Bảng10: bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp từ năm 2007-2009 Đơn vi: đồng
4.8.2. Đánh giá mức độ phụ thuộc của lợi nhuận vào doanh số bán
Đòn cân hoạt động thể hiện những tác động của chi phí sản xuất kinh doanh, khối lượng tiêu thụ, doanh thu đến lợi nhuận. Đây chính là một chỉ tiêu chỉ rõ cách thức sử dụng, bố trí kết cấu chi phí thích hợp để thay đổi lợi nhuận. Trong đó, giá bán và kết cấu chi phí khơng đổi, nhà quản lý có thể biết lợi nhuận sẽ tăng (giảm) bao nhiêu %, khi doanh số bán tăng (giảm ) 1% .
Dol = SDĐP/ LN
= 656,726,267/277,032,526 = 2.37(lần)
Vậy, khi doanh số bán tăng (giảm) 1% thì lợi nhuận tăng (giảm) 2.37%, từ phân tích kết cấu chi phí ta biết Cơng ty sử dụng nhiều chi phí khả biến nên kết quả Dol = 2.37 là tỷ lệ thấp trong nền kinh tế.
Do đó, lợi nhuận của Cơng ty tương đối nhạy cảm với doanh số bán. Giá trị Dol thể hiện doanh số bán thực hiện của Công ty năm 2009 đã cách xa doanh số bán hoà vốn, đảm bảo hiệu quả kinh doanh tiến dần đến mục tiêu đề ra.
Theo kết quả trước, khối lượng bán ra thực hiện giảm so với kế hoạch trong năm phân tích và gí bán có sự tăng lên. Vì thế để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận phải tăng độ nhạy cảm của lợi nhuận với doanh số bán, tức là tăng Dol.
Để tăng độ lớn của lực đòn bẩy ta chỉ có thể tăng số dư đảm phí bằng cách giảm chi phí khả biến như giảm giá vốn hàng bán, giảm chi phí vận chuyển, chi phí lao động giảm chi phí QLDN ….
Vậy, địn bẩy kinh doanh là một trong những cơng cụ hữu hiệu trong phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, nó đánh giá mức độ nhạy cảm của lợi nhuận với
doanh số bán của Cơng ty cũng như kết cấu chi phí, kết quả phân tích kinh doanh doanh nghiệp cần giảm chi phí khả biến để tăng lợi nhuận tức thời cũng như trong dài hạn.