Khối lượng và hàm lượng nước trong VLC dưới các TTR

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng các giải pháp quản lý lửa rừng cho vườn quốc gia hoàng liên (Trang 121 - 123)

Trạng thái rừng Khối lượng VLC (tấn/ha) Hàm lượng nước (%)

VLC khô VLC tươi Tổng San Sả Hồ DT2 11,2 11,3 22,5 13,3 TXN 8,8 11,7 20,5 19,1 TXP 11,0 8,5 19,5 21,3 TXB 14,0 3,0 17,0 30,4 TXG 15,5 4,7 20,2 32,8 Tả Van DT2 11,5 13,1 24,6 14,5 TXN 7,1 13,3 20,4 18,3 TXP 7,4 12,0 19,4 25,7 TXB 6,5 21,6 28,1 32,6 HG1 6,5 8,7 15,2 16,7 RTG 13,6 7,0 20,5 24,1 Bản TXP 7,5 11,3 18,8 20,7 Hồ DT2 10,8 12,2 23,0 15,4 RTG 11,7 7,5 19,2 19,8

- Khối lượng và hàm lượng nước của VLC ở các trạng thái rừng

Khối lượng và hàm lượng nước có trong VLC là nhân tố hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng bén lửa, phát sinh đám cháy và tốc độ lan tràn của đám cháy cũng như mức độ thiệt hại do đám cháy gây ra. Khối lượng VLC càng nhiều, mức độ chất đống càng cao thì nguy hiểm đối với cháy rừng càng lớn và mức độ thiệt hại đám cháy rừng càng nghiêm trọng

Số liệu ở bảng 3.21 cho thấy, ở các trạng thái rừng tự nhiên, độ ẩm vật liệu cháy trung bình ở trạng thái TXG và TXB là khá cao (30,4% - 32,8%). Điều này có thể do các trạng thái rừng có tầng tán ngăn cản một phần bức xạ mặt trời, mặt khác do khả năng giữ nước của lớp thảm tươi cây bụi tốt nên lớp VLC ở sát mặt đất ln có độ ẩm nhất định, vì vậy hàm lượng nước trong VLC thường ở mức cao. Ở các trạng thái rừng TXN, TXP, có tầng tán đã hình thành song chưa ổn định, hàm lượng nước trong VLC chỉ đạt mức trung bình (20,7% – 25,7%).

Trạng thái chưa có rừng có hàm nước trong VLC trung bình ở mức thấp nhất (13,3%, - 15,4%), đều thuộc mức có nguy hiểm cao đối với cháy rừng. Kết hợp với thành phần thực bì là các lồi cây dễ cháy như Ràng ràng, Cỏ lào, Dương xỉ… thì khả năng bùng phát và lan tràn của đám cháy ở trạng thái này là rất lớn.

Phần lớn diện tích rừng trồng phân bố ở nơi thấp hơn hoặc do người dân đã trồng thêm Thảo quả là lồi cây có tán lá rộng che phủ đất và giữ nước tốt nên nguy cơ cháy rừng với chỉ tiêu độ ẩm VLC chỉ ở mức trung bình (19,8% - 24,1%).

- Khối lượng vật liệu cháy:

Qua số liệu tổng hợp ở bảng 3.21 cũng cho thấy: khối lượng VLC trong các trạng thái rừng là rất lớn. Trạng thái đất chưa có rừng và trạng thái rừng tự nhiên TXG, TXB có khối lượng VLC là lớn nhất, với trên 20 tấn/ha. Các trạng thái rừng cịn lại có khối lượng VLC đạt ở mức trung bình, song chúng đều có tầng thảm tươi, cây bụi phát triển mạnh, cùng với đó là điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng Tây bắc có giai đoạn nắng nóng kéo dài nên nguy cơ cháy ở các trạng thái này cũng rất được quan tâm trong công tác PCCCR.

* Đánh giá nguy cơ cháy của các trạng thái rừng và đất rừng tại VQGHL

Từ các chỉ tiêu được phân tích trên, đề tài tiến hành phân cấp mức nguy hiểm của cháy rừng ở các trạng thái nghiên cứu bằng việc lượng hóa các tiêu chuẩn đã phân tích theo phương pháp đối lập [33], [46], [47].

Trong đó:

- Tiêu chuẩn 1 là hàm lượng nước trong vật liệu cháy – Wv (%); - Tiêu chuẩn 2: Khối lượng vật liệu cháy - Mv (tấn/ha);

- Tiêu chuẩn 3: Chiều cao thảm tươi, cây bụi – Hcb (cm); - Tiêu chuẩn 4: Chiều cao dưới cành - Hdc (m);

- Tiêu chuẩn 5: Độ che phủ cây bụi thảm tươi – CP (%).

Trọng số của các tiêu chuẩn được xác định bằng phương pháp chuyên gia: Tiêu chuẩn 1 và Tiêu chuẩn 2 có trọng số 0,25, Tiêu chuẩn 3 có trọng số 0,2, Tiêu chuẩn 4 và Tiêu chuẩn 5 có cùng trọng số 0,15.

Kết quả thống kê giá trị trung bình các Tiêu chuẩn được tổng hợp ở bảng 3.22

Bảng 3.22. Tổng hợp các Tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ cháy các trạng thái rừng chủ yếu tại VQG Hoàng Liên

Trạng thái Wv (%) Mv (tấn/ha) Hcb (cm) CP (%) Hdc (m) DT2 14,41 23,37 46,30 72,00 0,00 TXN 18,70 20,41 60,00 65,00 4,50 TXP 22,50 19,46 48,20 47,67 4,73 TXB 31,52 18,10 65,00 80,00 10,6 TXG 32,80 20,20 75,00 52,00 6,80 HG1 16,73 15,22 85,00 80,00 0,00 RTG 14,41 20,11 68,00 56,50 3,21

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Từ bảng tổng hợp các Tiêu chuẩn đánh giá, đề tài tiến hành chuẩn hoá những Tiêu chuẩn này và thu được kết quả như ở bảng 3.23.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng các giải pháp quản lý lửa rừng cho vườn quốc gia hoàng liên (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)