Bảng 2.2. Phân cấp nguy cơ cháy cho các nhóm trạng thái rừng tại VQG Hoàng Liên tại VQG Hoàng Liên
TT Cấp nguy
cơ cháy Tên cấp nguy cơ cháy
Giá trị của chỉ số Ect
Tên trạng thái rừng và đất khơng có rừng
(LDLR)
1 I Nguy cơ cháy thấp 2 II Nguy cơ cháy trung bình 3 III Nguy cơ cháy cao
4 IV Nguy cơ cháy rất cao
Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy được xây dựng trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng và cấp nguy cơ cháy của chúng. Từ bản đồ ranh giới các trạng thái rừng tiến hành tô cùng màu cho các trạng thái rừng có cùng cấp nguy cơ cháy. Kết quả sẽ nhận được bản đồ màu thể hiện các cấp nguy cơ cháy theo loại rừng.
Bản đồ phân vùng trọng điểm cháy được xây dựng trên cơ sở bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng và tình hình cháy rừng trong quá khứ. Vùng trọng điểm cháy rừng được xác định là những vùng có nguy cơ cháy cao và rất cao và đã từng xảy ra cháy rừng với quy mơ từ 01 ha trở lên. Bên cạnh đó, q trình xác định vùng trọng điểm cháy rừng cũng được thảo luận với cán bộ và người dân ở VQG Hoàng Liên để hiệu chỉnh ranh giới vùng trọng điểm cháy rừng cho bản đồ.
- Xây dựng bản đồ quản lý cháy rừng của VQG Hoàng Liên.... Bản đồ được xây dựng bằng cách sử dụng phần mềm ArcGIS 10.4, chồng xếp các lớp bản đồ bao gồm: Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ phân vùng trọng điểm cháy và lớp cơ sở dữ liệu về địa hình, thủy văn và vị trí ban chỉ đạo PCCCR các xã, các trạm Kiểm lâm, các chốt BV&PCCCR, vị trí các đường băng xanh cản lửa đã được tính tốn và xác định đảm bảo yêu cầu PCCCR và tham vấn ý kiến của cán bộ VQG Hoàng Liên.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm cơ bản về tài nguyên rừng của VQG Hoàng Liên
3.1.1. Đặc điểm phân bố tài nguyên rừng
Theo kết quả điều tra, kiểm kê rừng năm 2016, đặc điểm phân bố tài nguyên rừng VQG Hoàng Liên được thể hiện ở hình 3.1 và bảng 3.1.
Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp VQG Hoàng Liên (năm 2016) Loại đất Ký hiệu Các trạng thái rừng/ loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I. Đất có rừng 24.898,44 87,33 1.1. Đất rừng tự nhiên 24.637,09 86,42 TXG Rừng gỗ TN LRTX giàu núi đất 837,59 2,94 TXB Rừng gỗ TN LRTX TB núi đất 5.399,36 18,94 TXN Rừng gỗ TN LRTX nghèo núi đất 3.721,56 13,05 TXP Rừng gỗ TN LRTX phục hồi núi đất 14.021,62 49,18 TXDN Rừng gỗ TN LRTX nghèo núi đá 1,31 0,01 TXDP Rừng gỗ TN LRTX phục hồi núi đá 32,29 0,11 VAU Rừng vầu 4,72 0,02 TNK Rừng tre nứa khác 405,52 1,42
HG1 Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa 213,12 0,75
1.2. Đất rừng trồng 261,35 0,92
RTG Rừng trồng gỗ 261,35 0,92
II. Đất chưa có rừng 3.167,94 11,11
DTR Rừng đã trồng nhưng chưa thành rừng 36,69 0,13 DT2 Đất trống có cây gỗ tái sinh núi đất 429,79 1,51 DT2D Đất trống có cây gỗ tái sinh núi đá 82,69 0,29 DT1 Đất trống khơng có cây gỗ tái sinh núi đất 1.626,52 5,71 DT1D Đất trống khơng có cây gỗ tái sinh núi đá 160,25 0,56
BC1 Bãi cát 1,70 0,01
NN Đất nông nghiệp 687,14 2,41
MN Mặt nước 125,69 0,44
DKH Đất khác 17,47 0,06
Tổng cộng 28.509,38 100,00
Kết quả thống kê ở bảng 3.1 cho thấy, diện tích đất của VQG Hồng Liên chủ yếu là đất rừng tự nhiên (chiếm 86,42%), với các trạng thái rừng chủ yếu bao gồm: TXP, TXB và TXN, trạng thái TXG chỉ chiếm 2,94%. Rừng trồng chiếm 0,92% diện tích tự nhiên. Đất chưa có rừng chiếm 11,11% tổng diện tích tự nhiên. Kết quả thống kê cũng cho thấy các trạng thái rừng TXG và TXB thường phân bố ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, mức độ đa dạng sinh học cao và đang được quan tâm bảo vệ đặc biệt, đồng thời những nơi này hầu như không xảy ra cháy rừng. Tuy nhiên, các trạng thái rừng TXP và TXN chiếm tỷ lệ khá cao, thường đặc trưng bởi độ tàn che thấp, lớp cây bụi thảm tươi và thảm khô nhiều và là những nơi tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.
3.1.2. Một số đặc điểm cấu trúc của các trạng thái rừng chủ yếu
Từ thực trạng về diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở VQG Hồng Liên cho thấy, những trạng thái có diện tích lớn bao gồm: TXB, TXN, TXP, HG1, RTG, DT2 và DT1. Diện tích rừng TXG tập trung chủ yếu ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
3.1.2.1. Cấu trúc tầng cây cao
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc tầng cây cao ở một số trạng thái rừng chủ yếu tại xã Tả Van, xã Bản Hồ và San Sả Hồ (3 xã thường xảy ra cháy rừng nhiều ở VQG Hoàng Liên) được tổng hợp ở bảng 3.2 và thể hiện ở hình 3.2.