TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
2.2. CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN 1 QoS là gì?
2.2.1 QoS là gì?
Trước khi thảo luận về QoS (Quality of Service) và liên hệ của nó tới MPLS, chúng ta nên xem lại một vài định nghĩa chính và các khái niệm liên quan. Trong khi khơng có một định nghĩa chính thức của QoS thì những định nghĩa sau được xem là có hiệu lực trong phạm vi đề tài này.
Một cách cơ bản nhất, QoS cho phép bạn cải thiện chất lượng dịch vụ tốt hơn đối với các luồng nhất định. Điều này được thực hiện bằng cách tăng mức ưu tiên đối với một luồng và giảm mức ưu tiên của luồng khác. Khi sử dụng các công cụ quản lý nghẽn mạch, bạn cố tăng mức ưu tiên của một luồng bằng hang đợi và đảm bảo hàng đợi theo các cách khác nhau. Công cụ quản lý hàng đợi được sử dụng để tránh tắc nghẽn tăng mức ưu tiên bằng cách bỏ các luồng ưu tiên thấp trước các luồng ưu tiên cao. Kiểm soát (policing) và hoạch định (shaping) cung cấp mức ưu tiên đối với một luồng bằng cách hạn chế thông lượng (throughput) của luồng khác. Yoram Bernet đã phân biệt giữa định nghĩa QoS thụ động và chủ động. Định nghĩa thụ động miêu tả chất lượng dịch vụ như là lưu lượng chuyển tải qua mạng. Trong khi định nghĩa chủ động liên quan tới quá trình điều khiển chất lượng dịch vụ thu được bởi lưu lượng chuyển qua mạng. Định nghĩa chủ động của Bernet về chất lượng dịch vụ mạng là “ Khả năng điều khiển các quá trình xử lý lưu lượng trong mạng để mạng có thể gặp được địi hỏi dịch vụ của ứng dụng nào đó và các chính sách mà người dung đưa ra đối với mạng”.
Trong TE-QoS được định nghĩa là “một tập hợp các yêu cầu gặp phải bởi mạng khi truyền dẫn một kết nối hay một luồng, hay tập hợp các ảnh hưởng của chức năng dịch vụ mà xác định mức độ thoả mãn của người dùng dịch vụ”. Định nghĩa này là “thụ động” theo phân biêt của Bernet, nhưng định nghĩa sau của quản lý tài nguyên QoS là “chủ động” : “chức năng mạng mà bao gồm phân biệt cấp độ dịch vụ, rút ra bảng định tuyến, quản lý kết nối, cấp phát băng thông, bảo vệ băng thông, dành sẵn băng thông, định tuyến ưu tiên, hang đợi ưu tiên”.
Tóm lại, ta sẽ nói về chất lượng dịch vụ QoS như là sự yêu cầu dịch vụ của rất nhiều các ứng dụng, và về các quá trình QoS, các chức năng quản lý tài nguyên QoS như quá trình điều khiển mạng mà cho phép một mạng thoả mãn chất lượng QoS. Yêu cầu dịch vụ của các ứng dụng khác nhau có thể biểu diễn bằng một tập các tham số bao gồm băng thông, trễ, rung pha, mất mát gói, quyền ưu tiên và một vài thứ khác. Ví dụ thoại và các ứng dụng Multimedia rất nhạy cảm với trễ và rung pha, trong khi các ứng dụng truyền dữ liệu có thể địi hỏi mất mát gói rất thấp. Chúng ta sẽ xem các tham số đ ó là các biến QoS.