Ảnh hưởng của phủ đất đến sự phát triển nốt sần của lạc thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình (Trang 133 - 135)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4.3.Ảnh hưởng của phủ đất đến sự phát triển nốt sần của lạc thí nghiệm

3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHỦ ĐẤT

3.4.3.Ảnh hưởng của phủ đất đến sự phát triển nốt sần của lạc thí nghiệm

Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.32 chúng tơi có nhận xét như sau:

- Thời kỳ trước ra hoa:

Đây là thời kỳ nốt sần mới bắt đầu hình thành, nhìn chung giữa các

cơng thức thí nghiệm số lượng nốt sần và nốt sần hữu hiệu khơng có sự sai khác khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Thời kỳ ra hoa, đâm tia, làm quả:

Đây là thời kỳ số lượng nốt sần đạt đến mức tối đa trong toàn bộ quá

trình sinh trưởng. Qua số liệu ở bảng 3.32, thí nghiệm ở xã Cam Thuỷ các

cơng thức 2 phủ ni lông và công thức 3 phủ rơm có số lượng nốt sần và nốt sần hữu hiệu sai khác nhau khơng có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng cao hơn có ý nghĩa so với cơng thức 1 không phủ đất.

- Thời kỳ thu hoạch:

Ở thời kỳ này số lượng nốt sần đã suy giảm. Qua số liệu ở bảng 3.32 cho

thấy, thí nghiệm ở xã Cam Thuỷ, hai cơng thức phủ ni lơng và cơng thức phủ rơm có số lượng nốt sần và nốt sần hữu hiệu sai khác nhau khơng có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng cao hơn có ý nghĩa so với cơng thức khơng phủ đất. Cịn đối với thí nghiệm ở xã Quảng Xn đối với chỉ tiêu tổng số nốt sần sự sai khác giữa các cơng thức là khơng có ý nghĩa nhưng về chỉ tiêu nốt sần hữu hiệu thì kết quả khi thu hoạch cũng tương tự như thí nghiệm tại xã Cam Thuỷ.

Bảng 3.32. Ảnh hưởng của phủ đất đến phát triển của nốt sần của lạc thí nghiệm Số lượng nốt sần/cây (nốt) Số lượng nốt sần hữu hiệu/cây (nốt) Chỉ tiêu Công thức

Ra hoa Đâm tia, làm quả Thu hoạch Ra hoa Đâm tia, làm quả Thu hoạch

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

1. Không phủ (đ/c) 104,27a 280,93b 137,33b 21,93a 71,93b 23,07b 2. Phủ ni lông 112,33a 312,53a 173,20a 28,67a 97,87a 29,47a 3. Phủ rơm 101,27a 329,07a 186,00a 22,00a 102,13a 28,60a

LSD0,05 32,964 30,791 21,276 9,725 23,813 3,246

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

1. Không phủ (đ/c) 103,67a 263,20a 144,60a 15,47a 64,33a 20,53b 2. Phủ ni lông 110,40a 307,93a 183,00a 20,93a 73,20a 28,33a 3. Phủ rơm 110,53a 300,40a 183,67a 19,60a 83,20a 30,93a LSD0,05 16,582 54,643 47,315 8,947 26,166 2,732

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

Như vậy có thể thấy: Việc sử dụng vật liệu phủ đất không ảnh hưởng đến quy luật phát triển của nốt sần trên cây lạc. Thời kỳ ra trước ra hoa tăng

dần và đạt tối đa vào thời kỳ đâm tia làm quả, sau đó nốt sần suy giảm hoạt động, khô xác và chết. Tuy nhiên, ruộng lạc được phủ đất việc hình thành và

phát triển nốt sần tốt hơn, đặc biệt kết quả thí nghiệm cho thấy rõ ruộng lạc

được phủ đất duy trì được số lượng nốt sần hữu hiệu cao hơn vào giai đoạn

cuối thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây lạc. Điều này có ý nghĩa trong

việc duy trì các hoạt động sinh lý bình thường của cây, tạo điều kiện cho quá trình làm quả diễn ra thuận lợi, góp phần bảo đảm cho năng suất cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình (Trang 133 - 135)