Muốn chiển khai mơ hình mạng NGN sử dụng cơng nghệ MPLS thi chúng ta phải sác định được mạng cung cấp những loại hình dịch vụ và các thuộc tính SLA của nó, từ đó xác định phạm vi thực hiện, công nghệ, các giao thức cần triển khai cũng như cấu trúc tô-pô mạng, cơ chế truyền dẫn dùng để kết nối các thực thể trên mạng.
- Xác định kiến trúc mạng: là thiết lập kiến trúc mạng dựa trên cơ sở phân lớp mạng theo vai trò và chức năng thực hiện, từ đó xác định phạm vi thực hiện của các phần tử nút mạng trên mạng cũng như mối quan hệ giữa các phần tử này.
+ Xác định vị trí, vai trị của các thực thể nút mạng: Về mặt nguyên tắc,
việc xác định vị trí, vai trò của các thực thể nút mạng tùy thuộc vào mục tiêu xây dựng mạng ban đầu (qui mô mạng, dung lượng, khả năng cung cấp dịch vụ…). 4 lớp mạng này bao gồm: lớp thiết bị truy nhập khách hàng (CPE), lớp tích hợp vật
lý, lớp các phần tử dịch vụ và lớp lõi (theo mơ hình đề xuất bởi Cisco [8] – hình 16).
Hình 1.16 : Mơ hình kiến trúc mạng theo phân lớp do Cisco đề xuất. + Lớp mạng truy nhập khách hàng: Đây là lớp mạng cuối cùng được
quản lý bởi nhà khai thác mạng. Lớp mạng này cần cung cấp chức năng bảo mật truy nhập, chức năng kiểm tra tuân thủ SLA cho một vài lớp dịch vụ.
+ Lớp tích hợp: Đảm bảo thực hiện chức năng thu gom lưu lượng một
cách hiệu quả từ các thiết truy nhập thuộc lớp mạng truy nhập khách hàng và chuyển chúng đến các thiết bị thuộc lớp dịch vụ.
+ Lớp phần tử dịch vụ: Thực hiện chức năng điều khiển/ kiến tạo các
dịch vụ một cách mềm dẻo và tinh tế, chẳng hạn như dịch vụ phân bổ nội dung, dịch vụ bảo mật.
+ Lớp lõi MAN: Đảm bảo chức năng truyền tải lưu lượng một cách hiệu
quả giữa các thực thể thuộc lớp dịch vụ. Thực thể thuộc lớp mạng lõi cần có áp dụng các kỹ thuật xử lý chuyển gói nhanh và tin cậy, song song với việc áp dụng các kỹ thuật điều khiển lưu lượng tinh tế, kỹ thuật quản lý tắc nghẽn linh hoạt.
+ Lớp quản lý mạng: Cơ cấu thực hiện được gắn với tất cả các lớp tương
ứng với vai trò, chức năng của từng phân lớp. Lớp quản lý thực hiện chức năng theo dõi kiểm sốt và quản lý tình trạng hoạt động, tình trạng cung cấp dịch vụ của mạng.
- Xác định cấu trúc tô-pô mạng: Là công việc nhằm thực hiện phương thức kết nối giữa các phân lớp mạng với nhau thông qua các phần tử nút mạng đại diện, phương thức kết nối giữa các phần tử nút mạng trong cùng một phân lớp. Xác định cấu trúc tơ-pơ mạng đóng vai trị quan trọng quyết định tới tính cân đối cũng như giá thành xây dựng mạng. Trong đó, vai trị của hệ thống truyền dẫn quang, các tuyến cáp quang đóng vai trị hình thành nên cấu trúc tô-pô mạng. Nếu như cấu trúc truyền dẫn quang được tổ chức tốt và phù hợp với cấu trúc lơ-gíc phân lớp mạng MAN thì việc xây dựng mạng sẽ trở nên dễ dàng hơn và đảm bảo được các yêu cầu về xây dựng mạng theo một mơ hình chuẩn. Bao gồm:
+ Cấu trúc vịng (ring): Cấu trúc ring tiết kiệm rất nhiều tài nguyên về
cáp quang so với cấu trúc hub-and-spoke (trong những trường hợp cụ thể số lượng có thể lên tới hàng km cáp quang).
+ Cấu trúc lưới- mesh (hub-and-spoke) phù hợp cho áp dụng chức năng định tuyến lớp 2 và lớp 3; trong khi đó cấu trúc ring lại áp dụng tối ưu cho việc triển khai công nghệ RPR và SDH.
Cần phải nhấn mạnh một điều nữa là các cấu trúc tô-pô khác nhau cung cấp những khả năng khác nhau xét về chức năng thực hiện định tuyến lưu lượng trên mạng. Triển khai cấu trúc tơ-pơ hợp lý phù hợp với mơ hình kiến trúc phân lớp và thực trạng hệ thống truyền dẫn quang cho phép nhà khai thác tối ưu truyền tải lưu lượng trên mạng của mình.
Trên đầy là các bước triển khai mạng NGN của VPN áp dụng vào thực tiến cuả phân lớp mạng MAN.