Ảnh hưởng của tổ hợp BA+IBA tới khả năng tạo chồi của mẫu cấy

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro cây trầu bà – philodendron xanadu (Trang 42 - 48)

trình bày ở bảng 4

Bảng 4: Ảnh hưởng của tổ hợp BA+IBA tới khả năng tạo chồi của mẫu cấy (sau 4 tuần nuôi cấy) (sau 4 tuần nuôi cấy)

CT Nồng độ IBA bổ sung (mg/l) Hệ số nhân chồi (lần/tháng) Chiều cao TB (cm/chồi) Số lá TB (lá/chồi) 1 0 5,01 0,95 3,29 2 0,05 5,07 0,93 3,24 3 0,10 5,12 0,90 3,22 4 0,15 4,87 1,00 3,27 5 0,20 4,68 1,11 3,26 CV% 0,2 1,0 0,5 LSD (5%) 0,14 0,18 0,27

Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của tổ hợp BA+IBA tới hệ số nhân chồi của mẫu cấy

Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của tổ hợp BA+IBA tới chiều cao TB/chồi của mẫu cấy cấy

Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của tổ hợp BA+IBA tới số lá TB/chồi của mẫu cấy

Hình 4: Ảnh hưởng của tổ hợp BA+IBA khả năng tạo chồi của mẫu cấy

Qua kết quả thu được cho thấy: Khi bổ sung IBA với các thang nồng độ từ (0,05 – 0,2 mg/l) vào môi trường nền dinh dưỡng cơ bản đối chứng là:

MS + 4mg/l BA thì ở các cơng thức trên thu được các kết quả khác nhau thể hiện ở hệ số nhân chồi, chiều cao TB/chồi và số lá TB/chồi. Qua thí nghiệm với các nồng độ IBA khác nhau cho thấy:

Công thức 3 (0,10mg/l IBA) cho hệ số nhân chồi cao nhất (5,12 lần), nhưng chiều cao TB/chồi đạt thấp nhất (0,90 cm/chồi). Chiều cao TB/chồi đạt cao nhất ở công thức 5 là 1,11 cm/chồi. Công thức 5 đạt hệ số nhân chồi thấp nhất là 4,68 chồi.

CT3:MS+4mg/lBA+0,1mg/lIBA Đ/C

Như vậy, khi tăng nồng độ IBA từ 0,05 – 0,2 mg/l thì hệ số nhân chồi đạt cao nhất ở cơng thức có bổ sung 0,1mg/l IBA và giảm dần khi tiếp tục tăng nồng độ IBA. Nhưng mức độ sai khác giữa hệ số nhân chồi của CT1 (Đ/C) và CT3 là khơng có ý nghĩa nên CT1 vẫn là cơng thức tốt nhất ở thí nghiệm trên.

Kết luận: Qua thí nghiệm trên cho thấy sự phối hợp giữa BA+IBA có tác dụng

rõ rệt tới khả năng tạo chồi của mẫu cấy. Tuy nhiên, sự phối hợp này chỉ có tác dụng thúc đẩy tăng khả năng tạo chồi của mẫu cấy khi ở nồng độ thích hợp ở CT2 và CT3, nếu tiếp tục tăng nồng độ IBA lên thì sẽ ức chế khả năng tạo chồi của mẫu cấy.

Tóm lại: Các tổ hợp BA+IAA và BA+IBA đều ảnh hưởng tói khả năng tạo chồi của mẫu cấy trầu bà. Tuy nhiên, tùy mức IAA hay IBA được bổ sung mà có tác dụng tăng hay giảm khả năng tạo chồi so với công thức đối chứng. Qua hai thí nghiệm đã rút ra 2 tổ hợp cho hệ số nhân chồi lớn nhất là: 4mg/lBA+0,5mg/lIAA hoặc 4mg/lBA+1,0mg/lIBA. Tuy nhiên, về mặt thống kê sai số hệ số nhân chồi giữa công thức đối chứng với hai cơng thức trên là khơng có ý nghĩa. Vì vậy, thực tế nên sử dụng cơng thức: MS+4mg/lBA

Nhận xét chung: Qua các thí nghiệm nhân nhanh in vitro cây trầu bà cho

thấy, khi hệ số nhân chồi cao thì chiều cao trung bình chồi sẽ thấp. Vì vậy, muốn tăng số lượng chồi tạo thành của mẫu cấy chúng ta có thể sử dụng các hóa chất nhằm ức chế sự sinh trưởng của các chồi từ đó tăng số cụm chồi tạo thành.

4.2. Nghiên cứu mơi trường tạo cây hồn chỉnh thích hợp

Bộ rễ là cơ quan có vai trị quan trọng đối với các loại cây trồng nói chung và trầu bà nói riêng. Ngồi tác dụng giúp cây bám chắc vào đất, rễ còn làm nhiệm vụ hút nước, dinh dưỡng khoáng cung cấp cho các hoạt động của cây.

Trong quá trình nhân giống in vitro trước khi đưa cây từ ống nghiệm ra trồng ngồi mơi trường tự nhiên, cây in vitro cần phải đạt đủ yêu cầu về chiều cao, số lá và. Khi kết thúc giai đoạn nhân nhanh, một số lượng lượng lớn các chồi đồng nhất và khỏe mạnh được tạo thành nhưng các chồi này vẫn chưa hình thành rễ. Vì thế phải đưa các chồi đã tạo ra vào môi trường phù hợp để các chồi này tái sinh rễ phát triển thành cây hồn chỉnh. Vì thế việc nghiên cứu mơi trường tạo cây hồn chỉnh có ý nghĩa rất quan trọng trong nhân giống in vitro.

Cây trầu bà là cây trồng chậu nên bộ rễ ăn nơng. Do vậy, trong thí nghiệm tạo cây hồn chỉnh, yêu cầu chồi tạo được số lượng rễ lớn, chiều dài của rễ khơng cần lớn.

4.2.1. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA đến giai đoạn tạo cây hồn chỉnh

Trong mơi trường ni cấy, nếu sử dụng Auxin với hàm lượng thích hợp có tác dụng kích thích mẫu cấy hình thành rễ. Các thí nghiệm nghiên cứu mơi trường tạo rễ được tiến hành trên mơi trường MS, ½ MS có bổ sung α-NAA với nồng độ 0,25 mg/l và 0,5mg/l.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro cây trầu bà – philodendron xanadu (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w