Tình hình cho vay hộ nghèo

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch nhcsxh thị xã phước long, bình phước (Trang 45 - 57)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO

2.3.2Tình hình cho vay hộ nghèo

Trong những qua cơng tác tín dụng của PGD đã có sự phát triển rõ rệt, bám sát chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế và XĐGN của Đảng, Nhà nước, thực hiện cho vay đúng đối tượng, người nghèo được tiếp cận với vốn chính sách.

Cho vay hộ nghèo là một nghiệp vụ đầy khó khăn và phức tạp vì hộ vay khơng phải thế chấp tài sản nhưng lại phải thực hiện quy chế riêng chặt chẽ. Việc cho vay không chỉ đơn thuần là điều tra xem xét mà đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, có sự bình xét, xét duyệt cơng khai của tổ nhóm. Đối tượng phục vụ là người nghèo, mục tiêu xóa đói giảm nghèo, vì vậy hộ nghèo được hưởng nhiều ưu đãi khi vay hơn các đối tượng khác như: ưu đãi về lãi suất, ưu đãi thời hạn, ưu đãi về thủ tục, về mức vốn tự có khi tham gia,…

Nhờ có sự chỉ đạo và quan tâm của Đảng, Chính phủ, của các cấp chính quyền địa phương, các đồn thể từ tỉnh tới huyện và tới cơ sở đã giúp cho việc giải ngân vốn tín dụng đến hộ nghèo được nhanh chóng, thuận lợi và đạt được kết quả tốt.

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối

Tương đối

Tổng dư nợ 147,859 171,185 195,907 23,326 15.78% 24,722 14.38%

Dư nợ hộ nghèo 55,947 57,432 57,733 1,485 2.65% 301 0.52% Doanh số cho vay

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối

Tương đối

Số lượt cho vay hộ

nghèo ( lượt) 1,822 566 955 ( 1,256) ( 68.94%) 389 68.73% Số hộ dư nợ ( hộ) 6,181 5,980 5,395 ( 201) ( 3.25%) ( 585) ( 9.78%) Dư nợ bình quân/hộ 9.05 9.60 10.59 0.55 6.08% 0.99 10.31% Số hộ đã thoát nghèo 365 258 418 ( 107) ( 29.32%) 160 62.02%

( Nguồn: Báo cáo của PGD NHCSXH thị xã Phước Long) 2.3.2.1 Tình hình dư nợ

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ dư nợ hộ nghèo so với tổng dư nợ của PGD giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

( Nguồn: Báo cáo của PGD NHCSXH thị xã Phước Long)

Dư nợ hộ nghèo chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 - 2012. Năm 2010 dư nợ hộ nghèo là 55,947 triệu đồng,

năm 2011 dư nợ đạt 57,432 triệu đồng, tăng 1,485 triệu đồng, tức tăng 2.65% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 57,733 triệu đồng, tăng 301 triệu đồng, tức tăng 0.52% so với năm 2011. Dư nợ hộ nghèo tăng, số hộ dư nợ lại giảm xuống đã nâng mức dư nợ bình quân lên, tức số tiền vay của hộ nghèo được tăng lên. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, lạm phát xảy ra thì việc nâng mức cho vay lên sẽ giúp người dân có đủ vốn trong việc sản xuất, chăn ni của mình.

Nhờ nguồn vốn cho vay của ngân hàng mà hàng năm số hộ nghèo trong địa bàn thị xã đã giảm xuống. Số hộ đã thoát nghèo năm 2010 là 365 hộ, năm 2011 là 258 hộ giảm đi 107 hộ, tức giảm 29.32% so với năm 2010. Đến năm 2012 số hộ thoát nghèo là 418 hộ, tăng lên 160 hộ so với năm 2011. PGD đã thực hiện tốt nhiệm vụ là giúp xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu, thốt khỏi cảnh nghèo đói.

2.3.2.2 Tình hình giải ngân của PGD

Từ khi thành lập cho đến nay, PGD NHCSXH thị xã Phước Long ngày càng mở rộng đối tượng cho vay nhưng cho vay hộ nghèo vẫn là đối tượng khách hàng chủ yếu của PGD.

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ doanh số cho vay hộ nghèo tại PGD giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng 20,877 9,618 13,720 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh số cho vay hộ nghèo

Ta thấy doanh số cho vay hộ nghèo biến động không đều qua các năm. Năm 2010 doanh số cho vay hộ nghèo là 20,877 triệu đồng, đến năm 2011 là 9,618 triệu đồng, giảm xuống 53.93% so với năm 2010. Đến năm 2012 là 13,720 triệu đồng, tăng 4,102 triệu đồng, tức tăng 42.65% so với 2011.

Sự giảm rõ rệt doanh số cho vay năm 2011 là do năm 2011 Bộ Lao động thương binh và Xã hội có ban hành lại chuẩn mực hộ nghèo. Tiêu chuẩn là hộ nghèo để được vay vốn là hộ phải có mức thu nhập bình quân dưới 400,000đ/người/tháng. Chuẩn mực mới ban hành cũng gây khơng ít khó khăn trong cơng tác bình xét hộ nghèo để được vay vốn. Việ ban hành chuẩn mực mới làm cho số hộ nghèo giảm xuống, một số hộ có mức thu nhập chỉ cao hơn chuẩn mực một ít nhưng vẫn khơng nằm trong diện được vay vốn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến doanh số cho vay giảm mạnh. Điều này cũng ảnh hưởng đến số lượt hộ cho vay tại PGD. Năm 2010 số lượt là 1822 lượt hộ được vay vốn, đến năm 2011 giảm còn 566 lượt hộ, giảm đi 68.94% . Năm 2012 Số lượt hộ nghèo được vay vốn cũng tăng lên 389 lượt hộ vay so với năm 2011, tức tăng 68,73%. Điều này cho thấy Ngân hàng vẫn tạo điều kiện cho nhiều hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư vào sản xuất, chăn ni, giúp hộ nghèo có vốn làm ăn, vươn lên thoát nghèo.

Với đặc thù trên địa bàn thị xã Phước Long là trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu nên đa số vốn cho vay dùng vào mục đích chăm sóc cây cơng nghiệp lâu năm. Vì vậy, doanh số cho vay hộ nghèo trung hạn chiếm phần lớn trong doanh số cho vay hộ nghèo. Năm 2010 cho vay trung hạn là 20,812 triệu đồng, cịn cho vay ngắn hạn chỉ có 65 triệu đồng. Năm 2011 cho vay trung hạn là 9,565 triệu đồng, ngắn hạn là 53 triệu đồng. Đến năm 2012 cho vay trung hạn đạt 13,632 triệu đồng, còn ngắn hạn chỉ đạt 88 triệu đồng.

2.3.2.3 Tình hình thu hồi nợ của PGD

Song song với công tác cho vay, PGD NHCSXH thị xã Phước Long cũng thực hiện tốt công tác thu hồi nợ đến hạn, đẩy nhanh vịng quay vốn tín dụng được thể hiện qua doanh số thu hồi nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.4: Doanh số thu nợ hộ nghèo tại PGD giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng 11,658 8,133 13,419 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh số thu nợ hộ nghèo

( Nguồn: Báo cáo của PGD NHCSXH thị xã Phước Long)

Tình hình thu nợ của PGD khơng ổn định, giảm vào năm 2011 và tăng vào năm 2012. Năm 2010 doanh số thu nợ hộ nghèo là 11,658 triệu đồng, đến năm 2011, con số này giảm xuống rõ rệt, doanh số thu nợ hộ nghèo là 8,133 triệu đồng, giảm 3,525 triệu đồng, tức giảm 30.24% so với năm 2010. Hộ nghèo đa số là những hộ nông dân, làm ăn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Trong những năm qua do biến đổi khí hậu, thời tiết thất thường ảnh hưởng lớn đến mùa vụ, đa số bị mất mùa, giá nông sản giảm, trồng trọt chăn nuôi không hiệu quả dẫn đến hộ nghèo trả nợ không đúng hạn, ảnh hưởng tới doanh số thu nợ của PGD. Nhưng đến năm 2012, nhờ thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc hộ vay của cán bộ ngân hàng cùng với các tổ chức hội mà doanh số thu nợ hộ nghèo đã tăng lên là 13,419 triệu đồng, tăng 5,286 triệu đồng, tức tăng 64.99% so với 2011.

Nhìn chung cơng tác thu hồi nợ hộ nghèo của PGD tương đối tốt trong năm 2010, 2012, chứng tỏ nguồn vốn cho vay được người dân sử dụng có hiệu quả. Nguồn vốn cho vay đã giúp người dân cải thiện đời sống, phát triển kinh tế nên hộ vay vốn trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên vẫn cịn nhiều khó khăn trong cơng tác thu nợ

hộ nghèo như hộ nghèo khơng có tiền để trả nợ, một số hộ chây ỳ, khơng muốn trả nợ. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND xã, Hội đoàn thể nhận ủy thác cùng với cán bộ tín dụng Ngân hàng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nữa để hiệu quả hoạt động của PGD ngày một tốt hơn.

2.3.2.4 Tình hình nợ quá hạn tại PGD

Nợ quá hạn là những khoản nợ xấu mà khách hàng không trả được và cũng không được ngân hàng cho gia hạn nợ. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn là những đánh giá khái quát chất lượng tín dụng của ngân hàng nói chung và đánh giá chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo nói riêng.

Việc tăng trưởng dư nợ phải gắn liền với chất lượng tín dụng mà chất lượng tín dụng thể hiện kết quả hoạt động của ngân hàng. Chất lượng tín dụng thể hiện qua tình hình nợ quá hạn qua các năm như sau:

Bảng 2.5: Dư nợ và nợ quá hạn hộ nghèo của PGD giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt

đối Tương đối

- Dư nợ hộ nghèo trong năm 55,947 57,432 57,733 1,485 2.65% 301 0.52% + Nợ quá hạn 2,877 3,961 2,190 1,084 37.68% (1,771) (44.71%) + Tỷ lệ nợ quá hạn hộ nghèo 5.14% 6.89% 3.83% - Tổng nợ quá hạn 5,916 7,540 5,736 1,624 27.45% ( 1,804) (23.93%) -Tỷ trọng nợ quá hạn/tổng dư nợ quá hạn 48.63% 52.53% 38.18%

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ nợ quá hạn hộ nghèo so với tổng nợ quá hạn của PGD giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

2,877 3,261 2,190 5,916 7,540 5,736 NQH hộ nghèo Tổng NQH

( Nguồn: Báo cáo của PGD NHCSXH thị xã Phước Long)

Tín dụng hộ nghèo là hoạt động nhiều rủi ro. Người vay là những hộ nghèo được xét theo tiêu chuẩn hộ nghèo của Bộ Lao động thương binh và xã hội. Quy trình thủ tục đơn giản, khi vay hộ nghèo khơng phải thế chấp tài sản. Vì vậy, nợ quá hạn hộ nghèo thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn của PGD. Nợ quá hạn hộ nghèo có xu hướng tăng trong năm 2011 và giảm trong năm 2012. Năm 2010 nợ quá hạn hộ nghèo là 2,877 triệu đồng, chiếm 48.63% trong tổng nợ quá hạn, Năm 2011 là 3,261 triệu đồng, chiếm 52.53% trong tổng nợ quá hạn. Năm 2012 nợ quá hạn giảm còn 2,190 triệu đồng, chiếm 38.18% trong tổng nợ quá hạn.

Nhìn chung nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là nợ quá hạn hộ nghèo. Điều này chứng tỏ tín dụng hộ nghèo vẫn cịn nhiều bất cập. Tỷ lệ nợ quá hạn cao do những nguyên nhân khách quan rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu biến đổi bất thường như hiện nay. Những hộ nghèo vay vốn với mục đích là trồng trọt, chăn nuôi, không lường trước được những rủi ro nên dẫn đến tình trạng các hộ nơng dân khơng có khả năng trả nợ. Bên cạnh đó cịn có ngun nhân chủ quan từ phía hộ vay. Ý thức trả nợ của hộ vay

không cao, không muốn trả nợ. Ngoài ra các Hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ tiết kiệm và vay vốn, cán bộ tín dụng, các nhóm thực hiện quy trình nghiệp vụ vẫn chưa tốt như bình xét cho vay thiếu cơng khai, không đúng đối tượng, xác nhận đề nghị vay vốn cho cả những đối tượng không đủ điều kiện vay vốn. Công tác kiểm tra cịn nhiều thiếu sót, thiếu sự sát sao, phối kết hợp giữa Ngân hàng và chính quyền địa phương, các tổ chức hội, nhiều thắc mắc không được giải quyết kịp thời cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

2.3.2.5 Hệ số thu nợ trong hoạt động tín dụng hộ nghèo của PGD

Hệ số thu nợ đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng trong cơng tác thu nợ. Nó phản ánh trong một thời kỳ nhất định với doanh số cho vay Ngân hàng thu lại bao nhiêu đồng vốn

Bảng 2.6: Hệ số thu nợ trong hoạt động tín dụng hộ nghèo của PGD giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh số thu nợ 11,658 8,133 13,419 Doanh số cho vay 20,877 9,618 13,720 Hệ số thu nợ 55.84% 84.56% 97.81%

( Nguồn: Báo cáo của PGD NHCSXH thị xã Phước Long)

Hệ số thu nợ trong hoạt động tín dụng hộ nghèo giai đoạn 2010 – 2012 của PGD có xu hướng tăng và tăng nhanh vào năm 2012. Năm 2011 hệ số thu nợ là 84.56% cao hơn nhiều so với năm 2010 là 55.84%. Mặc dù năm 2011 cả doanh số thu nợ và doanh số cho vay đều thấp nhưng đồng vốn bỏ ra cho vay có khả năng thu hồi lại tốt. Để đạt được điều này ngân hàng đã có những động thái tích cực trong cơng tác đôn đốc, nhắc nhở khách hàng thực hiện việc trả nợ đầy đủ và đúng hạn, đây là điều đáng khích lệ. Và đến năm 2012 hệ số thu nợ đạt 97.81% tăng cả về doanh số cho vay lẫn thu nợ.

2.3.2.6 Hệ số sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng hộ nghèo của PGD

Hệ số sử dụng vốn cho biết tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng vào hoạt động tín dụng, mang lại hiệu quả chủ yếu cho Ngân hàng. Ta hãy xem hệ số sử dụng vốn trong hoạt động cho vay hộ nghèo của PGD qua bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.7: Hệ số sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng hộ nghèo của PGD giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dư nợ tín dụng hộ nghèo 55,947 57,432 57,733 Tổng nguồn vốn cho vay 58,892 59,825 59,213 Hệ số sử dụng vốn 94.99% 96% 97.5%

( Nguồn: Báo cáo của PGD NHCSXH thị xã Phước Long)

Ta thấy hệ số sử dụng vốn trong hoạt động cho vay hộ nghèo đạt mức cao và tăng trong giai đoạn 2010 - 2012. Năm 2010 hệ số sử dụng vốn là 94.99%, năm 2011 là 96% và năm 2012 là 97.5%. Như vậy, PGD sử dụng vốn trong hoạt động cho vay hộ nghèo có hiệu quả, nguồn vốn dành cho hộ nghèo gần như sử dụng hết. Hộ nghèo đã và đang được tiếp cận với nguồn vốn, giúp hỗ trợ người nghèo có vốn để đầu tư trong hoạt động chăn nuôi, trồng trọt.

2.3.2.7 Vịng quay vốn tín dụng trong hoạt động tín dụng hộ nghèo tại PGD

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thơng qua tính ln chuyển của nó đồng vốn được quay vịng càng nhanh thì càng hiệu quả và càng đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Nói cách khác, đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm.

Bảng 2.8: Vịng quay vốn tín dụng trong hoạt động tín dụng hộ nghèo tại PGD giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh số thu nợ hộ nghèo 11,658 8,133 13,720 Dư nợ hộ nghèo 46,728 55,947 57, 432 57,733 Bình quân dư nợ hộ nghèo 51,337.5 56,689.5 57,582.5 Vịng quay vốn tín dụng 0.23 0.14 0.24

( Nguồn: Báo cáo của PGD NHCSXH thị xã Phước Long)

Vịng quay vốn tín dụng đối với hộ nghèo không tốt, qua 3 năm từ 2010 – 2012 đều thấp hơn 1, năm 2010 là 0.23, năm 2011 là 0.14 và năm 2012 là 0.24. Do tính đặc thù của NHCSXH là cho vay hỗ trợ người nghèo và hộ nghèo vay vốn với các mục đích đầu tư vào nơng nghiệp như chăm sóc vườn điều, cà phê,…nên khả năng trả nợ thấp, làm vịng quay vốn tín dụng của Ngân hàng không cao. Ngân hàng cần chú ý hơn vào hệ số này để cải thiện cho những năm sau.

2.3.2.8 Kết quả cho vay hộ nghèo qua tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác

Thực hiện văn bản 1114A/NHCS-TD ngày 22/4/2007 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc hướng dẫn nội dung uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội, Phịng giao dịch NHCSXH thị xã Phước Long đã ký văn bản thoả thuận với 04 Hội đồn thể của huyện là Hội Nơng dân huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Hội Cựu chiến binh huyện và Huyện đoàn trong việc thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Đến thời điểm hiện nay Phòng giao dịch NHCSXH Thị xã Phước Long đã ký hợp đồng uỷ thác với tất cả các Hội đoàn thể cấp xã để uỷ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch nhcsxh thị xã phước long, bình phước (Trang 45 - 57)