Phương pháp định lượng xyanuavà phương pháp quản lí 1 Phương pháp thể tích.

Một phần của tài liệu độc chất xyanua (Trang 28 - 30)

7.1. Phương pháp thể tích.

7.1.1. Phương pháp Liebig- Denigen.

Trong phương pháp tạo phức này người ta chuẩn độ dụng dịch CN- bằng dung dịch AgNO3, dùng KI làm chỉ thị có NH3 dư.

Trong q trình chuẩn độ, trước điểm tương đương trong dung dịch có các ion CN- nên xảy ra phản ứng tạo phức:

2CN- + Ag+ → [Ag(CN)2]-

Hằng số bền tổng cộng của phức đó β1,2 = 20,9

10

Sau đó Ag+ kết tủa với ion phức 2

( )

Ag CN

[Ag(CN)2]- + Ag+ → Ag[Ag(CN)2]

7.1.2. Phương pháp oxi hoá bằng brom.

Nguyên tắc: CN- + Br2→ CNBr + Br- Khí CNBr tác dụng với iotdua giải phóng I2

CNBr + 2 I-→ CN- + I2 + Br-

Xác định hàm lượng I2 sinh ra trên cơ sở đó xác định hàm lượng CN-.

7.2. Phương pháp so màu. 7.2.1. Thuốc thử axit picric. 7.2.1. Thuốc thử axit picric.

Nguyên tắc: axit picric bão hồ tác dụng với CN- trong mơi trường kiềm tạo nên muối màu đỏ thẩm C6H2(NO2)3(CN).

Dùng phương pháp so màu để định lượng C6H2(NO2)3(CN). Chất cản trở H2S, S2-, NH3…

7.2.2. Thuốc thử pyridin, benzydin.

Brom hoá CN- thành CNBr, loại trừ lượng brom dư bằng dung dịch NH3 đặc 3Br2 + 2NH3→ N2 + 6HBr

Sau đó cho hỗn hợp pyridin - benzydin vào. Đo mật độ quang tại λtư= 450 nm, ε = 69000.

Phương pháp này xác định được hàm lượng những xyanua đơn giản, cịn phức xyanua của Zn (II), Fe(II), Fe(III)… khơng xác định được.

7.2.3. Thuốc thử pyridin – sunfanilat

Phương pháp này tương tự với phương pháp dùng pyridin - benzydin chỉ thay benzydin bằng axit sunfanilic

Sản phẩm thu được có màu đỏ, đo cường độ màu tại λtư = 520 nm, ε = 62000.

7.2.4. Thuốc thử pyridin- barbiturat (phương pháp tiêu chuẩn của Mỹ).

Clo hoá xyanua bằng cloramin – trong dung dịch đệm (có thể tiến hành trong khoảng pH = 2÷10) tạo ra CNCl. Cho tiếp thuốc thử pyridin, axit barbituric vào sau khoảng 8 phút, dung dịch xuất hiện màu chàm lục. Ion SCN- cản trở vì cũng tạo ra CNCl.

Ngồi ra có thể phát hiện ra xyanua bằng các thuốc thử aloxan hoặc aloxantin, o – anisidin – muối Cu, benzydin – muối Cu, gluaiancol, dimetylglyoxim – muối Pd hoặc Ni…

7.3. Phương pháp phân tích chuẩn độ.

CN- trong môi trường kiềm được chuẩn độ bằng dung dịch AgNO3 chuẩn, tạo ra phức

chất [Ag(CN)2], dùng chỉ thị p – dimetylamino – benzalrodamin C12H12N2OS2 trong axeton, thì tại điểm tương đương dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu hồng da cam.

Phương pháp dùng tốt nhất khi nồng độ CN- = 1 ÷ 5 (mg/l). Độ nhạy của phương pháp: 0,1 mg Ag+/ l.

7.4. Phương pháp xác định vết màu (nhỏ giọt).

Phương pháp này cho phép khảo sát nhanh để xác định nồng độ CN- có nằm trong giới hạn 0,05 mg/l hay khơng.

Nếu pha lỗng dung dịch sẽ xác định nồng độ gần đúng của dung dịch CN- (bằng cách so màu xuất hiện với màu của dung dịch chuẩn CN- 0,05 mg/l).

Dùng CN- có pH ≥ 10 cần thêm Na2CO3 khan vào, nhỏ 1 giọt chỉ thị phenolphtalein, thêm từng giọt dụng dịch HCl (1: 9) đến khi dung dịch nhạt màu.

Nhỏ 3 giọt dung dịch này và 3 giọt nước cất vào các lỗ trên đĩa thí nghiệm vết mẫu. Thêm 1 giọt dung dịch cloramin – T 1% vào mỗi lọ khuấy rồi thêm tiếp 1 giọt thuốc thử

pyridin – axit barbituric vào mỗi lỗ và khuấy, sau một phút vết mẫu từ màu hồng chuyển thành màu chàm lục, vết trắng (nước cất) có màu vàng nhạt của thuốc thử.

Lấy dung dịch chuẩn chứa 0,05 mg CN- /l cho hiện màu để tiến hành so màu.

Một phần của tài liệu độc chất xyanua (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w