Thị trường ngoại hối Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Thị trường ngoại hối việt nam sau khi gia nhận WTO và một số giải pháp (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM

2.3 Thị trường ngoại hối Việt Nam sau khi gia nhập WTO

2.3.1 Tỷ giá áp dụng

Hiện nay, Ngân hàng nhà nước đang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của chính phủ để điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhà nước được thiết lập trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại không được lớn hơn +/- 0,25% so với tỷ giá chính thức. Với cách tính này, Ngân hàng nhà nước khống chế được sự biến động thất thường của tỷ giá. Tuy nhiên, hạn chế của nó là tỷ giá khơng phản ảnh đúng cung - cầu tiền tệ trên thị trường, làm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng gượng ép, giả tạo. Ngân hàng nhà nước sẽ phải giảm dần, tiến đến loại bỏ các biện pháp điều tiết tỷ giá mang tính hành chính như khống chế tỷ giá kỳ hạn, giới hạn phí hốn đổi tiền tệ, hạn chế biên độ trong xác định tỷ giá kinh doanh

2.3.2 Dữ trữ ngoại hối

Bảng2.2: Mười nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất 2007:

Tỷ USD 941 200 145 136 76 70 64 59 45 37 Nước Trung Quốc Nga Ả Rập Saudi Ấn Độ Alger ia Malaix

ia Iran Libya Negeria Mexico

Nguồn: IMF

Trong Cẩm nang Cán cân Thanh toán Quốc tế, IMF định nghĩa Dự trữ ngoại hối là toàn bộ tài sản bằng ngoại hối sẵn sàng sử dụng để can thiệp, thể hiện trên bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Hầu hết các quốc gia duy trì và quản lý dự trữ ngoại hối nhằm phục vụ các mục tiêu cơ bản sau:Thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Duy trì tính thanh khoản của thị trường ngoại hối để hạn chế tác động tiêu cực trong trường hợp xảy ra khủng hoàng tài chính.Là tài sản dự trữ để duy trì lịng tin về khả năng đảm bảo thanh tốn nghĩa vụ nợ nước ngồi của nền kinh tế, khả năng hỗ trợ giá trị của đồng nội tệ, thể hiện khả năng đảm bảo tài chính của quốc gia góp phần thu hút đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài

Dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp và thảm họa mang tính quốc gia.Qua thống kê tình hình quản lý dự trữ ngoại hối của 82 quốc gia và vùng lãnh thổ (SBV: 2007), cho thấy có tới 78 nước, chiếm 95% các nước giao NHTW trực tiếp quản lý dự trữ ngoại hối, chỉ một vài quốc gia là có sự tham gia quản lý dự trữ ngoại hối của Bộ Tài chính hay Quỹ đầu tư như Canada, Anh, Nhật. Tuy nhiên, ở các nước này, NHTW vẫn là cơ quan trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ quản lý dữ trữ ngoại hối.

Theo báo cáo IMF (2007) về cơ quan quản lý và sở hữu dự trữ ngoại hối, có bốn hình thức quản lý:

(1) NHTW sở hữu và quản lý; (2) Chính phủ sở hữu và quản lý;

(3) Chính phủ sở hữu nhưng NHTW quản lý tài sản có;

(4) Chính phủ và NHTW đồng sở hữu dự trữ, nhưng NHTW quản lý tài sản có. Quy mô dự trữ ngoại hối

Dự trữ ngoại hối có vai trị quan trọng trong việc can thiệp thị trường ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Việc duy trì một mức dự trữ ngoại hối vừa đủ là cần thiết nhằm bảo vệ giá trị đồng nội tệ, hạn chế sự biến động quá mức của tỷ giá hối đoái, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, chống đỡ khủng hoảng kinh tế và tài chính. Điều này là phù hợp đối với mọi nền kinh tế, nhưng sẽ đặc biệt quan trọng hơn đối với các nền kinh tế đang phát triển bắt đầu thực hiện mở cửa, tự do hoá các giao dịch vốn quốc tế. Tuy nhiên, nếu dự trữ ngoại hối quá lớn sẽ làm phát sinh chi phí cho việc nắm giữ dự trữ ngoại hối do lợi nhuận thu được từ đầu tư dự trữ ngoại hối thường thấp hơn chi phí đi vay vốn nước ngồi. Do vậy, các quốc gia hiện nay đều quan tâm đến việc xác định mức dự trữ ngoại hối vừa đủ, phù hợp với quy mơ của nền kinh tế, tình hình tự do hố cán cân vãng lai và cán cân vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, bảo vệ giá trị đồng tiền, cân bằng giữa lợi ích điều hành chính sách tiền tệ và chi phí của việc nắm giữ dự trữ ngoại hối. Thông thường, mức dự trữ ngoại hối vừa đủ được xác định theo nguyên tắc: mức dự trữ ngoại hối của một nước cần tương đương từ 3 đến 6 tháng nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của nước đó.

Với các nước tự do hố tài khoản vốn hay có chế độ tỷ giá linh hoạt có sự kiểm sốt của Nhà nước như Việt Nam, nếu chỉ sử dụng nguyên tắc so sánh mức dự trữ ngoại hối với 3 đến 6 tháng nhập khẩu hàng hố và dịch vụ sẽ khơng thích hợp vì các nước này phải đối mặt với rủi ro đảo chiều một cách đột ngột của các luồng vốn ngắn hạn như luồng vốn đầu tư gián tiếp (Nguyễn Thị Nhung, Tạp chí Ngân hàng: 12/2007). Thơng thường các nước này cần có một lượng dự trữ ngoại hối lớn hơn để sẵn sàng can thiệp khi xảy ra hiện tượng rút vốn và chuyển tiền ồ ạt ra nước ngoài. Với các nước có mức độ đơ la hóa cao, chỉ số lượng tiền rộng (M2) và số ngoại tệ gửi tại hệ thống ngân hàng so với dự trữ ngoại hối cũng đượng xem xét đến nhằm đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại hối của NHTW khi có hiện tượng rút ngoại tệ ồ ạt của người cư trú và khả năng can thiệp để bình ổn tỷ giá. Với các nước có mức dự trữ ngoại hối vượt mức dự trữ ngoại hối vừa đủ và đã tương đối tự do hoá tỷ giá, để nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối theo hướng đa dạng hố loại hình đầu tư và ưu tiên mục tiêu sinh lời, có thể trích một phần dự trữ ngoại hối giao cho công ty hoặc quỹ đầu tư để đầu tư sinh lợi một cách thuần tuý (không sử dụng để can thiệp) như Hàn Quốc, Trung Quốc. Tuy nhiên, với các nước này, phần lớn dự trữ ngoại hối vẫn do NHTW trực tiếp đầu tư, quản lý để đảm bảo khả năng can thiệp khi cần thiết. Cụ thể với NHTW Hàn Quốc, công tác quản lý dự trữ ngoại hối được coi là một trong những hoạt động quan trọng nhất của NHTW. NHTW cần duy trì dự trữ ngoại hối ở mức ít nhất đảm bảo đủ để can thiệp duy trì sự ổn định không gây ra những biến động lớn trên thị trường ngoại hối cũng như tồn bộ thị trường tài chính và nền kinh tế, có

thể chống đỡ các cú sốc từ bên ngồi và duy trì sức mạnh kinh tế của quốc gia. Với Trung Quốc, quy mô dự trữ ngoại hối đã vượt xa các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế và hiện đang đứng đầu thế giới về quy mô dự trữ ngoại hối. Nguồn bổ sung dự trữ ngoại hối là từ thặng dư cán cân vãng lai nên có tính ổn định hơn đối với các nước bổ sung dự trữ ngoại hối từ thặng dư của cán cân vốn. Mọi biến động trong cơ cấu dự trữ cũng như quy mô dự trữ ngoại hối đều được NHTW các nước quan tâm. Gần đây, để nâng cao hiệu quả đầu tư dự trữ, Trung Quốc dự định phát hành trái phiếu để tách khoảng 200 - 300 tỷ USD cho Công ty Đầu tư Nhà nước (CIC) để đầu tư thuần tuý. Với Việt Nam, theo các qui định hiện hành, cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế.

2.3.3 Ngân hàng

Như trên đã nêu, hệ thống ngân hàng có nhiều đổi mới và có những bước tiến nổi bật, nhưng để hội nhập, hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập như.Hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống.Tình hình nợ xấu vẫn có xu hướng giảm chưa chắc chắn, trong đó đáng chú ý là khối các tổ chức tín dụng nhà nước. Nợ tồn đọng trong cho vay đầu tư xây dựng cơ bản bằng VNĐ đang ở mức cao trên tổng dư nợ.Tự do hóa lãi suất có xu hướng làm cho mặt bằng lãi suất trong nước tăng lên. Mặc dù lãi suất tăng lên tạo điều kiện thu hút thêm tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng, nhưng việc lãi suất tiền gửi tăng lên làm cho lãi suất cho vay cũng tăng thêm, và điều đó tạo thêm gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề vào nguồn vay từ ngân hàng. Trong điều kiện nói trên, một phần khơng nhỏ số doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh tốn và phá sản nếu khơng được tiếp tục vay vốn từ ngân hàng. Hậu quả là ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay để nuôi nợ, dẫn đến nguy cơ mất vốn ngày càng lớn.Các cơng cụ điều tiết chính sách lãi suất của NHNN cịn cần phải bàn và còn bất cập nên tác dụng điều tiết chưa cao. Do đó, khi lãi suất thị trường lên cao trong khi vốn khả dụng của các NHTM dư thừa, NHNN thiếu khả năng can thiệp để điều tiết mặt bằng lãi suất.Cơ cấu hệ thống tài chính cịn mất cân đối, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế chủ yếu. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dài trên 1 năm tại các NHTM chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 30%, còn lại là ngắn hạn dưới 1 năm chiếm tới 70%. Trong khi đó, tỷ lệ tín dụng trung và dài hạn hiện đã ở mức trên 40% và đang có sức ép tăng lên với q trình cơng nghiệp hóa của đất nước. Tính chung cả nội tệ và ngoại tệ, thì số vốn huy động ngắn hạn chuyển cho vay trung và dài hạn chiếm tới khoảng 50% tổng số vốn huy động ngắn hạn. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đối với các nước đang phát triển, kinh

tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, độ tin cậy của đồng tiền cịn thấp, huy động vốn dài hạn khó khăn… Chính phủ đều có chính sách cho phép sử dụng một phần vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, đồng thời áp dụng một số chính sách hỗ trợ để đảm bảo khả năng thanh toán của các ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ trên phải có một giới hạn nhất định. Việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn ở nước ta hiện nay tới 50% là quá cao, nếu duy trì quá lâu sẽ là yếu tố gây rủi ro lớn và có nguy cơ gây ra thiếu an tồn cho toàn bộ hệ thống. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động, đặc biệt là nguồn vốn bằng ngoại tệ còn chưa cao như mong muốn và chưa chuyển được nhiều thành vốn tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.Phần lớn vốn của các NHTM Việt Nam đều thấp nên khả năng thanh khoản và tính bền vững của hệ thống chưa được cao. Hệ thống NHTMNN chiếm đến trên 75% thị trường huy động vốn đầu vào và trên 73% thị trường tín dụng, sức ép cạnh tranh cịn thấp. Các NHTMCP quỹ tín dụng quá nhỏ bé và yếu kém đang là điểm dễ bị tổn thương nhất của hệ thống. Có một số cơng ty tài chính và quỹ tài chính được thành lập nhưng mới bắt đầu hoạt động.Các ngân hàng chưa mở rộng và thay đổi phương thức kinh doanh; năng lực thẩm định dự án thấp. Tình trạng này một phần do thị trường tài chính chưa phát triển và các khuôn khổ pháp luật, kế tốn và quản lý khơng đầy đủ, nhưng chủ yếu là do thiếu sự cạnh tranh, điều kiện tạo ra rất ít động lực cho các ngân hàng cải thiện chất lượng hoạt động.

Hội nhập kinh tế quốc tế đi liền với các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường tài chính, cho phép các ngân hàng quốc tế được hoạt động và đối xử bình đẳng như những ngân hàng trong nước sẽ tạo ra những sức ép lớn hơn đối với hệ thống ngân hàng trong thời gian tới. Hệ thống ngân hàng chưa tạo dựng được một hệ thống thơng tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.Nhiều tổ chức tín dụng chưa xây dựng quy trình và thực hiện quản lý tập trung đối với rủi ro thanh khoản thông qua việc xây dựng phân tích kỳ hạn. Việc quản lý rủi ro thanh khoản hầu như chỉ thực hiện ở những chi nhánh đơn lẻ, do đó khi xuất hiện những biến động bất thường, một số NHTM luôn phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng chi trả tạm thời trên toàn hệ thống.Phần lớn các tổ chức tín dụng chưa xây dựng được quy trình tập trung tại hội sở chính đối với rủi ro về tỷ giá và kinh doanh ngoại hối; quy trình quản lý trạng thái ngoại hối chưa đáp ứng được yêu cầu nên chưa có những giải pháp hiệu quả để hạn chế tác động của những rủi ro này khi có sự biến động bất lợi về lãi suất và tỷ giá. Bên cạnh đó, một số tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối khơng chấp hành các giới hạn về trạng thái ngoại tệ, báo cáo thiếu trung thực, đầu cơ trong kinh doanh nhưng khơng kiểm sốt được rủi ro tỷ giá. Vì vậy, khi phải đối mặt với sự biến động của thị trường đã gây tổn thất cho chính tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Thị trường ngoại hối việt nam sau khi gia nhận WTO và một số giải pháp (Trang 35 - 40)