CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.5. Điều trị đột quỵ nhồi máu não
1.5.1. Những cơ sở chính về mặt lý thuyết cho điều trị đột quỵ não
Về mặt lý thuyết, 2 phút sau khi tắc động mạch thì vùng não được chi phối bởi mạch máu duy nhất đó sẽ bị chết.
Khơng có hy vọng cứu chữa được trung tâm thiếu máu của ổ nh i máu não do nó hoại tử sau vài phút nếu mức độ tưới máu dưới 10 ml/100gam não/phút. Tuy nhiên, v ng mô não nằm giữa giới hạn ình thường và hoại tử, tại đây lưu lượng tuần hoàn não khoảng 10 – 20 ml/100gam não/phút, được gọi là vùng tranh tối tranh sáng (vùng Penumbra), các tế bào thần kinh ở vùng này vẫn sống và có thể cứu vãn được. Hầu hết các nghiên cứu điều trị đều nhằm kéo dài thời gian cửa sổ và làm thu nhỏ v ng này. Để thiết lập một kế hoạch cứu vãn các tế bào thần kinh của vùng nửa tối chúng ta phải xem xét yếu tố nào gây hại và yếu tố nào có lợi cho vùng này [10].
Bệnh nhân đã ị đột quỵ nh i máu não và cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA) là những người có nguy cơ tái phát cao, với 10 – 53% với đột quỵ não và 30% đối với TIA nguy cơ tái phát trong vòng 5 năm [10]. Vì vậy, việc điều trị dự phòng là hết sức cần thiết và phải tiến hành sớm c ng như có kế hoạch điều trị lâu dài.
Điều trị đột quỵ nh i máu não khu trú vào một số lĩnh vực chính sau: + Điều trị toàn diện: H i sức tích cực thần kinh, giữ cân bằng các chức năng sinh lý.
+ Điều trị đặc hiệu: Tác động vào yếu tố bệnh sinh của đột quỵ não, nhằm tái lập dòng chảy, bảo vệ tế bào não vùng nửa tối nửa sáng khơng bị hoại tử.
+ Dự phịng và điều trị các biến chứng toàn thân, biến chứng thần kinh. + Chăm sóc và phục h i chức năng sớm theo các giai đoạn.