Kết luận chương
2.4.3. Bài 3: Ơn tập chương các phép biến hình
1. Mục tiêu a, Kiến thức
- HS hệ thống các phép biến hình trên bảng so sánh - Củng cố kiến thức về phép biến hình
b, Kỹ năng
- Luyện kĩ năng dựng ảnh qua phép biến hình
- HS biết vận dụng phép biến hình vào dựng hình, tìm quỹ tích. Tư duy, thái độ:
- Rèn luyện tư duy logic và tư duy hàm, tư duy phê phán - HS tích cực HĐ, có tinh thần xây dựng tập thể.
2. Chuẩn bị của GV và HS
GV: Soạn các phiếu học tập để các nhóm HĐ, chia nhóm, giao nhiệm vụ, kiểm tra các nhóm HĐ đúng yêu cầu của GV trước tiết ơn tập.
HS: HĐ nhóm, lập bảng so sánh các phép biến hình, hệ thống các dạng bài tập, chuẩn bị câu hỏi và đáp án cho phần kiểm tra chéo nhóm.
3. Phương pháp dạy học:
Tổ chức HĐ nhóm: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 8 HS Phần 1: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao cho
Phần 2: Kiểm tra chéo các nhóm, nhóm này ra nhiệm vụ cho nhóm kia. Phần 3: GV tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm
4. Tiến trình ơn tập
Phần 1: Hệ thống và củng cố phép biến hình Nội dung:
- Lập bảng so sánh gồm định nghĩa và các yếu tố xác định phép biến hình: Tịnh tiến, đối xứng trục, quay, đối xứng tâm, vị tự, đồng dạng.
- Các nhóm tham gia HĐ giải tốn Phiếu học tập 1:
Bài 1: Phép biến hình nào sau đây có tính chất: “ Biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó” ?
a) Phép tịnh tiến b) Phép đối xứng trục c) Phép đối xứng tâm d) Phép vị tự e) Phép quay
Bài 2: Chứng minh rằng:
a) Thực hiện liên tiếp hai phép đối xứng trục có trục đối xứng song song được phép tịnh tiến.
b) Thực hiện liên tiếp hai phép đối xứng trục có trục đối xứng cắt nhau được phép quay. (Chú ý xét thêm trường hợp hai trục đối xứng vng góc)
c) Thực hiện liên tiếp hai phép vị tự với tỉ số thỏa mãn k k1. 2 =1 được phép
tịnh tiến. Phiếu học tập 2:
Bài 1: Cho tam giác ABC có trọng tâm G.
Xác định ảnh của tam giác ABC khi thực hiện liên tiếp phép tịnh tiến TuuurAG,
phép vị tự ( , )1 2
A
V và phép vị tự V( ,2)G
Xác định ảnh của tam giác ABC khi thực hiện liên tiếp phép quay
0
( ,90 )D
Q và phép đối xứng trục AD. Phần 2: Kiểm tra chéo các nhóm
Phần 3: GV tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm - Các dạng bài tập và phương pháp giải - Đánh giá HĐ các nhóm
- GV rút kinh nghiệm để tổ chức HS HĐ tốt hơn.
Kết luận chương 2
Dựa trên cở sở lý luận và thực tiễn đã trình bày ở chương một, chương hai tác giả đề xuất các biện pháp bao gồm: Phần đầu chương là 6 dạng bài tập cơ bản, phương pháp giải từng dạng và ví dụ minh họa. Phần tiếp theo tác giả đưa ra quan niệm, các bước thiết kế tình huống dạy học theo hướng tăng cường hoạt động học tập của học sinh, dựa vào đó tác giả thiết kế 21 tình huống dạy học phép biến hình trong mặt phẳng, 3 tiết học theo hướng tăng cường hoạt động học tập của học sinh. 21 tình huống dạy học được tiến hành trong khâu tiếp cận và hình thành kiến thức, củng cố kiến thức, luyện giải tốn.
Theo tác giả, tình huống dạy học nhằm tăng cường HĐ học tập của HS là tình huống dạy học phát huy vai trò chủ động của HS trong học tập, HS được suy nghĩ nhiều hơn, được hoạt động nhiều hơn, được tranh luận nhiều hơn và được trình bày quan điểm nhiều hơn. Vì vậy để tăng cường HĐ và phát huy vai trò chủ động học tập của HS tác giả thiết kế tình huống dạy học dựa trên các đặc điểm của tình huống gợi vấn đề, đó là những tình huống gợi nhu cầu nhận thức và tạo niềm tin để HS học tập.
Các biện pháp mà tác giả đề xuất bước đầu có hiệu quả và thiết thực, giáo viên có thể tham khảo để tổ chức học sinh học tập nội dung phép biến hình trong mặt phẳng.