Phương pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng các giải pháp quản lý lửa rừng cho vườn quốc gia hoàng liên (Trang 50 - 66)

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

2.2.1.1. Cách tiếp cận hệ thống

Cháy rừng vừa là hiện tượng của hệ thống tự nhiên, vừa là hiện tượng của hệ thống kinh tế, xã hội hay nó là hiện tượng của hệ thống kinh tế - sinh thái.

Cháy rừng là hiện tượng tự nhiên bởi nó diễn ra theo quy luật của tự nhiên và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên như: điều kiện khí tượng, đặc điểm rừng, địa hình.... Do vậy, có thể hạn chế cháy rừng bằng cách tác động vào các yếu tố tự nhiên. Có thể xem những giải pháp PCCCR và khắc phục hậu quả của cháy rừng như những giải pháp điều khiển hệ thống tự nhiên để giảm thiểu cháy rừng.

Cháy rừng là một hiện tượng kinh tế vì sự xuất hiện và mức độ nguy hiểm của nó thường gắn với các hoạt động kinh tế của con người. Ngoài ra, cháy rừng cũng tác động mạnh mẽ tới các yếu tố kinh tế, làm giảm nguồn thu của người dân. Điều này cho thấy, có thể hạn chế cháy rừng bằng việc tác động vào những yếu tố kinh tế.

Cháy rừng cũng là một hiện tượng xã hội bởi hầu hết các vụ cháy rừng đều do con người gây nên. Hành động của họ theo hướng ngăn chặn, giảm thiểu hay gia tăng cháy rừng. Nó ln bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội như: nhận thức về cháy rừng, ý thức với luật pháp Nhà nước, trách nhiệm với cộng đồng, hiểu biết về PCCCR, phong tục, tập quán sử dụng lửa .... Cháy rừng và hiệu quả của hoạt động PCCCR cũng phụ thuộc vào những vấn đề thể chế và chính sách như: hoạt động của hệ thống tổ chức Nhà nước trong lĩnh vực quản lý BVR, chính sách đất đai, chính sách sở hữu và sử dụng rừng, hệ thống quản lý rừng ở địa phương. Cháy rừng và hiệu quả công tác quản lý lửa rừng còn phụ thuộc vào các tổ chức và quy định của cộng đồng địa phương. Chúng hỗ trợ Nhà nước trong việc tuyên truyền vận động người dân, động viên và giám sát họ thực hiện những chính sách của Nhà nước. Tổ chức và luật lệ cộng đồng sẽ gắn kết những hộ gia đình đơn lẻ thành lực lượng mạnh mẽ thực hiện những chương trình quản lý tài nguyên, trong đó có PCCCR vì quyền lợi của mỗi gia đình và cộng đồng.

Từ phân tích trên cho thấy, để xây dựng những giải pháp thích hợp cho cơng tác quản lý lửa rừng cần nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố tự nhiên,

kinh tế và xã hội. Mặt khác, những giải pháp quản lý lửa rừng cũng phải bao gồm cả những giải pháp kỹ thuật và giải pháp kinh tế - xã hội.

2.2.1.2. Cách tiếp cận đa ngành

Cháy rừng là hiện tượng tự nhiên nhưng cũng là hiện tượng kinh tế - xã hội. Vì vậy, những giải pháp quản lý lửa rừng cũng phải bao gồm cả những giải pháp khoa học công nghệ và cả những giải pháp KT-XH. Những giải pháp này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như: Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Thủy lợi, Địa chính, Giao thơng, Mơi trường, Văn hóa, Giáo dục... Chúng được lồng ghép, hỗ trợ và bổ sung cho nhau để đạt được mục tiêu đặt ra. Những kiến thức đơn ngành thường không đầy đủ hoặc phiến diện khi giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và đòi hỏi kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, cơng tác QLLR là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực cần phải được giải quyết trên quan điểm đa ngành.

2.2.1.3 Cách tiếp cận nghiên cứu phát triển

Các giải pháp QLLR luôn hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và được lồng ghép với những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khác. Vì vậy, việc nghiên cứu chúng mang tính chất của những nghiên cứu phát triển với trình tự logic chung là: Phân tích thực trạng, xác định nguyên nhân và xây dựng giải pháp phù hợp với hoàn cảnh địa phương.

2.2.1.4. Tiếp cận có sự tham gia

Các giải pháp được đưa ra nhằm mục đích hồn thiện cơng tác PCCCR và giải pháp PHR sau cháy tại VQG Hoàng Liên đều tác động đến đời sống của con người. Vì vậy, việc tạo động lực trong dân, huy động sự tham gia của người dân là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công của các chương trình, dự án. Tiếp cận có sự tham gia được thể hiện bằng các cuộc phỏng vấn trực tiếp, các bảng câu hỏi bán cấu trúc, các thảo luận nhóm đối tượng quản lý rừng, thảo luận nhiều bên liên quan. Chính vì vậy, phương pháp nghiên cứu tham dự với cách tiếp cận từ dưới lên là một trong những phương pháp chủ đạo trong xây dựng các giải pháp QLLR.

Phương pháp tiếp cận theo mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án được thể hiện ở hình 2.1.

Hình 2.1. Phương pháp tiếp cận theo mục tiêu và nội dung nghiên cứu Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp giảm Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp giảm

thiểu nguy cơ cháy rừng, quản lý lửa rừng và phục hồi rừng sau cháy tại Vườn quốc gia Hồng Liên, tỉnh Lào Cai

-Phân tích dữ liệu

-Phân tích thống kê đa biến -Phân tích ma trận SWOT -Phân tích các nhân tố ảnh hưởng -Phân tích cây vấn đề, cây giải pháp -Xây dựng bản đồ

Đặc điểm cơ bản tài nguyên rừng khu vực VQG Hoàng Liên (phân bố, cấu trúc của một số trạng thái rừng chủ yếu)

-Tổng hợp tài liệu

-Điều tra, khảo sát tổng thể

-Điều tra chuyên ngành theo từng nội dung;

-Nghiên cứu có sự tham gia

-Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám

Đặc điểm cháy rừng, các nhân tố ảnh hưởng tới cháy rừng và thực trạng công tác quản lý lửa rừng tại VQG Hoàng Liên

Nghiên cứu khả năng PHR sau cháy theo thời gian tại VQG Hoàng Liên (2010 - 2016) Các kết quả về: - Đặc điểm phân bố và cấu trúc của các trạng thái rừng; - Đặc điểm cháy rừng, các nhân tố ảnh hưởng tới cháy rừng và thực trạng công tác quản lý lửa rừng; - Khả năng PHR sau cháy theo thời gian - Tổng hợp và phân tích số liệu - Xây dựng CSDL và các loại bản đồ THAM VẤN CHUYÊN GIA

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC PCCCR VÀ PHỤC HỒI RỪNG SAU CHÁY TẠI VQG HOÀNG LIÊN

MỤC TIÊU CHUNG

TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU

CÁC BÁO CÁO CHUYÊN

ĐỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ

T H U T H P T H Ô N G T IN X L Ý T H Ô N G T IN

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

(1). Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cơ bản tài nguyên rừng khu vực VQG

Hoàng Liên

a. Nghiên cứu đặc điểm phân bố tài nguyên rừng:

Kế thừa các văn bản, tài liệu và bản đồ hiện trạng rừng theo kết quả kiểm kê tài nguyên rừng năm 2016 của VQG Hoàng Liên kết hợp với điều tra thực tế. Việc phân loại rừng được thực hiện theo Thông tư 34/2009/BNN-PTNT về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng [3].

b. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của các trạng thái rừng chủ yếu tại khu vực nghiên cứu:

Sau khi xác định những trạng thái rừng chủ yếu (cả rừng tự nhiên và rừng trồng) ở các đai cao và khu vực thường xảy ra cháy rừng, tiến hành lập 47 ơ tiêu chuẩn (OTC) có diện tích 500m2 điển hình cho các trạng thái rừng tại khu vực VQG Hoàng Liên. Các trạng thái rừng nghiên cứu bao gồm: rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh giàu núi đất (TXG), rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình núi đất (TXB), rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh nghèo núi đất (TXN), rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh phục hồi núi đất (TXP), rừng hỗn giao gỗ - tre nứa, rừng tre nứa, rừng trồng, đất chưa có rừng.

Tổng hợp về vị trí và đặc điểm các OTC điều tra nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng được thể hiện ở bảng 2.1, hình 2.2 và phụ lục 01.

Bảng 2.1: Tổng hợp số ô tiêu chuẩn ở khu vực nghiên cứu

Địa điểm

Số ô tiêu chuẩn theo các trạng thái rừng

Tổng Rừng giàu Rừng trung bình Rừng nghèo Rừng phục hồi Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa Rừng trồng Đất chưa có rừng Xã Tả Van 0 2 4 7 3 2 2 20 Xã Bản Hồ 0 2 2 4 0 1 5 14 Xã San Sả Hồ 2 2 2 5 0 0 2 13 Tổng 2 6 8 16 3 3 9 47

Hình 2.2. Bản đồ vị trí các ơ tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu

- Điều tra tầng cây cao

Áp dụng phương pháp nghiên cứu thông dụng trong Lâm học. Thu thập số liệu về các đặc trưng chủ yếutrong OTC điển hình gồm: lồi cây, đường kính ngang ngực (D1.3), đường kính tán (Dt), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), độ tàn che, đánh giá sinh trưởng.... Kết quả điều tra tầng cây cao được ghi theo mẫu biểu 01 (phụ lục 02).

- Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi, cây tái sinh

Nghiên cứu lớp cây bụi, thảm tươi, cây tái sinh được tiến hành trên 5 ô dạng bản (ODB) 9m2 phân bố cách đều trong OTC. Trên đó điều tra, thống kê tất cả các loài cây và các chỉ tiêu sinh trưởng của chúng bao gồm: Chiều cao vút ngọn được bằng sào đo cao có độ chính xác đến cm; đường kính gốc D00 được xác định bằng thước dây có độ chính xác đến mm; Phân loại phẩm chất cây tái sinh: Cây tốt, cây trung bình và cây xấu dựa vào hình thái và xác định nguồn gốc của cây. Độ che phủ chung của cây bụi, thảm tươi được xác định theo tỷ lệ diện tích che phủ của lớp

thảm tươi, cây bụi trên diện tích từng ODB, kết hợp với phương pháp điều tra 80 điểm cách đều trong OTC. Các kết quả điều tra được ghi theo mẫu biểu 02 và mẫu biểu 03 (phụ lục 02).

- Xác định tổ thành tầng cây cao và cây tái sinh:

+ Xác định tên cây: Chụp ảnh, lấy mẫu, tra cứu, xác định tên phổ thông, tên khoa học của cây theo các tài liệu phân loại thực vật hiện đang áp dụng ở Việt Nam [6], [49], kết hợp với sự giúp đỡ giám định từ các chuyên gia Thực vật rừng của trường Đại học Lâm nghiệp.

+ Thống kê số lượng cá thể theo loài. + Tính số lồi và tổng số cá thể của lồi.

+ Tính số lượng cá thể bình qn cho mỗi lồi (Ntb) theo công thức: Ntb = N/m (2.1) Trong đó: N tổng số cá thể của các lồi; m là tổng số loài điều tra.

+ Những lồi có số lượng cá thể ≥ Ntb sẽ tham gia vào cơng thức tổ thành và được gọi là lồi ưu thế.

+ Xác định hệ số tổ thành (Ki) theo công thức: Ki= 10

N

ni (2.2)

Trong đó: N là tổng số cá thể các lồi; ni là tổng số cá thể loài i.

Trong cơng thức tổ thành, lồi có hệ số tổ thành lớn hơn viết trước, các hệ số tổ thành lấy bằng phần mười. Nếu hệ số tổ thành lớn hơn 0.5 dùng dấu (+), ngược lại dùng dấu (-).

(2) Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cháy rừng, các nhân tố ảnh hưởng tới cháy rừng và thực trạng cơng tác quản lý lửa rừng tại VQG Hồng Liên

a. Nghiên cứu về đặc điểm cháy rừng

- Kế thừa tài liệu từ Cơ quan Kiểm lâm vùng I, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai và VQG Hồng Liên để thu thập thơng tin về thời gian, địa điểm xảy ra cháy, diện tích và các trạng thái rừng bị cháy, nguyên nhân gây cháy, mức độ thiệt hại, lực lượng huy động chữa cháy...,

- Sử dụng ảnh vệ tinh Landsat 8 theo dõi về phạm vi, diện tích rừng bị cháy năm 2010.

- Điều tra các ơ tiêu chuẩn điển hình có diện tích 500m2 trên diện tích rừng bị cháy ở các địa điểm xảy ra cháy rừng năm 2010 tại xã Tả Van, xã San Sả Hồ và xã Bản Hồ, nhằm đánh giá mức độ thiệt hại do cháy.

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn với đối tượng là cán bộ VQG, người dân, cán bộ địa phương.... tại các địa điểm nghiên cứu để bổ sung thêm các thông tin cần thiết về vấn đề này, tổng số người được phỏng vấn là 145, trong đó trong đó số lượng cán bộ VQG là 6 người, cán bộ địa phương là 9 người, kết quả điều tra được ghi theo mẫu phiếu 01 (phụ lục 02).

b) Phương pháp điều tra đặc điểm một số nhân tố ảnh hưởng tới cháy rừng

- Phương pháp chung: Tham khảo, kế thừa tài liệu, phỏng vấn cán bộ VQG, cán bộ và người dân địa phương với bộ công cụ PRA và RRA để xác định được đặc điểm những nhân tố chủ yếu và ảnh hưởng của chúng tới cháy rừng làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng.

- Nghiên cứu đặc điểm vật liệu cháy ở các trạng thái rừng

Trên các OTC, tiến hành điều tra những đặc trưng cơ bản VLC gồm: thành phần, khối lượng, độ ẩm, chiều cao thảm tươi cây bụi, bề dày lớp thảm khô, khả năng cháy... làm cơ sở để đánh giá nguy cơ cháy của các trạng thái rừng. Việc nghiên cứu này được thực hiện trên 9 ODB có diện tích 1m2 phân bố ngẫu nhiên, cáchđều trongmỗi OTC. Kết quả điều tra về khối lượng VLC được ghi theo mẫu biểu 04 (phụ lục 02).

Xác định khối lượng VLC bằng cách cân từng loại vật liệu (tươi khó cháy, tươi dễ cháy, thảm khơ), từ đó tính trung bình cho 1ha. Xác định độ ẩm VLC bằng cách thu thập mẫu trên mỗi OTC điều tra và áp dụng phương pháp cân, sấy trong phịng thí nghiệm.

c. Phương pháp nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý lửa rừng và sự tham gia của người dân trong công tác quản lý lửa rừng tại khu vực nghiên cứu

- Tham khảo, kế thừa tài liệu của Hạt Kiểm lâm VQG Hồng Liên về cơng tác tổ chức lực lượng, tuyên truyền giáo dục, chế độ chính sách liên quan tới quản lý lửa rừng; số lượng và chất lượng các cơng trình PCCCR, lực lượng, trang thiết bị chữa cháy và các biện pháp PCCCR được sử dụng. Từ đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý lửa cho khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp chủ yếu được sử dụng để đánh giá sự tham gia của người dân trong công tác quản lý lửa rừng là phỏng vấn định hướng và bán định hướng, với bộ công cụ RRA và PRA. Đối tượng phỏng vấn gồm: Người dân địa phương, cán bộ Kiểm lâm, cán bộ tại các thôn trong 3 xã Tả Van, Bản Hồ và Lao Chải. Đây là 3 xã trọng điểm, thường xảy ra cháy rừng nhiều nhất trong khu vực. Tại mỗi xã Tả Van và Bản Hồ, tiến hành phỏng vấn 60 người. Tại xã Lao Chải phỏng vấn 25 người. Trong đó, ở mỗi xã phỏng vấn 3 cán bộ thôn, xã. Tổng số phiếu điều tra được là 145 phiếu, trong đó nam giới 117 người (sấp xỉ 81%), nữ giới 28 người (sấp xỉ 19%), với các độ tuổi và trình độ khác nhau.

Chủ đề phỏng vấn gồm: Tác hại của cháy rừng, nguyên nhân của cháy rừng, thực trạng công tác PCCCR, sự tham gia của cộng đồng địa phương trong PCCCR, giải pháp cho PCCCR, nhiệm vụ của mỗi đối tượng trong PCCCR, những khuyến nghị về chính sách cho PCCCR… Ngồi ra nghiên cứu đã tiến hành khảo sát nhanh hiện trạng rừng của các xã, thôn nghiên cứu kết hợp phỏng vấn thảo luận hiện trường để xác định các trạng thái rừng dễ cháy, những địa điểm đã xảy ra cháy rừng, các hoạt động sản xuất của người dân ở khu vực có rừng, nguyên nhân gây cháy rừng v.v... Nội dung phỏng vấn cụ thể được trình bày trong mẫu phiếu 01 (phụ lục 02).

Để đánh giá mức độ tham gia của người dân trong công tác quản lý lửa rừng, nghiên cứu sinh dùng chỉ tiêu đánh giá mức độ tham gia của người dân theo phương pháp của M.Hosley (dẫn theo Bế Minh Châu, 2012)[10].

- Mức độ 1 (MĐ1): Tham gia có tính chất vận động - Người dân được cử đại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng các giải pháp quản lý lửa rừng cho vườn quốc gia hoàng liên (Trang 50 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)