9405m đường băng xanh đề xuất xây dựng ở 6 địa điểm trên đều thuộc vùng trọng điểm cháy, nằm trong phân khu phục hồi sinh thái của Vườn. Đường băng nhằm ngăn chặn cháy lan từ khu vực canh tác của người dân, bảo vệ diện tích rừng trồng, lợi dụng những đường mịn, đường khoảnh, tiết kiệm kinh phí.
- Một số chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng đường băng xanh: Các chỉ tiêu kỹ thuật khi xây dựng đường băng xanh cản lửa được căn cứ vào hướng dẫn của Cục Kiểm lâm [4], [12].
+ Chiều rộng đường băng: Do địa hình có độ đốc cao, trung bình từ 25-27 độ nên bề rộng đường băng xanh từ 15-20m
+ Chọn loại cây trồng trên băng:
Từ kết quả nghiên cứu ở mục 3.3.4 (chọn lồi cây có khả năng chống chịu lửa), đề tài đề xuất 5 loài cây: Vối thuốc, Tống quá sủ, Chắp tay, Giổi xanh và Tô hạp để trồng trên băng cản lửa phục vụ cơng tác PCCCR tại VQG Hồng Liên.
+ Phương thức hỗn giao:
Cũng từ kết quả nghiên cứu ở mục 3.3.4.3 (Xác định loài cây thường đi kèm với cây có khả năng phịng cháy) cùng với tham vấn ý kiến các chuyên gia, đề tài đề xuất có thể trồng thuần lồi các lồi cây trên với mật độ 2660 đến 2800 cây/ha, hoặc trồng hỗn giao (Vối thuốc - Tống quá sủ, Giổi xanh - Tô hạp hoặc Giổi xanh - Tống quá Sủ).
+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc đường băng thực hiện theo các quy định và định mức của Bộ NN&PTNT và tỉnh Lào Cai.
d). Xây dựng bản đồ quản lý lửa rừng
Bản đồ quản lý lửa rừng là bản đồ địa lý, trên đó thể hiện các vùng trọng điểm cháy rừng, các cơng trình phịng cháy tự nhiên và nhân tạo, các chốt BVR&PCCCR, các chòi quan sát lửa rừng, các Ban chỉ đạo và điều hành công tác PCCCR ở các cấp... Bản đồ QLLR có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác PCCCR, đặc biệt với công tác chữa cháy khi cháy rừng xảy ra.
Tại khu vực VQG Hoàng Liên - Lào Cai, nhiều diện tích rừng có nguy cơ cháy cao, trong đó có rừng trồng, rừng phục hồi phân bố phổ biến ở phân khu phục hồi sinh thái. Do địa hình rất phức tạp, chia cắt mạnh nên các đường băng cản lửa chỉ nên được xây dựng ở những nơi rừng có nguy cơ cháy cao, nguy cơ nguồn lửa do con người nhiều hơn. Điều này đã được phân tích khi phân vùng trọng điểm cháy rừng cho địa phương.
Nhìn trên bản đồ này có thể thấy khu vực VQG Hồng Liên có 6 vùng trọng điểm cháy, vị trí của các ban chỉ đạo PCCCR các xã, các chốt BVR&PCCCR, vị trí các đường băng xanh cản lửa, các đường giao thơng, đường mịn có khả năng di chuyển tới các vùng trọng điểm cháy....
Để thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện các hoạt động PCCCR cho địa phương, có thể xây dựng bản đồ QLLR cho từng xã, với tỷ lệ lớn hơn.