Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO/TS16949

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh các giải pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn isots169492009 tại công ty tnhh mabuchi motor (việt nam) giai đoạn 2012 2015 (Trang 28 - 30)

7. Kết cấu của đề tài gồm 3 chƣơng sau:

1.6.3.Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO/TS16949

Ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất và phân phối các sản phẩm ô tô hiện nay là một ngành hoạt động có tính toàn cầu. Một nhà sản xuất phụ tùng ô tô có thể chỉ là rất nhỏ nhƣ một con ốc bắt trong chi tiết máy đều có thể tổ chức sản xuất hàng loạt sản phẩm với số lƣợng rất lớn và có khả năng xuất khẩu để phục vụ việc lắp ráp tại tất cả các hãng ô tô lớn trên toàn thế giới. Vì thế các sản phẩm đầu vào của các nhà sản xuất ô tô mang tính đa dạng, chi tiết và thể hiện tính chuyên nghiệp hóa thông qua việc sử dụng nhiều sản phẩm của nhiều nhà cung cấp linh kiện và ngƣợc lại một nhà sản xuất linh phụ kiện có thể cung cấp cho rất nhiều hãng sản xuất ô tô lớn khác nhau.

Yêu cầu nghiêm ngặt trong yêu cầu phê duyệt sản phẩm, hoạch định chất lƣợng theo yêu cầu khách hàng, phân tích mối nguy hiểm tiềm năng, phân tích sai số trong dụng cụ đo ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm. Toàn bộ các yêu cầu hợp nhất này sẽ đƣợc giải quyết khi doanh nghiệp áp dụng và đƣợc chứng nhận hệ thống quản lý chất lƣợng theo ISO/TS16949.

Việc áp dụng ISO/TS 16949 về cơ bản có các đặc điểm tƣơng đồng với ISO 9001:2008. Đặc điểm này mang lại cho ISO/TS 16949 một lợi thế lớn khi cùng lúc có đƣợc sự công nhận của toàn hiệp hội cũng nhƣ sự phổ cập có tính toàn cầu của một tiêu chuẩn thông dụng. Thuận lợi này giúp cho doanh nghiệp vƣợt qua rào cản bởi các yêu cầu khắc khe mang tính đặc thù của từng hãng lớn trên thế giới thông qua:

Cải tiến chất lƣợng sản phẩm và quá trình quản lý thông qua hoạt động bằng việc bám sát và cập nhật thƣờng xuyên các yêu cầu của khách hàng, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, hợp lý hóa và tối ƣu hóa mặt bằng, dây chuyền sản xuất, đặc thù và phù hợp trong ngành ô tô nhằm ứng phó với các biến đổi của môi trƣờng kinh doanh, đòi hỏi của thị trƣờng.

Cung cấp niềm tin đối với các tổ chức và đƣợc chứng nhận ISO/TS 16949 trên toàn thế giới nhằm giảm bớt các chi phí sản xuất không cần thiết nhƣ: chi phí vận chuyển, bảo quản, chi phí chất lƣợng, tiến độ giao hàng, giảm thiểu sự khác biệt về chất lƣợng, tăng năng suất lao động.

Hình thành ngôn ngữ chung trong sản xuất và kinh doanh, tránh các hiểu lầm hoặc hoạt động cản trở cải tiến.

Do đựơc xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001 nên các công ty đã áp dụng ISO 9001 sẽ gặp thuận lợi trong việc áp dụng ISO/TS 16949 bằng cách bổ sung các quy định chi tiết của quy định kỹ thuật này vào hệ thống quản lý chất lƣợng đang áp dụng. Các công ty sản xuất linh kiện ô tô có thể tìm kiếm sự chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận độc lập (chứng nhận của bên thứ ba). Các tổ chức này không chỉ tiến hành đánh giá để cấp giấy chứng nhận ban đầu mà còn định kỳ thực hiện hoạt động đánh giá giám sát (trong thời gian 3 năm hiệu lực của giấy chứng nhận) để đảm bảo các công ty vẫn luôn duy trì hệ thống quản lý phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh các giải pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn isots169492009 tại công ty tnhh mabuchi motor (việt nam) giai đoạn 2012 2015 (Trang 28 - 30)