- Phân bổ tài nguyên đã được sắp xếp ràng buộc cho TT.
2.5.6. Các thành phần QoS trong MPLS-UNI.
Các thảo luận ở trên và rất nhiều phương pháp đã được phân tích để cung cấp QoS trong mạng MPLS. Nhưng trong kiến trúc mạng thực tế, mạng MPLS được cung cấp trong miền nhà cung cấp và không mở rộng sang phần khách hàng. Một lý do khác cho điều này là báo hiệu LSP truyền thống được x ử lý bởi các LER, và nếu các LER được đặt t ại phần khách hàng, nhà cung cấp s ẽ phải mang cho khách hàng một vài chức năng điều khiển qua mạng đường đường trục của họ. Lý do khác là khách hàng có các cấp dịch vụ khác nhau về sự phức tạp và tài nguyên, và họ có thể khơng mong phải liên quan tới việc quản lý mạng.
Diễn đàn MPLS đã thừa nhận vai trò hàng đầu trong định nghĩa giao diện dựa trên MPLS giữa phần khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ mạng sử dụng công nghệ MPLS. Giao diện đó gọi là giao diện người dùng tới mạng MPLS (MPLS-UNI) và nó được miêu tả trong [MPLS-UNI].
[MPLS-UNI] miêu tả báo hiệu qua UNI như Hình 2.13.
Trong Hình 2.13 chức năng Ru và Rd biểu diễn các router luồng lên và luồng xuống như được định nghĩa trong [MPLS-Arch]. Kí hiệu nhà cung cấp biên (PE) và khách hàng biên (CE) được kế thừa từ [VPN] để làm cho rõ ràng khi liên hệ tới nhà cung cấp và khách hàng. Xem rằng một LSP luôn theo một hướng duy nhất, theo hướng luồng dữ liệu từ PE tới CE thì PE là Ru và CE là Rd; theo hướng luồng dữ liệu từ CE tới PE thì PE là Rd và CE là Ru.
Phiên bản hiện tại của [MPLS-UNI] chỉ quan tâm tới hướng PVC (kết nối ảo cố định) được đặc trưng bởi sự dự phịng của nhà cung cấp và tính thụ động CE. Cơng việc tương lai sẽ mở rộng kiến trúc này thành MPLS UNI SVCs (Switched Virtual Connection) nơi CE sẽ có thể yêu cầu báo hiệu cho việc thiết lập hay kết thúc LSP.
Trong khi [MPLS-UNI] miêu tả báo hiệu qua MPLS UNI dẫn tới thiết lập các LSP hai chiều, công việc đang phát triển ở Liên minh MPLS/ Frame Relay cũng nghiên cứu các kết nối dịch vụ mà có thể chạy trên đỉnh của những LSP này. Các kết nối dịch vụ MPLS UNI sẽ cung cấp cho khách hàng một truy cập MPLS vào dịch vụ mạng riêng ảo qua nhà cung cấp dịch vụ mạng cũng như các dịch vụ khác của nhà cung cấp, như Internet, cổng VoIP, và những thứ khác nữa. Các dịch vụ này có thể tự động cung cấp bởi nhà cung cấp tới khách hàng, với sự liên quan khách hàng tối thiểu. Chức năng MPLS UNI tương tự như kết nối ATM và Frame Relay nơi các kết nối ảo khách hàng được kết hợp với LSP và khơng phải với các giao diện, và vì thế ví dụ vài VPN có thể được hỗ trợ qua một giao diện dơn. Hình 2.14 biểu diễn khái niệm này.
Trong hình 2.14 PE bên trái hỗ trợ hai CE khác nhau thuộc về hai VPN khác nhau. PE ở dưới có một giao diện đơn với một CE, nhưng CE này liên quan tới cả hai VPN mà được phân biệt bởi các LSP được định nghĩa qua UNI này. Liên minh MPLS/ Frame Relay là việc trên các dịch vụ UNI cũng sẽ miêu tả các thuộc tính dịch vụ phong phú mà có thể được cấu hình bởi PEở CE. Một trong các thuộc tính sẽ là Profile QoS bao gồm cấp độ QoS (ví dụ : thời gian thực), đánh dấu QoS, băng thông, trễ và dành sãn rung pha, các yêu cầu khả dĩ và các tham số khác. Profile sẽ cho phép SP cung cấp QoS cần thiết cho các luồng qua UNI, cũng như để ánh xạ nó tới mạng các LSP. Vì thế QoS sẽ được phục vụ trước và ánh xạ thích hợp ở giao diện giữa khách hàng và nhà cung cấp mạng trong khi môi trường dịch vụ MPLS PVC UNI được quản lý tồn bộ bởi các PE, thì MPLS SVC UNI cũng sẽ cho phép CE yêu cầu cải tiến dịch vụ.
2.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Trong chương 2, chúng ta đã là quen với các khái niệm cơ bản về chất lượng dịch vụ (QoS) và cấp độ dịch vụ (CoS) cũng như kiến trúc cơ bản của QoS và CoS cùng với các vấn đề ảnh hưởng tới chúng. Chương này cũng đề cập tới mơ hình dịch vụ có thể cung cấp QoS như Dịch vụ tích hợp (IntServ), Dịch vụ khác biệt (DiffServ) hay MPLS với MPLS-TE và RSVP-TE. Với các ưu điểm của DiffServ như đơn giản, linh hoạt kết hợp với công nghệ điều khiển lưu lượng (TE), MPLS-TE kết hợp với DiffServ được xem là mơ hình mạng hỗ trợ QoS thực sự trong mạng đường trục.
Chất lượng dịch vụ (QoS) cung cấp dịch vụ khác biệt (Differentiated service), cung cấp mức ưu tiên cao hơn cho các luồng hay dịch vụ đảm bảo (Guranteed service) cung cấp sự đảm bảo mức độ dịch vụ. Cấp độ dịch vụ (CoS) dúp chúng ta phân biệt được loại dịch vụ và cấp độ ưu tiên của từng dịch vụ có trong mạng, cả hai tương phản với Best-effort service, cung cấp những gì mà được
xem như là có rất ít QoS. Thơng qua đó mà chúng ta hiểu thế nào là chất lượng dịch vụ (QoS) và cấp độ dịch vụ (CoS).
Tóm lại trong chương này chúng ta đã tìm hiểu về chất lượng dịch vụ và các cơ chế quản lý, khác phục và các tiêu trí đánh giá, phân biệt QoS, cách thức úng dụng MPLS-TE… phương pháp quản lý, giám sát TE.
Chương 3