Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch nhcsxh thị xã phước long, bình phước (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO

3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD

NHCSXH thị xã Phước Long

3.3.1 Chủ động khai thác nguồn vốn cho vay

Muốn hoạt động tín dụng có hiệu quả thì Ngân hàng cần phải có nguồn vốn, thiếu vốn thì phải đẩy mạnh cơng tác huy động vốn. Ngồi nguồn vốn được cấp từ trung ương và địa phương, ngân hàng cần phải huy động vốn dưới mọi hình thức:

- Tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan, các cấp ủy chính quyền địa phương. Hỗ trợ đối tượng chính sách xã hội cần phải được xã hội hóa, phải được xem là nhiệm vụ thường xun của các cấp chính quyền, đồn thể mặt trận, các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Hơn nữa mơ hình của NHCSXH có Ban đại diện của HĐQT cấp tỉnh và huyện. Chính những thuận lợi này, Ngân hàng cần phát huy để tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, chưa sử dụng, vốn qun góp, ủng hộ, tiền gửi khơng lấy lời của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

- Đẩy mạnh công tác huy động nguồn tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo vay vốn thơng qua hình thức tiết kiệm ban đầu và tiết kiệm hàng tháng.

Thu nợ hiệu quả là thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng, vì vậy cần phải có biện pháp thu hồi nợ hữu hiệu để nhắc nhở các khoản nợ sắp đến hạn và đến hạn cũng như đơn đốc khách hàng trả nợ, qua đó Ngân hàng quản lý có hiệu quả với nguồn vốn và tài sản của Ngân hàng; nghiêm khắc trong hoạt động kinh doanh của mình; duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Ngân hàng phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình dư nợ chung tồn Ngân hàng và dư nợ đến từng cán bộ tín dụng, từng tổ tiết kiệm, từng xã, từng khách hàng qua đó xác định rõ những món vay tiềm ẩn những rủi ro, nợ quá hạn và mất vốn để phòng ngừa rủi ro cho Ngân hàng. Thực hiện phân loại khách hàng theo từng xóm trong xã, để khuyến khích các hộ gia đình trong xóm tích cực làm ăn, sẽ loại bỏ khả năng manh mún do thiếu vốn và hạn chế rủi ro về đạo đức.

Nếu có vấn đề phát sinh trong phạm vi xử lý của Ngân hàng thì cán bộ tín dụng nên giúp đỡ khách hàng sớm khắc phục khó khăn để có điều kiện trả nợ cho Ngân hàng.

3.3.3 Thẩm định đánh giá khả năng trả nợ trước khi cho vay, thường xuyên kiểm soát vốn vay xuyên kiểm soát vốn vay

Cho vay phải tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ, thực hiện thẩm định lãi, tái thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ trước khi quyết định cho vay để đảm bảo đầu tư đúng, đủ, an tồn và hiệu quả.

Làm tốt cơng tác kiểm tra, kiểm sốt đối chiếu cơng khai, phát hiện và ngăn chặn kịp thời sai sót, thực hiện việc chấn chỉnh, bổ sung kịp thời đảm bảo an toàn khách quan về con người và tài sản. trong quá trình kiểm tra phải ln đảm bảo trung thực, khách quan và hiệu quả.

Mặc dù NHCSXH hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, có thể cho vay theo lãi suất ưu đãi nhưng vẫn phải hạch toán kinh tế đầy đủ, phải kiểm tra, kiểm sốt chặt chẽ, lấy thu nhập bù đắp chi phí, bảo toàn và mở rộng vốn để phát triển. Thực hiện cho vay theo cơ chế thị trường có chút ưu đãi sẽ là động lực thúc đẩy tính năng động, buộc người vay phải tính tốn số tiền cần vay. Trong thực tế cái mà

người nghèo quan tâm là được vay vốn đúng lúc cần thiết, đáp ứng đủ vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh kịp thời.

3.3.4 Nâng cao vai trò quản lý của Đảng uỷ, HĐND, UBND, mặt trận cấp xã đối với hoạt động của NHCSXH

Phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã để thường xuyên có giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và các hoạt động nghiệp vụ của NHCSXH tại địa bàn.

UBND cấp xã thường xuyên rà soát, bổ sung đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi vào danh sách hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đảm bảo chính xác, kịp thời để tạo thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi và NHCSXH làm căn cứ thực hiện việc cho vay.

UBND cấp xã đôn đốc, kiểm tra hoạt động của Tổ TK&VV và kết hợp với NHCSXH để chỉ đạo Hội đoàn thể làm tốt và xử lý những tồn tại trong ủy thác.

UBND cấp xã chỉ đạo Ban thu hồi nợ xấu tại địa phương tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ tốt cho NHCSXH trong việc thu hồi các khoản nợ xấu.

3.3.5 Nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác qua Hội đoàn thể và tổ TK & VV TK & VV

NHCSXH cho vay hộ nghèo thông qua ủy thác là một hình thức cho vay phù hợp và hình thức này ngày càng phát huy vai trị của mình. Vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng thì cho vay ủy thác và các tổ tiết kiệm cần:

- Thực hiện công khai dân chủ để chọn ra Tổ trưởng. Tổ trưởng phải là người có uy tín, trách nhiệm, có trình độ, năng lực, có tâm huyết đối với người nghèo. Và có những sáng kiến hay để phát triển sản xuất của các hộ trong tổ.

- Duy trì, củng cố và hồn thiện tổ nhóm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ nhóm. Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các Tổ trưởng, tăng nhận thức của Tổ trưởng, các thành viên trong tổ với nguồn vốn đã vay của ngân hàng. Gắn trách nhiệm của các thành viên với nhau, để các hộ trong tổ có điều kiện giúp đỡ nhau sản xuất.

- Có chế độ khen thưởng đối với những tổ, nhóm, thành viên sử dụng vốn có hiệu quả để các tổ, nhóm phát huy hết năng lực của các thành viên trong tổ. đồng thời khiển trách và thu hồi vốn đối với những tổ, nhóm sử dụng vốn sai mục đích và khơng hiệu quả.

- Chi trả đầy đủ, kịp thời hoa hồng cho các Tổ trưởng để động viên họ hoạt động có hiệu quả hơn nữa. Tăng cường kiểm tra, giám sát Tổ trưởng để tránh tình trạng Tổ trưởng thu nợ và lãi của khách hàng mà không nộp cho Ngân hàng.

- Xử lý nghiêm minh trước pháp luật đối với Tổ trưởng tổ TK&VV, cán bộ tổ chức Hội chiếm dụng, vay ké nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ.

3.3.6 Hồn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ của NHCSXH NHCSXH

Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ đảm bảo cán bộ phải nắm chắc nghiệp vụ, có khả năng phát hiện, hướng dẫn, chỉ đạo; yêu cầu cán bộ có bản cam kết về việc phấn đấu làm tốt công việc được giao, thể hiện trong hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quản lý tốt hoạt động tín dụng trên địa bàn phụ trách.

Cán bộ tín dụng được giao phụ trách theo dõi giúp Giám đốc quản lý tại các xã phải thường xuyên sâu sát các Tổ TK&VV, định kỳ phải dự họp với các Tổ, đặc biệt là Tổ yếu kém. Các xã yếu kém thì lãnh đạo phải về xã họp giao ban để phối hợp chấn chỉnh và phải gắn trách nhiệm về nâng cao CLTD của xã trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ.

Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho Ban giảm nghèo, cán bộ các tổ chức Hội, Ban quản lý tổ TK&VV, đặc biệt là những chủ trương, chính sách mới.

Khơng ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị cán bộ, giúp cán bộ nhân viên trong ngân hàng hiểu đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch nhcsxh thị xã phước long, bình phước (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)