Xác định nội dung đào tạo bồidưỡng cán bộ quản lý và cán bộ kế cận, dự nguồn.

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ (Trang 65 - 67)

Căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang, căn cứ yêu cầu đổi mới giáo dục trung học, nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý cần chú ý tập trung là:

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý:

Bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý giáo dục, quản lý nhà nước… phần này chủ yếu theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Học viện quản lý giáo dục Hà Nội tiến hành. Trong nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cần tăng về số giờ thực hành, thực tế và sử dụng các tình huống quản lý để cán bộ quản lý có thể suy nghĩ vận dụng khi trở về địa phương công tác.

Trong bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cần chú ý phổ biến những kinh nghiệm, những điển hình quản lý giỏi của trường trung học phổ thông để học viên nắm được.

+ Bồi dưỡng kỹ năng quản lý:

Kỹ năng thực hiện các chức năng quản lý là cách thức hoàn thành hành động thực hiện các chức năng quản lý của người cán bộ quản lý [32,tr.45]:

Thứ nhất: Đối với cán bộ quản lý trường cán bộ quản lý kỹ năng, kỹ thuật quản lý là cần

thiết nhất cần chú trọng bồi dưỡng đầu tiên, đó là:

 Kỹ năng lập kế hoạch.

 Kỹ năng phân cơng chun mơn, lập thời khố biểu.

 Kỹ năng về cơng tác tài chính.

 Kỹ năng về quản lý dạy học và giáo dục.

 Kỹ năng quản lý học sinh.

Thứ hai: Là kỹ năng nhân sự. Đó là những kỹ năng hồ nhập với mọi người trong lao

động chung, kỹ năng động viên từng người và tập thể. Kỹ năng nhân sự cũng rất cần thiết đối với cán bộ quản lý trường trung học phổ thơng, đó là:

 Kỹ năng giao tiếp  Kỹ năng phát biểu

 Kỹ năng điều khiển cuộc họp  Kỹ năng khích lệ và thuyết phục

 Kỹ năng phát, nhận và xử lý thông tin…

Thứ ba: Là kỹ năng nhận thức. Đó là khả năng tư duy về công việc, khả năng định hướng

công việc nắm bắt mối liên quan giữa các công việc. Đây là sự tổng hợp các kiến thức của người cán bộ quản lý giáo dục. Đối với người cán bộ quản lý trường trung học phổ thông kỹ năng nhận thức cần bồi dưỡng là:

 Nhận thức về mục tiêu đào tạo.

 Nhận thức về đổi mới chương trình phương pháp giáo dục phổ thơng.  Nhận thức về xã hội hoá giáo dục.

 Nhận thức về dân chủ hoá trường học…

+ Bồi dưỡng kiến thức chính trị xã hội

Nâng cao nhận thức chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ quản lý là công việc thường xuyên và cần thiết. Đối với tỉnh miền núi việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ bản lĩnh chính trị cho cán bộ quản lý trường trung học phổ thông càng trở nên cần thiết, nhất là cán bộ quản lý các trường thuộc các xã đặc biệt khó khăn để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Bồi dưỡng kiến thức tin học và ngoại ngữ:

Đây là điểm yếu của cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang.

Đối với các nhà quản lý, kiến thức tin học có ý nghĩa nhiều mặt. Nó tạo điều kiện khai thác cung cấp thơng tin từ trên mạng góp phần thực hiện các chức năng quản lý, đem lại sự tự

tin, hồ nhập và thích ứng với sự phát triển xã hội. Trong những năm tới việc quản lý học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên và quản lý tài chính, tài sản... thực hiện trên vi tính.

Để bồi dưỡng tin học cho cán bộ quản lý cần có những hình thức và biện pháp sau:

- Cán bộ quản lý tự học hoặc có những chương trình bồi dưỡng thiết thực do Sở phối hợp với các cơ quan chức năng giảng dạy theo một chương trình tối thiểu bắt buộc.

- Nối mạng giữa các trường với Sở, đặt ra yêu cầu bắt buộc như các báo cáo phải chuyển qua mạng.

- Kiểm tra khả năng trình độ tin học tối thiểu đối với cán bộ, giáo viên trước khi bổ nhiệm. Kiến thức về ngoại ngữ cũng cần được chăm lo đào tạo, bồi dưỡng. Song song với nó là phải học tiếng dân tộc để hồ nhập được dễ dàng thuận lợi cho việc giáo dục học sinh và cơng tác vận động xã hội hố giáo dục trên địa bàn.

+ Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn:

Tuy không đặt lên hàng đầu trong nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhưng kiến thức chuyên môn là nền tảng tư duy và là phương pháp luận khoa học. Cán bộ quản lý trường trung học phổ thơng tỉnh Tun Quang ít người có trình độ cao học (hiện có 3/78 cán bộ quản lý là Tiến sỹ và Thạc sỹ). Vì vậy, cán bộ quản lý độ tuổi dưới 45 có khả năng phát triển cần được cử đi đào tạo Thạc sỹ về chuyên môn hoặc Thạc sỹ quản lý giáo dục, nhất là trong điều kiện quản lý đang ngày càng được khẳng định là một nghề - nghề quản lý.

+ Bồi dưỡng các kiến thức khác:

 Những kiến thức về phong tục tập quán địa phương.

 Về bản sắc và văn hoá dân tộc.

 Kiến thức cơ bản về an ninh quốc phịng

Tóm lại: Tri thức từ lâu đã được ví như chiếc chìa khố vạn năng. Các nội dung đào tạo, bồi

dưỡng trên đây khơng tách rời mà gắn bó, bổ trợ cho nhau, giúp người cán bộ quản lý thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý của mình. Đào tạo, bồi dưỡng muốn đạt kết quả cần lựa chọn những phương thức thích hợp.

Một phần của tài liệu Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)