Phản ứng chuẩn độ:
2CN- + Ag+ [Ag(CN)2]-
Điểm cuối chuẩn độ xuất hiện kết tủa do:
[Ag(CN)2]- + Ag+→ 2AgCN.
Kiềm hóa dung dịch định phân có chứa CN- bằng vài gam NaHCO3 bột, sau đó thêm vài giọt NaCl làm tăng độ chỉ thị và chuẩn độ bằng AgNO3 cho tới khi xuất hiện kết tủa không tan màu trắng đục.
1ml dung dịch AgNO3 0,1N tương đương với 0,0054g HCN.
8.2.1. Định lượng xyanua trong phức chất.
Cho axit vô cơ tác dụng với phức chất xyanua ở nhiệt độ trên 700C sẽ giải phóng khí HCN. Hấp thụ lượng này bằng dung dịch NaOH đặc sau đó xác định hàm lượng CN- bằng 1 trong các phương pháp nêu ở mục (I.1.3).
Phương pháp này xác định nồng độ CN- trong khoảng 0,05 ÷ 10mg/l. CN- trong mơi trường kiềm được xác định bằng cách đo điện thế giữa 2 điện cực: một điện cực chọn lọc ion CN- nối với một điện cực so sánh (dung dịch KNO3 ở pH=12) và máy đo pH (có thể đo được giá trị điện thế mV).
Sau khi đạt đến thế cân bằng (khoảng 5 ÷ 10 phút), ghi giá trị mV đo được. Đó là cơ sở để xác định nồng độ CN-.
8.3. Định lượng một số dẫn xuất của xyanua. 8.3.1. Định lượng xyanogenclorua (CNCl). 8.3.1. Định lượng xyanogenclorua (CNCl).
Điều chỉnh pH dung dịch đến 8,0÷8,5 bằng dung dịch đệm photphat (NaH2PO4 1M), thêm 1 dung dịch đệm phot phat trong 10 ml dung dịch đậy nút bình lắc đều rồi để yên 2 phút cho thuốc thử pyridin – axit barbituric vào đậy nút và lắc đều thể hiện màu vàng trong 3 phút. Định đến mức vạch rồi để yên trong 5 phút nữa. Dùng phương pháp so màu để định lượng CNCl.
8.3.2. Định lượng xyanat (CNO-).
Thuỷ phân CNO- cho thêm NH3 khi đun nóng dung dịch (ở pH thấp) NaCNO + 2 H2O → NH3 + NaHCO3
Xác định NH3 bằng dung dịch thuốc thử Nessle tạo hợp chất màu vàng đến nâu đục: 2 K2[HgI4] + 3KOH + NH4OH →Hg2O + NH2I + 7 KI + 3 H2O
Đo mật độ quang của dung dịch màu thu được để xác định NH3, từ đó xác định CNO-. Ngồi ra cịn có phương pháp xác định NH3 bằng phenat C6H5OM (M là kim loại), hoặc phương pháp điện cực chọn lọc NH3.
Giới hạn phát hiện 1÷ 2 mg CNO- /l.
8.3.3. Định lượng thioxyanat (SCN-). a. Phương pháp so màu a. Phương pháp so màu
Dung dịch Fe(NO3)3 tác dụng với SCN- tạo ra dung dịch có màu đỏ thẩm Fe(SCN)3. Đo mật độ quang ở λtư = 490 nm.
Giới hạn phát hiện 0,1 ÷ 2 mg SCN- / l. Với phương pháp này thì chất cản trở là F-, SO32-…