CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá hiệu quả điều trị, dự phòng tái phát nhồi máu não, mức độ an
toàn của aspirin kết hợp với cilostazol.
* Nghiên cứu hiệu quả điều trị cải thiện trên lâm sàng
+ Đánh giá hiệu quả điều trị ngắn hạn:
Sự cải thiện về các thang điểm lâm sàng: Sức cơ tay, sức cơ chân, Glasgow, NIHSS khi so sánh tại thời điểm ra viện và khi vào viện.
+ Đánh giá hiệu quả dài hạn:
Sự cải thiện về các thang điểm lâm sàng: Sức cơ tay, sức cơ chân, NIHSS khi so sánh tại thời điểm 6 tháng với thời điểm vào viện. Thang điểm mRS khi so sánh tại thời điểm 6 tháng với thời điểm đánh giá lúc ra viện.
* Nghiên cứu mức độ an toàn của phác đ
+ Đánh giá tỷ lệ chảy máu ở cả 2 nhóm ao g m các mức độ: Nhẹ, vừa, nặng, nguy kịch. Bao g m cả chảy máu nội sọ có hoặc khơng có triệu chứng. So sánh và tìm ý nghĩa khác iệt giữa 2 nhóm nghiên cứu.
+ Đánh giá các iến cố bất lợi khác: Bao g m các tác dụng không mong muốn của thuốc đã được dự kiến. So sánh đối chiếu giữa 2 nhóm.
* Nghiên cứu về khả năng dự phòng tái phát đột quỵ
+ Đánh giá số bệnh nhân tái phát đột quỵ (ở tất cả các thể) tại thời điểm 6 tháng ở cả 2 nhóm nghiên cứu, phân tích, so sánh.
2.3.2. Đánh giá thay đổi độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh hai bên,
mức độ hẹp động mạch não trước và sau điều trị.
+ Đối với hẹp động mạch nội sọ: Đánh giá tiến triển mức độ hẹp mạch trên phim MRI tại thời điểm vào viện và tại thời điểm sau 6 tháng, phân tích, so sánh.
+ Đối với hẹp động mạch ngoại sọ:
Đánh giá tiến triển mức độ hẹp trên siêu âm Doppler tại thời điểm vào viện và tại thời điểm sau 6 tháng, phân tích, so sánh.
Đánh giá độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh 2 bên trên siêu âm Doppler tại thời điểm vào viện và tại thời điểm sau 6 tháng, phân tích, so sánh.