Bảng10: bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp từ năm 2007-2009 Đơn vi: đồng
4.8.3. Đánh giá số dư an toàn (SDAT)
Để nhận biết tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng tránh xa lỗ đảm bảo một mức lợi nhuận an toàn cho doanh nghiệp ta xét đến số dư an tồn:
Ta có: Tỷ lệ SDĐP = SDĐP/DS=656,726,267/6,305,657,620*100%
= 10.41%
Doanh số hòa vốn = 337,693,741/10.41% = 3,243,936,033 đồng
Tỷ lệ hịa vốn = 3,243,936,033/6,305,657,620=51.44%
Theo cơng thức (2.1.5) ta có: SDAT = 6,305,657,620-3,243,936,033 = 3,061,721,587 đồng
- Tỷ lệ SDĐP là 10.41%%, khi doanh thu tăng một lượng thì lợi nhuận tăng một lượng bằng doanh thu tăng lên nhân với tỷ lệ SDĐP. 10.41% là một tỷ lệ rất nhỏ cho thấy trong năm qua công ty đã sử dụng CPKB khá cao làm SDĐP giảm vì thế làm cho tỷ lệ SDĐP nhỏ.
- Doanh số hịa vốn là điểm mà tại đó mức doanh thu đủ trang trải mọi phí tổn, là điểm khởi đầu để quyết định quy mô sản xuất, tiêu thụ, quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh để đạt được mức lãi mong muốn. Khi mức doanh số bán đạt 51.44% so với doanh số thực hiện, tức là đạt 3,243,936,033 đồng thì cơng ty đã hịa vốn. Tỷ lệ hịa vốn nói lên chất lượng hoạt động kinh doanh, nó có thể được hiểu như là thước đo sự rủi ro, 51.44% là một tỷ lệ tương đối trrên mức trung bình nhưng vẫn an tồn cho cơng ty.
Số dư an tồn của các xí nghiệp khác nhau do kết cấu chi phí của các xí nghiệp khác nhau. Thơng thường những cơng ty có CPKB chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh chậm hơn do đó có số dư an tồn cao hơn những cơng ty có CPKB nhỏ hơn CPBB.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhà quản trị nên lưu tâm số dư an toàn và thường xuyên điều chỉnh chúng đến không được thấp hơn mức số dư an toàn để đảm bảo kinh doanh được an toàn. Khi số dư an tồn nhỏ hơn mức số dư an tồn thì lúc đó người quản lý cần đánh giá xem xét và tìm ra biện pháp thích hợp để quyết định số dư an tồn càng cao thì hiệu quả hoạt động càng cao, khả năng phát sinh lỗ càng thấp. Để tăng số dư an tồn người quản lý có thể hành động theo hai hướng: Một là tăng doanh số thực hiện, hai là giảm doanh số hoà vốn.
Tăng doanh số thực hiện:
Để tăng doanh số thực hiện người quản lý có thể thực hiện theo hai cách là tăng khối lượng bán ra và tăng giá bán. Tăng giá bán sản phẩm có ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của Cơng ty. Mặt tích cực của tăng giá bán có thể trở thành chi phí cơ hội khi thị trường thu hẹp. Do đó, tăng giá bán khơng phải là giải pháp tốt.
Giải pháp tốt nhất là tăng khối lượng bán ra bằng cách sử dụng các chiến lược sản phẩm phù hợp. Cụ thể như chiết khấu thương mại, khuyến mãi bằng nhiều hình thức khác như: tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khách hàng may mắn, khách hàng thân thiết,...Trong nhiều trường hợp tăng khối lượng bán được người quản lý ưa thích hơn.
Giảm doanh số hoà vốn:
Doanh số hoà vốn phụ thuộc vào sự thay đổi của các yếu tố chi phí. Để giảm doanh số hồ vốn người quản lý có thể hoạt động theo hai hướng: Giảm tổng chi phí bất biến hoặc tăng tỷ lệ số dư đảm phí.
Giảm chi phí bất biến thường là cơng việc khó khăn và đơi khi khơng thể thực hiện được vì việc sử dụng chi phí bất biến liên quan đến quy mơ sản xuất (hoạt động) và trang bị máy móc thiết bị. Giảm bớt quy mơ sản xuất (hoạt động) sẽ ảnh hưởng đến lợi ích tương lai trong dài hạn. Do đó người quản lý thường ít sử dụng biện pháp này.
Nâng cao tỷ lệ số dư đảm phí đồng nghĩa với việc giảm sử dụng các yếu tố chi phí khả biến. Các yếu tố chi phí khả biến thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và như vậy việc giảm bớt chúng tạm thời có thể đem lại kết quả là tỷ lệ số dư đảm phí tăng lên. Chẳng hạn, việc kiểm sốt hao phí nhiên liệu tốt hơn có thể làm cho chi phí sản xuất khả biến giảm xuống và do đó làm tăng tỷ lệ số dư đảm phí. Đơi
khi có ảnh hưởng hoặc chuyển đổi giữa hai yếu tố chi phí khả biến và chi phí bất biến khi người quản lý thay đổi các biện pháp kiểm sốt và sử dụng các chi phí sẽ ảnh hưởng tích cực đến mục tiêu quản trị là doanh số hồ vốn và do đó số dư an tồn và xa hơn là tìm năng lợi nhuận doanh nghiệp.
CHƯƠNG 5