,5 153,1 + 8,2 147,1 + 3,9 Khối lượng 100 hạt gam 62,1 65,2 + 5,2 63,9 + 2,9 Năng suất lý thuyết tấn/ha 2,895 5,360 + 85,1 4,483 + 54,9 Năng suất thực thu tấn/ha 2,095 3,743 + 78,6 3,335 + 59,2

2,095 3,743 3,335 0,0 0,3 0,6 0,9 1,2 1,5 1,8 2,1 2,4 2,7 3,0 3,3 3,6 3,9 Hợp phần 1 Hợp phần 2 Hợp phần 3 N ă ng s u t th c th u (t n/ ha )

- Năng suất lý thuyết: Số liệu về kết quả tính năng suất lý thuyết ở bảng 3.38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cũng tương đồng với các chỉ tiêu các yếu tố cấu thành năng suất ở trên nên

cũng cho thấy ở các hợp phần có sự sai khác nhau rất rõ. Đạt cao nhất là hợp phần 2, tăng so với đối chứng đến 85,1%; đứng thứ 2 là hợp phần 3, tăng so với đối chứng 54,9% và thấp nhất là hợp phần 1 đối chứng.

- Năng suất thực thu: Kết quả thu hoạch thực tế được tổng hợp ở bảng 3.38

cho thấy năng suất thực thu tương đồng với năng suất lý thuyết. mức tăng so với đối chứng cũng rất lớn. Đạt cao nhất là hợp phần 2 (đạt 3,743 tấn/ha, tăng 78,6% so với đối chứng) và hợp phần 3 (đạt 3,335 tấn/ha, tăng 59,2% so với đối chứng).

3.5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hợp phần mơ hình thực nghiệm

Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất là một khâu quan trọng và có

ý nghĩa quyết định đến sự phát triển mở rộng sản xuất ra đại trà. Một mơ hình sản xuất được đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế là cơ sở quan trọng cho

người nông dân quan tâm đầu tư áp dụng vào sản xuất và cho các cơ quan chức năng địa phương định hướng trong quy hoạch phát triển sản xuất. Qua

kết quả tổng hợp, tính tốn hiệu quả kinh tế của mơ hình thực nghiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc mới được thể hiện ở bảng 3.39, chúng

tơi có một số đánh giá sau:

- Về chi phí đầu tư: Các hợp phần 2 và 3 áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới

đòi hỏi đầu tư thêm một số loại vật tư như phân bón và rơm phủ đất nên chi

phí đầu vào có tăng lên, hợp phần 2 tăng 6,944 triệu đồng/ha, hợp phần 3 tăng 3,954 triệu đồng/ha so với hợp phần 1 đối chứng. Tuy nhiên, công lao động ở các hợp phần 2 và 3 đều giảm 10 công/ha (tương đương 1,2 triệu đồng) so với

đối chứng nhờ giảm được nhiều cơng chăm sóc, làm cỏ. Vì vậy, tổng chi phí

của hợp phần 2 là 54,17 triệu/ha, chỉ tăng 5,744 triệu đồng so với hợp phần 1

đối chứng và tổng chi của hợp phần 3 là 51,21 triệu đồng/ha, tăng 2,754 triệu đồng so với hợp phần 1 đối chứng.

Bảng 3.39. Hiệu quả kinh tế của mơ hình thực nghiệm (tính cho 1 ha) Hợp phần 1 (đối chứng) Hợp phần 2 Hợp phần 3 Tiêu chí Đơn vị tính Giá bán (đồng) Số lượng Thành tiền (1000đ) Số lượng Thành tiền (1000đ) Số lượng Thành tiền (1000đ) 1. Tổng chi 48426 54170 51210 1.1. Vật tư 20826 27770 24810 Kali Clorua kg 14000 80 1120 100 1400 100 1400 Lân supe kg 3400 190 646 250 850 250 850 NPK (5-10-3) kg 4800 600 2880 800 3840 800 3840 Phân HC vi sinh kg 3400 0 0 0 0 900 2040 Vơi bón ruộng kg 1200 500 600 500 600 500 600 Lạc giống L14 kg 48000 240 11520 240 11520 240 11520 Thuốc BVTV 1560 1560 1560 Rơm tấn 300000 0 0 10 3000 10 3000 Phân chuồng tấn 500000 5 2500 10 5000 0 0

1.2. Công lao động công 120000 230 27600 220 26400 220 26400

Làm đất, bón phân lót cơng 120000 60 7200 60 7200 60 7200 Gieo hạt, tỉa dặm công 120000 60 7200 60 7200 60 7200

Phủ rơm công 120000 0 0 20 2400 20 2400

Làm cỏ, xới xáo, bón

thúc lần 1 và 2 công 120000 40 4800 10 1200 10 1200 Phun thuốc BVTV công 120000 10 1200 10 1200 10 1200

Thu hoạch công 120000 60 7200 60 7200 60 7200

2. Tổng thu kg 25000 2097 56619 3743 101061 3335 90045

3. Lãi ròng 8193 46891 38835

4. Tỷ suất lãi so với

vốn đầu tư (RR) 0,17 0,87 0,76

- Về tổng thu: Năng suất tăng cao ở hai hợp phần 2 và 3 nhờ áp dụng các biện

pháp kỹ thuật mới nên tổng thu của chúng cao hơn hẳn so với hợp phần 1 đối chứng. Tổng thu của hợp phần 2 đạt 101,061 triệu đồng/ha, tăng đến 44,442 triệu đồng so với hợp phần 1 đối chứng và tổng thu của hợp phần 3 đạt 90,045 triệu đồng/ha, tăng 37,426 triệu đồng so với hợp phần 1 đối chứng.

- Về lãi ròng: Lãi ròng là kết quả hiệu giữa tổng thu và tổng chi. Qua phân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tích hai chỉ tiêu tổng chi và tổng thu trên cho thấy tổng thu của hai hợp phần 2 và 3 áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới đạt cao, trong khi đó tổng chi phí đầu tư tăng thêm không nhiều so với hợp phần 1 đối chứng nên lãi ròng đạt

cao hơn rất nhiều so với hợp phần 1 đối chứng. Qua kết quả tổng hợp ở bảng 3.39 cho thấy, lãi ròng cao nhất ở hợp phần 2 đạt 46,891 triệu đồng/ha, đứng

thứ hai là hợp phần 3 đạt 38,835 triệu đồng/ha và thấp nhất là hợp phần 1 đối chứng đạt chỉ 8,193 triệu đồng/ha.

- Về tỉ suất lợi nhuận so với tổng vốn đầu tư: Tỉ suất lợi nhuận được xác định

bằng hiệu số giữa lãi ròng và tổng chi phí đầu tư. Chỉ số này phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư, đầu tư 1 đồng vốn vào trong một chu trình sản xuất sẽ thu

được bao nhiêu đồng tiền lãi. Qua số liệu ở bảng 3.39 thì tỉ suất lợi nhuận đạt

cao nhất ở hợp phần 2 (đạt 0,87), đứng thứ hai là hợp phần 3 (đạt 0,76) và

thấp nhất là hợp phần 1 đối chứng (chỉ đạt 0,17). Kết quả này đã phản ánh rõ hiệu quả kinh tế cao của đồng vốn đầu tư cho ứng dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

* Tóm lại:

Qua phân tích, đánh giá chi tiết kết quả mơ hình thực nghiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp mà các nghiên cứu của đề tài xác định được trong sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình cho thấy: Năng suất lạc

đã tăng từ 2,097 tấn/ha lên 33,35 - 37,43 tấn/ha, đưa lãi ròng tăng từ 8,193

triệu đồng/ha lên 38,835 – 46,891 triệu đồng/ha và tỉ suất lợi nhuận so với

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Đánh giá tình hình sản xuất lạc và xác định yếu tố hạn chế năng suất lạc

trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình:

Cây lạc có có vai trị quan trọng trong cơ cấu cây trồng hàng năm trên đất cát biển nhờ khả năng thích ứng với điều kiện sản xuất cao. Diện tích đất cát biển để phát triển sản xuất lạc còn khá lớn (gần 5.500 ha). Người nông dân được tập huấn kiến thức kỹ thuật sản xuất lạc chiếm tỉ lệ khá cao (76%) và tỉ lệ

sử dụng giống lạc tiến bộ kỹ thuật mới đạt cao (87,7%). Nhận thức của người nơng dân khá đầy đủ về các vấn đề khó khăn trong sản xuất lạc và đã chỉ ra được một số hướng giải quyết, khắc phục. Tuy nhiên, sản xuất lạc trên loại đất

này hiện nay năng suất và hiệu quả kinh tế còn thấp do các yếu tố hạn chế sau: - Đất cát biển có độ phì tự nhiên thấp. Đa số các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng phát triển của cây lạc đều thuộc loại rất nghèo đến

nghèo. Và kết quả thực nghiệm cho thấy K và P là hai yếu tố dinh dưỡng hàng

đầu hạn chế năng suất lạc. Trong khi đó, việc bón phân của người nơng dân

vẫn cịn tùy tiện, do chưa có quy trình phân bón cho lạc riêng cho vùng đất cát biển Quảng Bình.

- Trong khi, điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, sản xuất lạc đang dựa

hồn tồn vào nước trời và chưa có nghiên cứu thời vụ gieo lạc cho vùng đất cát biển, nên Sở Nơng Nghiệp và PTNT Quảng Bình hướng dẫn khung thời vụ gieo lạc vụ đơng xn hiện nay cịn khá rộng, từ ngày 15/12 đến ngày 25/02. Đây là một trong những nguyên nhân sản xuất lạc ở vùng này cho năng suất và hiệu quả kinh tế thấp.

1.2. Xác định được tổ hợp phân bón cân đối, hợp lý giữa vô cơ với hữu cơ cho

lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình vừa tăng năng suất và hiệu quả kinh tế là: 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha + 500 kg vôi/ha + 10 tấn

phân chuồng/ha cho năng suất quả đạt 3,1 – 3,113 tấn/ha, lãi ròng đạt 25,38 – 29,18 triệu đồng/ha, tỷ suất lãi so với vốn đầu tư đạt 0,51 – 0,53; hoặc có thế thay phân chuồng bằng phân hữu cơ vi sinh với lượng 0,6 tấn/ha cũng bảo đảm cho năng suất quả đạt 2,628 – 2,68 tấn/ha, lãi ròng đạt 19,39 – 25,91 triệu đồng/ha, tỷ suất lãi so với vốn đầu tư (RR) đạt 0,42 – 0,5.

1.3. Xác định được khung thời vụ gieo trồng lạc thích hợp nhất cho vùng đất

cát biển tỉnh Quảng Bình trong vụ đông xuân là từ ngày 04/01 đến ngày

03/02. Trong khung thời vụ này sản xuất lạc cho năng suất thực thu đạt 1,81 – 2,178 tấn/ha và bảo đảm thu được hiệu quả kinh tế.

1.4. Xác định được việc áp dụng biện pháp phủ đất trong sản xuất lạc vừa tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng suất và hiệu quả kinh tế vừa cải thiện nhiều tính chất lý, hóa của đất. Phủ

đất cho năng suất quả tăng 0,395 – 0,482 tấn/ha, lãi ròng tăng 7,966 – 10,01

triệu đồng/ha, chỉ số RR tăng 0,14 – 0,17 so với không phủ đất. So sánh hai

loại vật liệu thì phủ đất bằng rơm phù hợp hơn vì vừa giảm được chi phí sản

xuất do tận dụng được nguồn rơm sẳn có vừa cải thiện độ phì cho đất.

1.5. Mơ hình thực nghiệm bằng việc áp dụng đồng thời các biện pháp kỹ thuật

của đề tài xác định được đã cho kết quả vượt trội về năng suất và hiệu quả

kinh tế so với quy trình sản xuất hiện tại. Năng suất tăng 59 - 79% (từ 2,95 tấn/ha tăng lên 3,335 – 3,743 tấn/ha) và lãi ròng từ 8,19 triệu đồng/ha tăng lên 38,83 - 46,89 triệu đồng/ha và chỉ số RR từ 0,17 tăng lên 0,76 – 0,87.

2. ĐỀ NGHỊ

2.1. Triển khai ứng dụng nhanh biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp mà đề tài

đã xác định nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người nông dân trồng

lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình. Đây là cơ sở cho việc khuyến khích mở rộng diện tích trồng lạc và khai thác tiềm năng của vùng đất này.

2.2. Bón phân hữu cơ trong sản xuất lạc trên đất cát biển là yêu cầu quan trọng

bảo đảm sản xuất ổn định và bền vững. Vì vậy, cần khuyến khích sản xuất các loại phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi, than bùn, phụ phẩm nông nghiệp,....

CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Minh Hiếu, Lê Thanh Bồn, Hồ Khắc Minh (2011), Những tiềm

năng và thách thức cho phát triển sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Nơng nghiệp và PTNT, 7, trang 3 – 7.

2. Hồ Khắc Minh, Nguyễn Minh Hiếu (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng và năng suất giống lạc L14 trong vụ đông xuân trên đất cát biến tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Nơng nghiệp và

PTNT, 10, trang 12 – 20.

3. Lê Thanh Bồn, Hồ Khắc Minh (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ

hợp phân bón đến năng suất giống lạc L14 trồng trên đất cát ven biến tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Nơng nghiệp và PTNT, 10, trang 59 – 67.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thị An (1993), “Xác định cơng thức bón phối hợp NPK & Mg cho cây dứa ở một số vùng đất trồng dứa phía Bắc”, Tuyển tập cơng trình nghiên

cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 137-140.

2. Đỗ Ánh (2002), Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng, NXB

Nơng Nghiệp, Hà Nội.

3. Trần Thị Ân, Đồn Thị Thanh Nhàn (2004), “Xác định mật độ thích hợp

trong điều kiện phủ ni lông cho giống lạc L12 trên đất cát biển khơ hạn Thanh Hóa trong vụ xuân và vụ thu đông”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Quyển X, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 43-45.

4. Nguyễn Văn Bình (1996), Giáo trình cây lạc, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Bộ, E. Muter, Nguyễn Trọng Thi (1999), “Một số kết quả

nghiên cứu về bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam”, Kết quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiên cứu khoa học, Viện Thổ Nhưỡng Nơng Hóa, NXB Nơng Nghiệp,

Hà Nội, quyển 3, tr. 307-335.

6. Nguyễn Văn Bộ (1998), Dự báo nhu cầu sử dụng phân bón đến năm

2000 ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Hố học tồn quốc lần thứ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình (Trang 144)