Các tiêu chí đánh giá và theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị và dự phòng tái phát nhồi máu não của aspirin kết hợp cilostazol (Trang 62 - 64)

CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2. Các tiêu chí đánh giá và theo dõi

+ Tuổi, giới tính, mạch, huyết áp, chiều cao cân nặng khi nhập viện. + Thời gian từ khi khởi phát đến khi bắt đầu được điều trị.

+ Tình trạng tăng huyết áp: Ghi nhận mức huyết áp khi khởi phát (nếu bệnh nhân có đo huyết áp khi khởi phát tại nhà), mức huyết áp khi vào viện.

Xác định các bệnh nhân có tăng huyết áp thực sự nếu trong tiền sử có tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp khi vào viện.

Tình trạng tăng huyết áp được đánh giá theo tiêu chuẩn của JNC VII [111]: Xác định tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Đối với những trường hợp bệnh nhân chưa có chẩn đốn tăng huyết áp, để chẩn đoán tăng huyết áp mới, bệnh nhân được đo huyết áp có tăng huyết áp và được theo dõi sau đó để xác nhận tình trạng này (loại trừ tăng huyết áp phản ứng) hoặc chẩn đốn xác định khi có biểu hiện tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp (soi đáy mắt, biểu hiện dày thất trái trên tim, xét nghiệm đánh giá pre- albumin niệu ).

+ Xét nghiệm mức glucose máu sau khi vào viện.

Tăng glucose máu khi vào viện: Các bệnh nhân có glucose máu trên 6,4 mmol/l được đánh giá là có tăng glucose máu.

Đái tháo đường được xác định khi trong tiền sử có đái tháo đường hoặc có trị số HbA1c từ 6,5% trở lên, glucose máu > 6,4 mmol/l, hoặc theo dõi sau giai đoạn cấp xác định là có đái tháo đường theo tiêu chuẩn của Hội Đái tháo đường Việt Nam (loại trừ tăng đường máu phản ứng).

+ Nghiện thuốc lá khi thường xuyên hút trên 10 điếu/ngày. + Chỉ số lipid máu khi vào viện:

Các bệnh nhân được xác định là có rối loạn lipid máu theo khuyến cáo về bệnh lý tim mạch và chuyển hoá của Hội tim mạch học Việt Nam: Cholesterol toàn phần trên 5,2 mmol/l và/hoặc triglycerid trên 2,3 mmol/l và/hoặc HDL-C dưới 0,9 mmol/l và/hoặc LDL-C trên 3,2 mmol/l. Bệnh nhân được xác định là có rối loạn lipid máu khi có rối loạn ít nhất một trong các thành phần trên [91], [112].

+ Có rối loạn điện giải: Khi có tăng hoặc giảm natri máu, tăng hoặc giảm kali máu khi vào viện (giá trị ình thường của natri máu là 135 - 145 mmol/l và của kali là 3,5 - 5 mmol/l).

+ Loại trừ các nguyên nhân gây tắc mạch não từ tim: Tất cả bệnh nhân được làm siêu âm tim đánh giá các huyết khối bu ng tim, đánh giá chức năng tim và các bệnh lý van tim; làm điện tâm đ đánh giá các rối loạn nhịp trong đó có rung nhĩ.

* Đánh giá mức độ đột quỵ não theo thang điểm đột quỵ não của Viện Quốc gia Sức khoẻ và Đột quỵ não Hoa Kỳ (National institudes of Health Stroke Scale – NIHSS) tại các thời điểm vào viện, ra viện và sau 6 tháng (tính từ khi khởi phát) [113] (phụ lục 1).

* Ý thức được đánh giá theo thang điểm Glasgow theo Gramham Teasdle, Bryan Jennett [114] (phụ lục 2).

* Đánh giá sức cơ: Theo phân độ sức cơ của Hội đ ng nghiên cứu Y học Anh (Medical Research Council of Great Britain) [115] (phụ lục 3).

* Đánh giá mức độ khuyết tật theo thang điểm Rankin cải biên (mRS) tại các thời điểm vào viện, ra viện, sau 6 tháng (tính từ khi khởi phát) [116] (phụ lục 4).

+ Nhóm BN có tình trạng chức năng tốt: Có mRS từ 0 đến 2 điểm.

+ Nhóm BN có tình trạng chức năng mức độ trung bình: Có mRS 3 điểm. + Nhóm BN có tình trạng chức năng khơng tốt: Có mRS từ 4 đến 5 điểm. + Bệnh nhân tử vong: Có mRS bằng 6.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị và dự phòng tái phát nhồi máu não của aspirin kết hợp cilostazol (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)