Cơ cấu tổ chức, đối tượng phục vụ và kết quả hoạt động của PGD

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch nhcsxh thị xã phước long, bình phước (Trang 35 - 44)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO

2.2 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển, mơ hình tổ chức và hoạt

2.2.3 Cơ cấu tổ chức, đối tượng phục vụ và kết quả hoạt động của PGD

2.2.3.1 Cơ cấu tổ chức

Được sự quan tâm giúp đỡ của NHCSXH tỉnh Bình Phước, Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị xã, các cấp Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức đồn thể chính

trị xã hội trên cơ sở mục tiêu định hướng phát triển kinh tế của địa phương. Trong những năm qua PGD NHCSXH thị xã Phước Long từng bước được kiện toàn tổ chức, xác định rõ nhiệm vụ đặt ra trong những năm tới, đưa ra những biện pháp chỉ đạo phù hợp với thực tế, khơng ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PGD NHCSXH thị xã Phước Long

o Giám đốc: là người điều hành hoạt động của PGD, tổ chức triển khai các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, Quyết định của Chính phủ. Phụ trách chung tất cả các mặt hoạt động của Ngân hàng và chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, các phịng ban và cơng tác chính trị tư tưởng trong toàn đơn vị. Đồng thời Giám đốc là người chịu trách nhiệm cá nhân về pháp lý trước Tổng giám đốc, chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH về toàn bộ hoạt động của PGD.

o Phó giám đốc: phụ trách quản lý toàn bộ hoạt động của ngân hàng

và được phân quyền khi Giám đốc đi vắng đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc.

o Tổ kế toán – ngân quỹ:

+ Thực hiện hạch toán kế toán, thanh toán theo quy định của NHCSXH Việt Nam. Tổng hợp thống kê, lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của PGD.

+ Làm dịch vụ thu chi tiền mặt, quản lý ngân quỹ

Giám đốc

Phó giám đốc

+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính; quyết tốn kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với cán bộ nhân viên trong ngân hàng.

+ Thực hiện nộp các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhà nước đúng quy định

+ Cùng với cán bộ tín dụng xuống các điểm giao dịch tại xã thực hiện việc giải ngân cho khách hàng.

o Tổ tín dụng:

+ Mỗi cán bộ tín dụng sẽ được phân nhiệm vụ phụ trách một số xã nhất định để quản lý.

+ Thực hiện các nghiệp vụ xem xét hồ sơ cho vay, thực hiện giải ngân, kiểm tra, đôn đốc, xử lý nợ vay.

+ Cùng với cán bộ kế toán xuống các điểm giao dịch tại xã thực hiện việc giải ngân cho khách hàng.

o Tổ bảo vệ: có trách nhiệm giữ an ninh trong PGD, bảo vệ tài sản

cho PGD.

2.2.3.2 Đối tượng phục vụ và các chương trình tín dụng chính sách được thực hiện tại NHCSXH thị xã Phước Long

Hiện nay, PGD NHCSXH thị xã Phước Long đang thực hiện triển khai các chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên tồn thị xã Phước Long và huyện Bù gia Mập ( cho vay 25 xã và thị trấn).

Có 08 chương trình tín dụng chính sách đang được thực hiện tại PGD NHCSXH thị xã Phước Long. Đó là:

- Cho vay hộ nghèo

- Cho vay học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn - Cho vay giải quyết việc làm

- Cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài - Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

- Cho vay hộ nghèo về nhà ở

- Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn

2.2.3.3 Thực trạng quy trình cho vay đối với hộ nghèo tại PGD

Đối với hộ nghèo

- Tự nguyện gia nhập Tổ Tiết kiệm và Vay vốn.

- Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) gởi tổ trưởng tổ TK&VV.

- Khi giao dịch với Ngân hàng cho vay, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có chứng minh nhân dân, nếu khơng có chứng minh nhân dân thì phải có ảnh dán trên sổ tiết kiệm và vay vốn để phát tiền vay đúng tên người đứng vay.

- Khi được vay, Ngân hàng sẽ cấp sổ TK&VV cho hộ nghèo để sử dụng lâu dài khi giao dịch với Ngân hàng. Sổ này thay thế hợp đồng vay vốn và kiêm theo dõi tiền gửi tiết kiệm. Sổ TK&VV có các điều khoản cam kết về cho vay, trả nợ và gởi tiết kiệm, có một số tiêu chí kê khai tình trạng sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của hộ vay làm cơ sở để xác định mức cho vay. Hết số trang sổ được đổi sổ khác. Mỗi hộ vay chỉ được cấp 1 sổ. Dư nợ trên sổ TK&VV ở mọi thời điểm không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa do Hội đồng quản trị NHCSXH qui định.

Đối với tổ TK&VV

- Nhận giấy vay vốn đề nghị của tổ viên.

- Tổ chức họp tổ để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn. Lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) kèm giấy đề nghị vay vốn của tổ viên trình UBND xã. Tại cấp xã, ban xóa đói giảm nghèo xác nhận các hộ xin vay đúng là những hộ thuộc dạng nghèo theo qui định và hiện đang cư trú hợp pháp tại xã. UBND cấp xã xác nhận và phê duyệt danh sách hộ nghèo xin vay để gởi Ngân hàng cho vay xem xét giải quyết.

- Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, tổ có trách nhiệm gởi danh sách theo mẫu số 03/TD tới Ngân hàng cho vay để làm thủ tục phê duyệt cho vay và nhận thông báo danh sách các hộ được phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD).

- Thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới tổ viên để tiếp tục thực hiện các khâu cịn lại trong qui trình vay vốn. Là thành viên đại diện cho hộ nghèo được vay vốn tại thôn xã, kiểm tra giám sát các hoạt động liên quan tới việc vay vốn của tổ viên như kiểm tra sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi…

Đối với Ngân hàng cho vay

- Cán bộ tín dụng tập hợp giấy đề nghị vay vốn và danh sách theo mẫu số 03/TD từ các xã (phường, thị trấn) gởi lên, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn để trình thủ trưởng xem xét, phê duyệt cho vay. Bước này tổ chức thực hiện không quá 5 ngày làm việc.

- Trường hợp người vay khơng có đầy đủ thủ tục vay vốn theo qui định thì cán bộ tín dụng trả lại hồ sơ và hướng dẫn người vay làm lại hồ sơ và thủ tục theo qui định. Sau khi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn theo mẫu số 03/TD được phê duyệt, Ngân hàng gởi thông báo kết quả phê duyệt tới UBND cấp xã (mẫu số 04/TD).

- Ngân hàng cùng với hộ vay lập sổ TK&VV (mẫu số 02/TD).

- Cùng với tổ TK&VV tổ chức giải ngân trực tiếp đến hộ nghèo tại trụ sở ngân hàng hoặc xã (phường, thị trấn) theo thông báo của ngân hàng.

2.2.3.4 Kết quả hoạt động của PGD NHCSXH giai đoạn 2010 – 2012

Về nguồn vốn cho vay

Sau nhiều năm hoạt động với nhiều hình thức huy động khác nhau, được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương, NHCSXH tỉnh Bình Phước, nguồn vốn của PGD NHCSXH thị xã Phước Long không ngừng tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, tạo được nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu vay vốn của tầng lớp dân nghèo trên địa bàn thị xã. Diễn biến cụ thể của nguồn vốn qua các năm như bảng sau:

Bảng 2.1: Nguồn vốn cho vay của PGD NHCSXH thị xã Phước Long

ĐVT : Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011

Tổng số Tỷ

trọng Tổng số Tỷ

trọng Tổng số

Tỷ

trọng Tuyệt đối Tuyệt đối

TỔNG NGUỒN VỐN 144,683 100% 166,621 100% 188,886 100% 21,938 22,265 1.Nguồn vốn từ trung ương 140,936 97.4% 158,068 94.9% 178,682 94.6% 17,132 20,614 2.Nguồn vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù

T.đó: Tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV 693 0.5% 1,373 0.8% 2,024 1.1% 680 651 251 0.2% 763 0.5% 1,390 0.7% 512 627 3.Nguồn vốn do ngân sách địa phương hỗ trợ T.đó: - Ngân sách tỉnh hỗ trợ - Ngân sách huyện hỗ trợ 3,054 2.1% 7,180 4.3% 8,180 4.3% 4,126 1,000 1,054 0.7% 4,180 2.5% 4,180 2.2% 3,126 0 2,000 1.4% 3,000 1.8% 4,000 2.1% 1,000 1000

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn cho vay của PGD giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng 97.40% 0.50% 2.10% Năm 2010 Vốn Trung Ương Vốn huy động Vốn địa phương 94.90% 0.80% 4.30% Năm 2011 Vốn Trung Ương Vốn huy động Vốn địa phương 94.60% 1.10% 4.30% Năm 2012 Vốn Trung Ương Vốn huy động Vốn địa phương

( Nguồn: Báo cáo của PGD NHCSXH thị xã Phước Long)

Nhìn vào bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn cho vay và biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn cho vay, dễ nhận thấy nguồn vốn chủ yếu từ Trung Ương chuyển về. Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất của PGD. Với mục tiêu xóa đói giảm nghèo khơng vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chế độ ưu đãi đối với người nghèo về

lãi suất, điều kiện thủ tục và thời hạn nên nguồn chủ yếu từ Trung Ương chuyển về có ý nghĩa quan trọng trong cho vay người nghèo với lãi suất thấp. Nguồn vốn từ trung ương chuyển về tăng đều qua các năm từ 2010 – 2012 và đều chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng nguồn vốn cho vay.

Bên cạnh nguồn vốn từ Trung Ương thì PGD NHCSXH thị xã Phước Long còn được hỗ trợ vốn từ ngân sách địa phương. Vốn từ ngân sách địa phương bao gồm vốn do tỉnh và huyện hỗ trợ, nguồn vốn này tăng đều và có xu hướng ổn định trong những năm sau, năm 2011 và 2012 tỷ trọng đều chiếm 4.3% trong tổng nguồn

Cùng với nguồn vốn từ trung ương và vốn địa phương thì PGD NHCSXH thị xã Phước Long còn thực hiện huy động vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm thơng qua tổ tiết kiệm và vay vốn. Từ năm 2010 đến năm 2012, nguồn vốn này tăng chứng tỏ người dân ngày càng có ý thức tiết kiệm và để dành tiền trả nợ, tránh được rủi ro tín dụng.

Ngoài việc hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, địa phương thì PGD vẫn cần phải mở rộng hoạt động huy động vốn trong dân cư. Việc huy động vốn trong cộng đồng người nghèo và các hình thức động viên sự đóng góp của các cá nhân, doanh nghiệp vì người nghèo cịn rất hạn chế. Điều này cần có sự nỗ lực rất lớn trong công tác của đội ngũ nhân viên PGD, sự chỉ đạo đúng đắn của Ban giám đốc. Một khi nguồn vốn này tăng lên chứng tỏ đời sống người dân ngày càng được cải thiện, ý thức tiết kiệm ngày càng cao và có sự tương thân tương ái lẫn nhau. Và giúp PGD mở rộng hoạt động tín dụng và hạn chế tình trạng nợ xấu.

Tình hình cho vay tại PGD

Hiện nay, tại PGD NHCHXS thị xã Phước Long đang thực hiện cho vay 08 chương trình tín dụng chính sách. Kết quả hoạt động cho vay thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại PGD giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chương trình cho vay Năm 2010

Năm

2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010 2012/2011

1.Cho vay hộ nghèo 55,947 57,432 57,733 1,485 301

2.Cho vay học sinh, sinh viên

có hồn cảnh khó khăn 45,121 54,811 57,214 9,690 2,403

3.Cho vay giải quyết việc làm 8,702 10,819 13,793 2,117 2,974

4.Cho vay đối tượng CS đi lao

động có thời hạn ở nước ngồi 30 30 23 0 ( 7 )

5.Cho vay chương trình

NS&VSMT nơng thơn 14,366 18,858 29,218 4,492 10,360

6.Cho vay hộ nghèo về nhà ở 2,480 7,024 7,488 4,544 464

7.Cho vay hộ SXKD vùng khó

khăn 20,530 21,506 29,813 976 8,307

8.Cho vay hộ đồng bào DTTS

ĐBKK 683 705 625 22 ( 80)

TỔNG DƯ NỢ 147,859 171,185 195,907 23,326 24,722

( Nguồn: Báo cáo của PGD NHCSXH thị xã Phước Long)

Như vậy kết quả hoạt động tín dụng hàng năm đạt kết quả tốt. Năm 2010 tổng dư nợ đạt 147,859 triệu đồng thì đến năm 2011 tăng lên 171,185 triệu đồng, tăng 23,326 triệu đồng. Năm 2012 tổng dư nợ đạt 195,907 triệu đồng, tăng 24,722 triệu đồng so với năm 2011. Qua bảng 2.2 cho thấy đối tượng cho vay chủ yếu là hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất. Cho vay học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn và cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn cũng chiếm tỷ lệ cao. Cho

vay đối tượng CS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và cho vay hộ đồng bào DTTS ĐBKK có xu hướng giảm .

Qua xem xét vài nét về hoạt động tín dụng của PGD NHCSXH thị xã Phước Long có thể cho thấy hoạt động của PGD là tương đối ổn định, chất lượng, hiệu quả, chiếm được lòng tin của người dân và thực sự là người bạn đồng hành của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

2.3 Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH thị xã Phước Long, Bình Phước giai đoạn 2010 – 2012.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch nhcsxh thị xã phước long, bình phước (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)