CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
3.1 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH
3.1.2 Những mặt còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của PGD NHCSXH thị xã Phước Long trong giai đoạn 2010 – 2012 vẫn còn một số hạn chế sau:
- Đối tượng NHCSXH phục vụ là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, các hộ vay chủ yếu cư trú tại vùng khó khăn, trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức làm ăn, sản xuất kinh doanh chưa gắn với đề án, mơ hình khu vực sản xuất cụ thể đã gây ảnh hưởng lớn đến công tác cho vay, thu nợ, thu lãi.
- Nguồn vốn huy động tại chỗ rất khó khăn do khơng thể cạnh tranh lãi suất với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. Do vậy tính chủ động trong hoạt động của Ngân hàng còn hạn chế.
- Nguyên tắc đặt ra là NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn theo tiêu chuẩn phân loại hộ đói nghèo do Bộ Lao động thương binh và xã hội công bố từng thời kỳ, song phải là hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất. Nhưng trên thực tế việc xác định đối tượng hộ nghèo được vay vốn còn nhiều bất cập. Theo cơ chế là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất nhưng việc lập danh sách hộ nghèo ở địa phương do cộng đồng dân cư thực hiện được Ban xóa đói giảm nghèo xã bình nghị nên phụ thuộc vào tình hình cụ thể ở từng địa phương. Do đó, mang tính tương đối và có sự khác nhau về chuẩn mực đói nghèo giữa các địa phương.
- Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo là hoạt động có tính rủi ro cao. Ngồi những ngun nhân do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, thời tiết biến đổi thất thường, giá cả nông sản không ổn định đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh của người dân cịn có các nguyên khác từ bản thân hộ nghèo như thiếu kiến thức làm ăn,…gây khó khăn trong việc hồn trả vốn vay tại ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn ngày càng có chiều hướng tăng cao.
- Một số xã chưa quan tâm đúng mức đến việc tuyên truyền chính sách, rà sốt, điều tra cập nhật hộ nghèo mới phát sinh cịn chậm, trong bình xét cho vay cịn
lúng túng, e dè, cả nể, ngại triển khai cho vay; chất lượng tín dụng chính sách từng bước được nâng cao nhưng chưa đồng đều giữa các xã, các chương trình tín dụng.
- Cán bộ hội cơ sở thường xuyên thay đổi, các tổ chức nhận uỷ thác ở một số xã chưa bao qt tồn diện đến các cơng đoạn được uỷ thác, nhất là công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, chất lượng hoạt động của các tổ, khả năng quản lý vốn chưa cao; việc sử dụng vốn vay của các tổ viên và việc đơn đốc thu nợ, một số tổ TK&VV cịn hạn chế trong việc duy trì sinh hoạt tổ theo quy định, cách ghi chép và điều hành, quản lý tổ TK&VV, cịn xảy ra tình trạng Tổ trưởng chiếm dụng tiền lãi, gốc không nộp vào Ngân hàng.
- Đối với cán bộ tín dụng: Một số cán bộ chưa nhiệt tình, tích cực với trách nhiệm được giao, kinh nghiệm cơng tác cịn thiếu, tư tưởng cịn dao động trước khó khăn; khơng nắm chắc các hộ vay có nợ quá hạn, kiểm tra, uốn nắn kịp thời những tồn tại của tổ chức Hội nhận uỷ thác, Tổ trưởng tổ TK&VV dẫn đến chưa phát hiện kịp thời những sai phạm trong việc quản lý các nguồn vốn vay của NHCSXH; không nắm bắt đầy đủ, chặt chẽ về số liệu của Ngân hàng, tình hình thực tế của địa phương.