qua
1 Nguyên nhân khách quan
Các số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy cán cân thƣơng mại của Việt Nam thƣờng xuyên bị thâm hụt. Tình trạng này là do một số nguyên nhân sau:
Chịu ảnh hưởng nhiều vào nguồn vốn và công nghệ, nguyên liệu của nước ngoài do trình độ phát triển cơng nghệ, kỹ thuật... của nền kinh tế cịn hạn chế, năng lực chế tạo máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất trong nƣớc cịn lạc hậu, chƣa đủ đáp ứng quy mô tăng trƣởng của nền kinh tế. Việc nhập khẩu tăng trong thời kỳ đầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là u cầu khách quan và cũng là nguyên nhân gây thâm hụt cán cân thƣơng mại. Nhằm phục vụ cho việc đầu tƣ xây dựng cơ bản, phát triển các ngành sản xuất trong nƣớc và thúc đẩy xuất khẩu tăng nhanh, Việt Nam thƣờng xuyên nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu và máy móc thiết bị. Các chính sách nhập khẩu của Việt Nam trong suốt thời gian qua đều đƣợc điều chỉnh theo hƣớng tạo thuận lợi cho tiếp nhận máy móc, cơng nghệ, thiết bị và nguyên liệu phục vụ phát triển kinh tế, trƣớc hết là cơ sở hạ tầng, khuyến khích xuất khẩu, xây dựng các ngành cơng nghiệp nội địa… Do đó, nhập khẩu đƣợc khuyến khích và gia tăng, trong khi xuất khẩu chƣa cao dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thƣơng mại.
Chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển kinh tế trong nước. Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi chiếm tỷ trọng lớn và đƣợc
khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, dịng vốn FDI tăng thƣờng kéo theo sự gia tăng của kim ngạch nhập khẩu, ảnh hƣởng tới nỗ lực cân bằng cán cân thƣơng mại trong ngắn hạn.18 Ngoài ra, khi vốn đầu tƣ trực tiếp vào dƣới dạng ngoại tệ tăng lên sẽ làm thay đổi tƣơng quan cung cầu ngoại tệ. Nếu chính phủ khơng can thiệp có thể dẫn đến khuynh hƣớng nội tệ lên giá. Điều này gây bất lợi cho xuất khẩu. Cuối cùng, xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng khiến thâm hụt cán cân thƣơng mại gia tăng.
18
Khu vực FDI đƣợc kỳ vọng là nơi sản xuất hƣớng về xuất khẩu nhƣng thống kê mới công bố của tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch nhập khẩu của khu vực này trong các năm 2006 - 2009 chiếm khoảng 36% kim ngạch nhập khẩu cả nƣớc và kim ngạch nhập khẩu thƣờng cao hơn kim ngạch xuất khẩu khoảng 10%/năm, tốc độ tăng nhập khẩu trung bình khoảng 30%/năm.
63
Thực hiện các cam kết đã kí về thương mại khi gia nhập các tổ chức quốc tế.
Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện giảm dần các hàng rào thuế và phi thuế, nới lỏng các hạn chế thƣơng mại, mở cửa thị trƣờng. Cụ thể, mức thuế nhập khẩu trung bình của Việt Nam phải giảm từ 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm kể từ ngày chính thức là thành viên của WTO. Do đó, kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh và xu hƣớng này cịn có khả năng tăng nhanh hơn nữa trong thời gian tới khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong WTO.
Mặt khác, cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống dân cƣ đƣợc cải thiện, thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm có chất lƣợng cao của nƣớc ngoài tăng lên, trong khi mức giá lại giảm (do thuế và các hàng rào thƣơng mại khác giảm); vì vậy, tốc độ nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng mạnh hơn trƣớc. Nhu cầu về nhập khẩu tƣ liệu sản xuất (máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu) và hàng tiêu dùng (kể cả hàng tiêu dùng xa xỉ) đều tăng lên từ khi gia nhập WTO khiến cho cán cân thƣơng mại nƣớc ta càng thâm hụt.
Khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và hàng sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu của Việt Nam còn thấp. Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu bộc lộ
trong nhiều năm qua là việc phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khống sản, nơng, lâm, thuỷ, hải sản. Các mặt hàng cơng nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia cơng. Thêm vào đó, giá hàng xuất khẩu thô và một số sản phẩm chế biến nhƣ điện tử, dệt may, da giầy của nƣớc ta thƣờng thấp hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc… Nhƣ vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chƣa xây dựng đƣợc các ngành cơng nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu.
Bị ảnh hưởng xấu từ xu hướng “giá cánh kéo”19 do đặc điểm cơ cấu ngành hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Khi khủng hoảng kinh tế diễn ra, giá hàng công
nghiệp thƣờng giảm ít hơn giá hàng nơng sản, thậm chí giá một số hàng công nghiệp vẫn tăng hoặc không đổi trong khi giá hàng nông sản hạ (tuyệt đối hay tƣơng đối). Do đó, giữa hai loại sản phẩm hình thành một mức chênh lệch giá. Ngƣợc lại
19
64
khi giá tăng, vì tính co dãn của giá sản phẩm nơng nghiệp ít nên giá cũng không tăng nhanh nhƣ sản phẩm công nghiệp. Nông dân thƣờng buộc phải mua hàng công nghiệp (vật tƣ, phân bón phục vụ nông nghiệp) với giá tƣơng đối cao và bán nông sản với giá tƣơng đối thấp. Vì vậy, chênh lệch giữa giá hàng công nghiệp và giá nông sản có xu hƣớng ngày càng mở rộng, với cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của nƣớc ta hiện nay, điều này khiến cho thâm hụt thƣơng mại gia tăng. Ngoài ra, những năm gần đây giá cả diễn biến thất thƣờng nên hiện tƣợng cánh kéo không chỉ xảy ra trong lĩnh vực nơng nghiệp mà cịn xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác.
Bất cập về cơ cấu xuất nhập khẩu: hàm lượng nhập khẩu trong hàng hóa xuất khẩu cao và sự mất cân đối thương mại lớn với một số thị trường. Do chƣa đầu tƣ
thỏa đáng cho phát triển các ngành phụ trợ nên nƣớc ta vẫn chỉ là nơi gia công, lắp ráp cho nƣớc ngồi, sản phẩm khơng có hàm lƣợng giá trị gia tăng cao. Tỷ lệ nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu ở mức cao, chiếm khoảng 2/3 giá xuất xƣởng. Vì vậy, muốn tăng xuất khẩu nhất thiết phải tăng nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn bị mất cân đối thƣơng mại với gần 90% nhập siêu từ Trung Quốc. Đáng chú ý hơn là thâm hụt thƣơng mại với Trung quốc ngày càng lớn về giá trị và tăng tỉ trọng trong tổng thâm hụt của Việt Nam20; trong khi Việt Nam vẫn duy trì thặng dƣ thƣơng mại với Mỹ, Anh, Đức, Australia. Do vị trí địa lý gần, giá thấp, mẫu mã phong phú, quy mơ mậu dịch biên giới lớn, hàng hóa Trung Quốc nhập vào Việt Nam hầu hết không qua các doanh nghiệp lớn mà chủ yếu là các cơng ty mang tính địa phƣơng nên khó kiểm sốt. Những mặt hàng Trung Quốc xuất sang Việt Nam là hàng cơ điện, máy móc các loại; nguyên phụ liệu, hàng dệt may; sắt thép, kim loại; hóa chất; khống sản các loại… có tổng giá trị lớn; ngƣợc lại, Việt Nam xuất sang Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm từ thực vật, động vật, khoáng sản… với giá trị thấp. Những mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc phần lớn phục vụ cho sản xuất, chế biến xuất khẩu; trong khi đó, các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn chƣa phát triển và cần một khoảng thời gian nhất định để có
20
Cán cân thƣơng mại của Việt Nam thâm hụt với Trung Quốc năm 2001 là 18,7 % nhƣng đến năm 2007 là 73,7%, năm 2008 là 69,8%, năm 2009 là 97,1% và dự đoán năm 2010 là 94,4%
65
thể đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, thay thế nhập khẩu của đất nƣớc. Vì vậy, xu thế nhập khẩu cao từ Trung Quốc dẫn đến thâm hụt thƣơng mại là khó tránh khỏi, kể cả trong những năm tiếp theo.
Bảo hộ mậu dịch của các nước có nền kinh tế phát triển có xu hướng gia tăng.
Điển hình là xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta liên tục khó khăn do vấp phải những hàng rào kĩ thuật và thuế, kiện chống bán phá giá, nhất là vào thị trƣờng Mỹ. Khi xuất khẩu vào những nƣớc với kim ngạch lớn nhất định, hàng hóa của Việt Nam còn bị các rào cản nhƣ hạn ngạch, vệ sinh an toàn thực phẩm,… Trong bối cảnh chịu tác động của khủng hoảng, những rào cản thƣơng mại mới ngày càng nhiều với hành vi bảo hộ thƣơng mại tinh vi hơn tại các thị trƣờng lớn, xuất khẩu của Việt Nam còn phải chịu những thách thức lớn hơn, đặc biệt là đối với các mặt hàng chủ lực nhƣ khống sản, nơng, lâm, hải sản.
Bên cạnh đó, năm 2009, cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm (lần đầu tiên kể từ năm 1991), mức thâm hụt cán cân thƣơng mại cũng giảm đáng kể so với năm 2008. Nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng này nhƣ sau:
Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2008, nền kinh tế thế giới
suy thoái sâu rộng trên quy mơ tồn cầu: những tháng đầu năm, các nền kinh tế trên thế giới phải chống chọi với sự tăng giá chóng mặt của các loại hàng hóa và tài sản; đến nửa cuối năm, vấn đề quan tâm hàng đầu lại là sự đổ vỡ dây chuyền của các định chế tài chính, sự đóng băng của thị trƣờng tín dụng và suy thối kinh tế. Năm 2009 tiếp tục là một năm khó khăn với sự sụp đổ của một loạt các tên tuổi lớn nhƣ Cơng ty hóa chất hàng đầu thế giới Lyondell Chemical, tập đồn thiết bị viễn thơng lớn nhất tại Bắc Mỹ Nortel Networks Corp, tổ chức cho vay của Nhật SFCG, hãng xe lớn nhất thế giới General Motors, đại gia lĩnh vực bất động sản General Growth Properties… và những bê bối, lừa đảo, gian lận tài chính đã làm dấy lên mối lo ngại về bong bóng tài chính cịn tiềm ẩn tại các thị trƣờng mới nổi. Tiếp đó, tỉ lệ thất nghiệp tăng nhanh (đặc biệt tại các quốc gia phát triển là đối tác thƣơng mại lớn của Việt Nam nhƣ Mỹ, Nhật…). Vì vậy, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, khiến cầu về hàng xuất khẩu cũng nhƣ nhập khẩu của Việt Nam đều giảm đáng kể.
66
Giá cả hàng hóa thế giới giảm. Phần lớn mặt hàng xuất khẩu đã tăng về lƣợng
so với năm 2008 (lƣợng xuất khẩu tăng làm tăng kim ngạch khoảng 1,5 tỷ USD), nhƣng do tốc độ giảm giá lớn hơn (khoảng 11 tỷ USD, tƣơng đƣơng giảm 17 - 18% kim ngạch xuất khẩu, trong đó: nhóm nông sản, thủy sản giảm 2,7 tỷ USD; nhóm nhiên liệu khống sản giảm 4,6 tỷ USD; nhóm cơng nghiệp chế biến giảm 3 - 4 tỷ USD)21 nên tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 thấp hơn năm 2008. Bên cạnh đó, nhóm mặt hàng chế biến, công nghiệp và thủ cơng nghiệp cịn gặp phải tình trạng thu hẹp thị trƣờng.
Đặc biệt, biến động của giá dầu thô quốc tế không chỉ tác động lớn đến giá nhiều mặt hàng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất mà còn ảnh hƣởng mạnh đến kim ngạch xuất khẩu dầu thô của nƣớc ta. Giá dầu từ đỉnh cao tháng 7/2008 đã giảm mạnh và tiếp tục giảm trong những tháng đầu năm 200922. Sau đó, từ tháng 3/2009, nỗi lo về sự tiếp tục xấu đi của tình hình kinh tế thế giới đƣợc xoa dịu khiến thị trƣờng dầu thơ quốc tế và thị trƣờng chứng khốn thế giới đồng loạt đảo chiều, giá dầu tăng trở lại23. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm dầu trong nƣớc, giá dầu thế giới hạ nhiệt đem lại nhiều lợi ích nhƣ giúp giảm bớt căng thẳng về tài chính, chủ động tính tốn thời điểm nhập hàng, cân đối cung cầu…; đồng thời, khiến cho kim ngạch nhập khẩu xăng dầu giảm. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dầu thơ thì việc giá dầu giảm mạnh ảnh hƣởng nghiêm trọng đến kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, từ năm 2009, 1/4-1/3 sản lƣợng dầu thô khai thác đƣợc dành cho lọc dầu ở nhà máy Dung Quất, dẫn đến lƣợng dầu thô xuất khẩu cũng giảm. Vì vậy, năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dầu thô (đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu những năm trƣớc) đã giảm mạnh, khiến tổng kim ngạch xuất khẩu giảm đáng kể.
21
Theo Báo cáo tổng kết (tóm tắt) tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2009 và kế hoạch năm 2010 của ngành công thƣơng
22
Trƣớc khi khủng hoảng tài chính quốc tế bùng phát tồn diện, giá dầu quốc tế đã đi theo chiều hƣớng tăng đột biến, từ khoảng 20USD/thùng đầu năm 2002 lên mức cao kỷ lục là 147,27 USD/thùng vào 11/7/2008. Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh vào tháng 7, giá dầu bất ngờ lao dốc không phanh do nhu cầu sử dụng dầu tại nhiều quốc gia (đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ) sụt giảm mạnh và một lƣợng vốn lớn rút khỏi thị trƣờng dầu thô. Ngày 24/11/2008, giá dầu xuống mức 48,55USD/thùng. Nửa đầu năm 2009, giá dầu tiếp tục rơi xuống mức thấp nhất 32,7 USD/thùng vào ngày 20/1/2009.
23
Mức cao nhất của năm 2009 là 82 USD/thùng, đạt vào ngày 21/10/2009; tính trung bình cả năm 2009, giá dầu thô đạt khoảng 63 USD/thùng.
67
Giá vàng tăng cao. Khi nền kinh tế suy yếu, giá dầu ở mức thấp, đặc biệt là lạm
phát cao và tỷ giá VNĐ/USD thất thƣờng, vàng đã trở thành phƣơng tiện bảo lƣu vốn và tài sản đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn nên giá vàng luôn ở mức cao. Thêm vào đó, mô hình sàn giao dịch vàng giúp cho hoạt động đầu tƣ vàng giá trị trở thành một kênh đầu tƣ phổ biến và là cầu nối giữa biến động giá vàng thế giới với giá vàng trong nƣớc trở nên chặt chẽ hơn. Năm 2009 giá vàng thế giới liên tục tăng24
khiến USD chịu sức ép tăng giá (do USD đƣợc sử dụng chính trong các hoạt động nhập khẩu vàng). Vì vậy, giá vàng tăng đã tác động lớn đến hoạt động tài chính tiền tệ trong nƣớc hai năm gần đây, cụ thể là những biến động đột ngột của tỷ giá USD/VND trong hệ thống liên ngân hàng và thị trƣờng tự do, qua đó ảnh hƣởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Mặt khác, vàng cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong cơ cấu nhập khẩu năm 2008, vàng chiếm đến 3,4%. Nhƣng sang năm 2009, tỷ trọng vàng nhập khẩu không chỉ giảm xuống 0,5% mà Việt Nam còn tái xuất vàng với khối lƣợng và kim ngạch khá lớn nên đã cải thiện đƣợc tƣơng đối cán cân thƣơng mại, đặc biệt là trong những tháng đầu năm.
Diễn biến tỷ giá phức tạp. Trong 2 năm 2008-2009, hầu nhƣ toàn bộ các đồng
tiền của những nền kinh tế đang phát triển đều mất giá so với đô la Mỹ. Nhƣng sau những tháng đầu năm tăng giá, đến ngày 27/7, USD rơi xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2009. Vì NHNN Việt Nam vẫn kiên trì chính sách ổn định VND so với USD nên diễn biến tỷ giá năm 2009 tƣơng đối phức tạp. Mặc dù, NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng và biên độ từ + 3% lên + 5% vào tháng 4/2009 nhƣng càng về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trƣờng ngoại hối ln có biểu hiện căng thẳng, USD tín dụng thừa trong khi USD thƣơng mại thiếu. Các ngân hàng khơng có ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp và nếu có bán thì mức tỷ giá cũng cao hơn mức tỷ giá trần do NHNN quy định. Tỷ giá bán trên thị trƣờng tự do luôn cao hơn và có mức chênh đáng kể so với tỷ giá chính thức trong
24
Giá vàng tăng khá đều đặn trong quý 1, quý 2, quý 3/2009 và lên mạnh trong quý 4/2009. Giá vàng thế giới đã lập đỉnh cao chƣa từng có ở mức 1226,56 USD/ounce và 29,30 triệu đồng/lƣợng của giá vàng trong nƣớc vào ngày 11/11/2009
68
khu vực ngân hàng thƣơng mại. Những bất ổn trên thị trƣờng ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã gây thêm khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Biểu đồ 19 - Diễn biến tỷ giá USD/VND 2008-2009