(c/ha) Độ TC Số loài CTTT 1 Rừng phục hồi không bị cháy 560 0,56 12 1,43BĐ + 1,43CTr + 1,43KX + 1,43VT + 0,71TrTr + 0,71ThTr + 0,71Th + 0,71PM + 0,71Kvo + 1,07LK (3.15) 2 Rừng đã qua cháy 38 tháng 2.1 Rừng Phục hồi 1 (TXP1) 200 0,3 7 4.0Tr + 1,0CM + 1,0ChL + 1,0DG + 1,0Kvo + 1,0LN + 1,0VT (3.16) 2.2 Rừng Phục hồi 2 (TXP2) 140 0,25 7 1,43CO + 1,43Chsp + 1,43DG + 1,43KVa + 1,43LN + 1,43LTrĐ + 1,43VT (3.17) 3 Rừng đã qua cháy 72 tháng 3.1 Rừng Phục hồi 1 (TXP1) 260 0,35 8 3,07Tr + 1,54 ChL + 1,54VT + 0,77CM + 0,77DG + 0,77Kvo + 1,0LN + 0,77TB (3.18) 3.2 Rừng Phục hồi 2 (TXP2) 180 0,3 8 2,22Chsp + 1,11CO + 1,11DG + 1,11KVa + 1,11LN + 1,11LTrĐ + 1,11TH + 1,11VT (3.19)
Ghi chú: Ký hiệu viết tắt tên các loài cây được trình bày ở phụ lục 09
Từ số liệu ở bảng 3.10 cho thấy tại xã Bản Hồ, mật độ ở rừng tự nhiên phục hồi khơng bị cháy trung bình là 560 cây/ha và độ tàn che trung bình là 0,56. Mặc dù khơng có số liệu về mức độ thiệt hại ngay sau khi đám cháy xảy ra nhưng cũng có thể nhận thấy cháy rừng đã gây thiệt hại lớn cho các trạng thái rừng ở khu vực này. Sau khi cháy 38 tháng có nhiều cây đã bị chết khơng phục hồi được. Số cây cịn lại trung bình chỉ vào khoảng 30% (170 cây/ha) với độ tàn che trung bình 0,28. Sau 72 tháng, mật độ và độ tàn che có cải thiện (mật độ là 220cây/ha, độ tàn che 0,33) nhưng vẫn ở mức rất thấp. Có thể thấy, sau thời gian khá dài (6 năm) nhưng tầng tán của rừng vẫn bị tổn thương kéo dài, phục hồi chậm.
Nhìn chung ở cả hai địa điểm nghiên cứu thuộc xã Tả Van và xã bản Hồ, đám cháy đã phá vỡ tầng tán rừng vốn có, nhiều diện tích rừng sau khi cháy hiện đã trở thành trảng cỏ, cây bụi. Sự phục hồi về độ tàn che cũng như mật độ tầng cây cao rất chậm và ở nhiều diện tích cháy mạnh, cịn được coi là khơng đáng kể.
b. Tổ thành lồi cây
- Khu vực xã Tả Van
Tại các ô nghiên cứu đại diện trạng thái TXP và rừng G+TN (đối chứng) khu vực xã Tả Van đã xác định được 27 lồi, trong đó có 9 lồi tham gia vào cơng thức tổ thành. Các loài như: Chắp tay, Vối thuốc, Hoắc quang, Kháo, Dẻ, Sồi, Tơ hạp… là những lồi phổ biến ở rừng tự nhiên của khu vực này. Sự có mặt của nhiều lồi cây trong cơng thức tổ thành thể hiện rừng trong khu vực nghiên cứu tương đối đa dạng và phong phú về thành phần loài.
Sau khi cháy 6 tháng (7-8/2010), tầng cây cao ở trạng thái rừng G+TN và TXP trữ lượng rất thấp đã bị cháy hoàn toàn. Ở trạng thái rừng TXP trữ lượng thấp, tầng cây cao còn lại một số cây như: Vối thuốc, Dẻ cau, Dẻ gai, Kháo vòng, Sồi hồng, Chắp tay, Tơ hạp.... Những cây này đều có đường kính và chiều cao khá lớn. Ở những lâm phần đã qua cháy, phần lớn các cây tầng cao đều bị chết, số còn lại bị tổn thương nặng ở tầng tán và phần thân phía dưới. Khơng chỉ giảm mạnh về mật độ, thành phần loài cây ở những trạng thái này cũng giảm đáng kể. Sau khi cháy, số lồi bị giảm trung bình 75%.
Ở thời gian sau cháy 38 tháng, tổ thành tầng cây cao của các ô tiêu chuẩn đại diện vẫn khơng thấy có sự thay đổi về tổ thành. Sau 6 năm cháy (2/2016), tổ thành tầng cây cao ở trạng thái rừng G+TN đã xuất hiện 2 cá thể của hai loài: Vối thuốc và Long não, còn ở trạng thái TXP1, mới xuất hiện thêm cá thể Vối thuốc trong tổ thành tầng cây cao. Kết quả này cho thấy ảnh hưởng của đám cháy rất đáng kể và sự phục hồi về cấu trúc tổ thành tầng cây cao ở các diện tích sau cháy rừng năm 2010 tại khu vực là rất chậm.
- Khu vực xã Bản Hồ:
Tại khu vực xã Bản Hồ, xác định được 12 loài trong các OTC ở rừng phục hồi chưa xảy ra cháy , trong đó có 9 lồi tham gia vào cơng thức tổ thành, điển hình gồm: Vối thuốc, Cơm trâu, Bã đậu và Kháo xanh.
Sau khi cháy 38 tháng, số loài cây trong tổ thành giảm 58% so với ô đối
chứng. Những lồi cây cịn lại chủ yếu là Vối thuốc, Chè lông, Dẻ gai, Kháo sp, Cà ổi... với chiều cao lớn và có khả năng tái sinh chồi mạnh. Ở thời gian 72 tháng sau cháy, tại các ơ nghiên cứu đã có sự thay đổi về hệ số và số lồi trong tổ thành nhưng khơng thật rõ nét. Tầng cây cao có sự xuất hiện thêm của lồi Thơi ba (với ơ TXP1) và Tô hạp (ở ô TXP2).
- Tầng thứ
Kết quả điều tra tầng cây cao đối với các lâm phần đối chứng ở hai khu vực xã Tả Van và xã Bản Hồ thể hiện rõ cấu trúc rừng thành 2-3 tầng tán, cụ thể như sau: Tầng trên cùng gồm phần lớn các lồi Dẻ, Tơ hạp, Côm trâu, Sồi, Kháo, Trẩu… chiều cao trung bình là 12-16m, tầng tán này xếp liên tục. Tầng thứ hai gồm các loài cây gỗ nhỏ như: Vối thuốc, Nanh chuột, Hoắc quang, Súm lông… với chiều cao trung bình là 6-8m. Tầng thứ ba gồm cây tái sinh và cây bụi, thảm tươi với chiều cao trung bình là 1-2m. Tầng này khơng liên tục.
Cây bụi ở khu vực bao gồm các lồi: Mãi táp lơng, Sung gà, Cọc rào,...với chiều cao trung bình là 0,56 m, độ che phủ bình quân là 8.25%. Lớp thảm tươi bao gồm các loài như: Cỏ ba cạnh; Cỏ tre, Sa nhân, Lá dong, Dương xỉ gỗ, Cau bụi,.. với chiều cao bình qn là 0,3m. Ngồi ra, ở các lâm phần nghiên cứu bên xã Bản Hồ còn thấy khá nhiều lồi dây leo bám tầng cây cao khá điển hình (xem hình 3.9).
(a) (b)
Hình 3.9. Trạng thái rừng đối chứng xã Tả Van (a) và xã Bản Hồ (b)
Sau vụ cháy năm 2010, cấu trúc tầng thứ ở các diện tích rừng bị cháy có sự thay đổi căn bản. Ở trạng thái TXP, tầng cây cao chỉ cịn lại một số ít lồi như Chắp tay, Vối thuốc, Kháo, Dẻ, Sồi, Tô hạp… phân bố thưa thớt. Tầng thứ 2 cũng là các loài Vối thuốc, Chắp tay, Chè lơng… có chiều cao > 6 m. Chủ yếu thuộc rừng trạng thái TXP hoặc những khu vực gần khe suối, nơi cường độ đám cháy thấp. Tầng cây tái sinh và cây bụi thảm tươi gồm những lồi cây phổ biến như guột, dương xỉ, Mâm xơi, lau sậy phát triển mạnh.
Từ những nghiên cứu trên cho thấy đám cháy rừng xảy ra đầu năm 2010 đã tác động mạnh mẽ tới hệ sinh thái rừng. Tầng tán rừng bị phá vỡ, mật độ, độ tàn che và tầng tán cũng như thành phần loài cây bị giảm sút nghiêm trọng. Mặc dù qua sáu năm sau khi cháy, độ tàn che có tăng hơn song cũng không đáng kể.
3.3.1.2. Đặc điểm cây tái sinh
a. Khu vực xã Tả Van
Kết quả điều tra về đặc điểm cây tái sinh ở các ô nghiên cứu tại xã Tả Van theo thời gian được tổng hợp ở bảng 3.11.