Thực trạng an toàn người dân ở một số khu nhà chung cư hiện nay

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp quản lý các khu chung cư tại hà nội hiện nay (Trang 36 - 39)

II I Về mặt đảm bảo an toàn cho người dân trong khu nhà chung cư

1.Thực trạng an toàn người dân ở một số khu nhà chung cư hiện nay

Ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời kì nào, tất cả mọi người đều muốn được sống trong hồ bình và an tồn. Khơng một ai muốn sống ở nơi nguy hiểm, trừ trường hợp bắt buộc. Công tác đảm bảo an toàn cho những người dân sống tại các khu chung cư trong thành phố hiện nay thì cịn cần chú trọng hơn nữa. Bởi lẽ các khu chung cư tại thủ đô hiện nay đều được các chủ đâu tư xây dựng với số lượng tầng càng ngày càng cao thêm, Số lượng người ở chung cư cũng tăng thêm.

Vào ngày 10/3/2010 một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại chung cư JSC 34 (164 Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương, Hà Nội). Vụ hoả hoạn này đã cướp đi hai sinh mạng và để lại hậu quả lớn về tài sản cũng như những kí ức khủng khiếp khó phai của nhiều người sống tại toà nhà này... Sau khi vụ cháy xảy ra, các nhà điều tra vào cuộc và tìm ra được ngun nhân chính là do người dân đưa vật liệu dễ cháy vào buồng chứa rác. Chưa bàn đến ý thức của người dân tại khu chung cư này vội, chúng ta hãy xem xét đến trách nhiệm của chủ đầu tư ở nơi đây. Theo lãnh đạo Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, chung cư JSC 34 khơng có hệ thống chữa cháy tự động nên phần lớn cơng tác chữa cháy phụ thuộc lực lượng bên ngồi. Khói lan ra các sảnh, hành lang, cầu thang, các tầng nhà gây ngạt, làm khó khăn trong việc thốt nạn của cư dân. Từ phía chủ đầu tư của tồ nhà sẽ đưa ra giải pháp như thế nào? Theo ơng Nguyễn Trường Tiến, Phó tổng giám đốc Tổng cơng ty Xây dựng Hà Nội, với tư cách là công ty mẹ của Công ty Cổ phần Xây dựng nhà số 34 - đơn vị trực tiếp quản lý toàn nhà chung cư JSC 34 cao 18

tầng tại ngã tư đường Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội khẳng định: bất kể nguyên nhân gây ra cháy do đâu, chủ đầu tư cũng sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người dân sau vụ hỏa hoạn. Cứ bồi thường tổn thất cho dân sống tại nơi đây là xong trách nnhiệm?. Tổn thất về tài sản thì có thể đền bù nhưng cịn tổn thất về người thì đền bù sao đây? Lẽ ra ngay từ khi thi công một tồ nhà cao tầng như vậy thì chủ đầu tư nên có hệ thống báo cháy tự động, hệ thống cầu thang thoát hiểm đựoc kiểm tra thường xuyên chứ không chỉ phụ thuộc vào việc giả cứu từ phía bên ngồi. Làm sao chúng ta biết được đến ngày nào thì tai nạn sẽ đổ ập nên đầu chúng ta? Dẫu sao phòng vẫn còn hơn chữa! Sau vụ việc này báo chí và các cơ quan chức năng cịn khám phá ra một vấn đề lớn hơn: bảo hiểm cháy nổ. Chủ đầu tư nhận trách nhiệm bồi thường, nhưng họ chưa mua bảo hiểm cháy nổ (BHCN), cịn các chủ hộ thì… chưa nghe nói đến. Nhiều người sống ở chung cư khi hỏi cịn ngơ ngác khơng biết rằng mình phải có trách nhiệm mua BHCN bắt buộc, trong khi chủ đầu tư khi xây nhà đang cố tình "quên" quy định về việc bắt buộc mua bảo hiểm cháy nổ tại các khu chng cư. Không chỉ khu chung cư JSC mà rất nhiều khu chung cư khác cũng trong tình trạng như vậy. Ơng Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, mặc dù các quy định về PCCC trong cơng trình xây dựng, đặc biệt là đối với các tịa nhà cao tầng đã có và phải xem đây là nhiệm vụ quan trọng, nhưng thực tế hiện nay, các chủ đầu tư chưa quan tâm đúng mức đối với việc đầu tư, bảo dưỡng các thiết bị PCCC tại các chung cư. Cầu thang bộ và cửa thoát hiểm một số khu đơ thị cịn bị khóa 24/24h. Thậm chí tại nhiều khu nhà, các bình bọt cứu hỏa cũng đã hết hạn sử dụng, hệ thống điện chiếu sáng tại các khu vực hành lang có khi khơng sử dụng được. Trong khi đó, đa số người dân khơng được trang bị kiến thức để vận hành, sử dụng các thiết bị PCCC cũng như cách phòng tránh, thốt nạn nên khi có sự cố xảy ra thường lúng túng, hoảng loạn...

Trong 5 năm qua, Hà Nội đã xảy ra 5 vụ cháy tại các nhà cao tầng, đáng chú ý là vụ cháy xảy ra tại tầng hầm để xe tòa nhà A, chung cư 17 tầng tại tổ 14 thị trấn Cầu Diễn, làm cháy 3 ôtô và hư hỏng một số xe khác. Tuy nhiên, các vụ cháy trên khơng có người thiệt mạng. Chỉ đến vụ cháy này, khi đã có người thiệt mạng người ta mới bắt đầu chú ý nhiều đến vấn đề về an toàn tại chung cư.

Kinh doanh căn hộ chung cư đang trở nên khó khăn hơn, khách hàng ngày càng thận trọng hơn, đặc biệt là sau vụ cháy chung cư JSC 34 cao 18 tầng của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) mới đây. Đó là chưa kể, sức ép từ hàng trăm dự án nhà ở, khu đô thị mới đã được phê duyệt quy hoạch, đã triển khai xây dựng và sẽ hoàn thành trong năm 2010, cũng như các dự án nhà ở giá rẻ của Chính phủ… cũng sẽ khiến việc kinh doanh căn hộ chung cư khơng cịn thuận lợi nhu trước. Theo ghi nhận tại một số dự án khu đơ thị mới như: Trung Hịa Nhân Chính, Nam Trung Yên, Văn Quán…, giá căn hộ chung cư đều chững lại và các giao dịch không cịn sơi động như trước. Sau vụ cháy, tâm lý người mua nhà để ở đã có những thay đổi rất lớn. Nhiều người đã khơng cịn mặn mà đầu tư tiền vào chung cư, thay vào đó, họ tìm những lơ đất phù hợp với túi tiền để làm nơi ở lâu dài.

Chung cư là xu thế tất yếu tại những đô thị lớn như TP HCM, Hà Nội. Thứ nhất, quỹ đất tại các thành phố lớn khơng nhiều trong khi q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh như vũ bão. Thứ hai, nhà chung cư đáp ứng được các tiêu chí: tiện nghi, an tồn, riêng tư, giá thành vừa phải, tạo điều kiện thuận lợi đối với người dân đơ thị, đặc biệt là giới trí thức trẻ. Tai nạn như hỏa hoạn, cháy nổ, động đất chỉ là những trường hợp hy hữu. Nếu tuân thủ đúng các tiêu chuẩn về thiết kế nhà cao tầng thì chung cư lại có độ an tồn cao hơn nhà riêng lẻ. Vấn đề cần được cải thiện ở đây chính là khâu hậu kiểm các thiết bị và chỉ tiêu thiết kế đảm bảo an tồn phịng cháy chữa cháy. Ngồi ra, cần đặt vai trị của ban quản lý, ban quản

trị các tòa nhà lên hàng đầu trong việc hướng dẫn, tập huấn và tuyên truyền kiến thức tối thiểu về phòng cháy chữa cháy cho người mua hoặc ở nhà chung cư.

Một vấn đề không mới nữa về việc đảm bảo an tồn tại các khu chung cư đó là cơng tác quản lý cư trú tại các khu chung cư. Hiện nay, trong các khu chung cư cao tầng, cơng tác quản lý cư trú cịn bng lỏng. Tình trạng lộn xộn về số nhân khẩu, hộ khẩu trong các khu nhà cũng hết sức phức tạp. Đặc biệt, trong những năm qua, khi bố trí tái định cư cho người dân đến định cư tại các khu chung cư, ta thấy chưa có sự phân loại thành phần dân cư, mà cứ đưa từng cụm dân cư vào sống, gồm cả anh thợ hồ, chị giáo viên, nhà trí thức,… Các thành phần này có nếp sống , sinh hoạt, nhận thức khác nhau. Nên khó hồ hợp và thường xun xảy ra tranh chấp.

Ở các khu chung cư cũ thì việc quản lý cư trú rất kém: Nhiều nhà chung cư có người đến và người đi thay đổi liên tục mà ban quản lý không giám sát được, kể cả khi biết những người định cư tại đó vướng mắc vào các tệ nạn xã hội thì họ cũng khơng có giải pháp để giúp đỡ…. Rồi người cư trú chỉ làm theo lợi ích của cá nhân mình mà qn đi lợi ích của cộng đồng.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp quản lý các khu chung cư tại hà nội hiện nay (Trang 36 - 39)