Cính sách tiền tệ và ngân sách

Một phần của tài liệu Thị trường ngoại hối việt nam sau khi gia nhận WTO và một số giải pháp (Trang 26)

CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM

2.1 Chính sách phát triển TTNH thời gian qua

2.1.1 Cính sách tiền tệ và ngân sách

- Việt Nam đã thơng báo mục tiêu chính trong chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ như: tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, lãi suất, tỷ giá, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ bổ sung khác để quản lý lượng cung tiền.

Việt Nam cũng áp dụng lãi suất tái chiết khấu thống nhất cho tất cả các ngân hàng thương mại kể từ năm 1999. Chính sách tín dụng tiếp tục được cải thiện để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vốn cho tăng trưởng kinh tế phù hợp với các mục tiêu chính sách tiền tệ qua từng thời kỳ, đồng thời phát huy tối đa tiềm năng của các thành phần kinh tế. Cơ chế tín dụng đã được sửa đổi theo hướng thơng thống hơn, nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khác nhau, nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của các tổ chức tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Việt Nam thông báo số liệu các doanh nghiệp quốc doanh nợ các ngân hàng thương mại Việt Nam và nợ xấu của các doanh nghiệp quốc doanh đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh, chiếm 3,67% tổng số cho vay của các ngân hàng. Các định chế tài chính, bao gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh, đã xây dựng quy chế cho vay của từng ngân hàng dựa trên các tiêu chí một cách khách quan. Các định chế tài chính tự xem xét, quyết định và tự chịu trách nhiệm trong việc có cho vay các doanh nghiệp quốc doanh hay khơng theo các điều kiện có tính thương mại.

- Từ năm 2001, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng những biện pháp cơ cấu lại các ngân hàng thương mại quốc doanh với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động. Chất lượng tài sản có, năng lực chun mơn, và năng lực quản lý rủi ro đã được nâng cao. Cho vay chính sách đã được tách ra khỏi các hoạt động tín dụng thương mại và được giao cho ngân hàng chính sách xã hội; Các ngân hàng thương mại quốc doanh đã xây dựng sổ tay tín dụng (từ khoảng cuối năm 2004); xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại quốc doanh đã thiết lập một hệ thống kiểm toán nội bộ và một Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động tài chính và kế tốn của tổ chức tín dụng, bảo đảm an tồn trong hoạt động và thực hiện kiểm toán nội bộ định kỳ.

Ðể nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại quốc doanh, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã và đang chỉ đạo cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh và dự kiến sẽ cổ phần hóa hết các ngân hàng này cho đến năm 2010.

2.1.2 Chính sách về ngoại hối và thanh tốn

Việt Nam đã thay thế hệ thống tỷ giá cố định bằng cơ chế tỷ giá linh hoạt thả nổi có quản lý. Các trung tâm giao dịch ngoại hối đã được mở và thị trường tiền tệ liên ngân hàng đã được thành lập. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức theo dõi cán cân thanh toán và trạng thái dự trữ ngoại hối và có thể can thiệp vào thị trường khi cần thiết. Việc cơng bố tỷ giá giao dịch trung bình của đồng Việt Nam đối với USD trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trên cơ sở hằng ngày.Sau khi đã bình thường hóa quan hệ tài chính với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Việt Nam đã từng bước đáp ứng các yêu cầu nêu tại Ðiều VIII, đã và đang thực hiện các biện pháp để thực hiện khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam. Các biện pháp kiểm soát giao dịch vãng lai đã được tự do hóa.

Việt Nam đã quy định nghĩa vụ tạm thời phải kết hối ngoại tệ với mục đích tập trung ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về ngoại tệ cho nền kinh tế và đã nới lỏng dần yêu cầu kết hối này khi tình hình kinh tế được cải thiện. Các biện pháp kiểm soát ngoại hối chỉ được áp dụng trong những trường hợp ngoại lệ, do Chính phủ Việt Nam quyết định, nhằm duy trì an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia phù hợp với Ðiều lệ của IMF và Tài liệu của IMF số 144 (52/51) ngày 14-8- 1952.Việt Nam khẳng định rằng các hạn chế đối với giao dịch vãng lai đã được bãi bỏ và khơng duy trì bất kỳ biện pháp nào trái với các cam kết của mình về các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác cũng như về thanh toán giao dịch vãng lai và chuyển tiền quốc tế.Việt Nam đã nới lỏng các giao dịch chuyển vốn của các nhà đầu tư nước ngoài và việc vay nước ngoài của các tổ chức cư trú, chỉ duy trì một số hạn chế về (i) các giao dịch chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư của các tổ chức cư trú, việc chuyển vốn này phải được các cơ quan có thẩm quyền cho phép và phải trong phạm vi số ngoại tệ thuộc sở hữu của các tổ chức này; và (ii) thanh tốn và hồn trả các khoản vay nước ngoài của các tổ chức cư trú, các giao dịch này phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp được tự do ký các hợp đồng vay nước ngoài theo Nghị định số 134/2005/NÐ-CP ngày 1-11-2005. Nghĩa vụ đăng ký các hợp đồng trung và dài hạn với Ngân hàng Nhà nước là vấn đề có tính thủ tục để phục vụ cho các mục đích thống kê và giám sát hoạt động vay nợ nước ngoài trung và dài hạn của các doanh nghiệp và phối hợp với Bộ Tài chính để bảo đảm các khoản nợ nước ngoài của quốc

gia trong phạm vi an toàn. Ðại diện của Việt Nam lưu ý rằng theo Ðiều XII của GATS (Các hạn chế để bảo đảm an toàn cán cân thanh tốn), những hạn chế như vậy có thể được xem xét áp dụng khi Việt Nam gặp phải những khó khăn về cán cân thanh toán quốc tế. Các quy định về ngoại hối của Việt Nam được IMF rà soát mỗi năm một lần, là một phần nội dung trong các đợt làm việc của Quỹ theo Ðiều IV trong Ðiều lệ của IMF.Việc hoàn trả các khoản vay và các khoản đầu tư vốn ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, phải theo Nghị định số 22/1999/NÐ-CP, đáp ứng các điều kiện về có giấy phép đầu tư ra nước ngoài; mở một tài khoản ngoại tệ đăng ký việc mở tài khoản và các giao dịch chuyển vốn đầu tư. Các giấy tờ cần thiết để xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài.

Các doanh nghiệp được phép đầu tư ra nước ngồi có thể chuyển lợi nhuận có được từ các khoản đầu tư của họ tại Việt Nam ra bất cứ nơi nào ở nước ngồi mà khơng phải thực hiện theo các thủ tục áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.Hoặc có thể mở các tài khoản ngoại tệ để thực hiện vay nước ngoài trung và dài hạn như quy định tại Ðiểm 2, Mục I, Chương V, Phần II của Thông tư số 01/1999/TT- NHNN ngày 16-4-1999 về thực hiện Nghị định số 63/1998/NÐ-CP được phép mở tài khoản ngoại tệ cho các hoạt động khác trong các trường hợp đặc biệt.Về yêu cầu tự cân đối ngoại tệ đã được xóa bỏ theo Ðiều 67 của Nghị định số 24/2000/NÐ-CP ngày 31-7-2000 về thực hiện Luật Ðầu tư nước ngồi ở Việt Nam. Chính phủ xem xét bảo đảm cân đối nhu cầu ngoại tệ cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án đặc biệt quan trọng trong các chương trình của Chính phủ, và hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các dự án cơ sở hạ tầng và một số dự án quan trọng khác trong trường hợp các ngân hàng được phép giao dịch ngoại hối không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu về ngoại tệ.

Việt Nam sẽ thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với các vấn đề về ngoại hối theo các quy định của Hiệp định WTO, các tuyên bố và quyết định liên quan của WTO có liên quan tới IMF và Việt Nam sẽ không áp dụng bất cứ luật, quy định hoặc các biện pháp nào khác, mà có thể hạn chế nguồn cung cấp ngoại tệ cho bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào để thực hiện các giao dịch vãng lai quốc tế trong phạm vi lãnh thổ của mình ở mức liên quan tới nguồn ngoại tệ chuyển vào thuộc cá nhân hay doanh nghiệp đó.

2.1.3 chính sách thương mại dịch vụ liên quan lĩnh vực ngân hàng

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, các tổ chức tín dụng nước ngồi có thể hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức văn phịng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngồi; cơng ty tài chính liên doanh, hoặc cơng ty tài chính 100% vốn nước ngồi; cơng ty cho th tài chính liên doanh, hoặc cơng ty cho th tài chính 100% vốn nước ngồi, thời

hạn hoạt động khơng được quá 99 năm và không được vượt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ ở nước ngồi. Thời hạn hoạt động của văn phịng đại diện của một tổ chức tín dụng nước ngồi khơng được vượt q thời hạn hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngồi đó. Thời hạn hoạt động tối đa của cơng ty tài chính liên doanh, cơng ty tài chính 100% vốn nước ngồi, cơng ty cho th tài chính liên doanh, và cơng ty cho th tài chính 100% vốn nước ngồi là 50 năm, và các giấy phép hoạt động này có thể được gia hạn.

Ðóng góp của bên nước ngồi vào một ngân hàng liên doanh hoạt động với tư cách của một ngân hàng thương mại không được vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng, trong khi đó phần góp vốn của bên nước ngoài vào một tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh cần phải đạt ít nhất là 30% vốn điều lệ. Tổng mức cổ phần của các tổ chức và cá nhân nước ngồi có thể được giới hạn ở mức 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, trừ khi được pháp luật Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.Về các điều kiện để một ngân hàng nước ngồi có thể xin được giấy phép mở một chi nhánh tại Việt Nam, theo Luật Ngân hàng hiện hành và Luật Sửa đổi và Bổ sung một số Ðiều của Luật các Tổ chức Tín dụng, kể từ ngày 1-4-2007, các tổ chức tín dụng nước ngồi sẽ được phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Một trong các điều kiện then chốt để mở một chi nhánh của một ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam là ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có hơn 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở chi nhánh.

Ðiều kiện then chốt để thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc một ngân hàng 100% vốn nước ngồi là ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có hơn 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở ngân hàng. Ðối với loại hình cơng ty tài chính 100% vốn nước ngồi, phải có tổng tài sản có hơn 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn. Các điều kiện đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng 100% vốn nước ngồi sẽ được áp dụng trên cơ sở khơng phân biệt đối xử. Việt Nam khẳng định rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tuân thủ các quy định trong các Ðiều XVI và XVII của GATS khi xem xét đơn xin cấp giấy phép mới, phù hợp những hạn chế đã nêu trong Biểu cam kết về Dịch vụ của Việt Nam...Về vốn tối thiểu đối với một chi nhánh ngân hàng nước ngoài bằng hoặc thấp hơn mức quy định đối với ngân hàng thuộc sở hữu trong nước được thành lập tại Việt Nam, Việt Nam đã cho phép các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động dựa trên vốn của ngân hàng mẹ cho mục đích cho vay.

Một chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng được phép mở các điểm giao dịch, các điểm giao dịch hoạt động phụ thuộc vào vốn của chi nhánh, nhưng khơng có hạn chế về số lượng các chi nhánh.

2.1.3 Chính sách về dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác

Các cam kết về dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác được thực hiện phù hợp các luật và các quy định liên quan được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để bảo đảm sự phù hợp Ðiều VI của GATS và Ðoạn 2 (a) của Phụ lục về các Dịch vụ Tài chính.Theo nguyên tắc chung và trên cơ sở không phân biệt đối xử, việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ ngân hàng và tài chính khác phải tn theo các u cầu về hình thức pháp lý và thể chế liên quan.

2.2 Thị trường ngoại hối tại Việt Nam trước khi ra nhập WTO

Trong những năm qua, mặc dù thị trường ngoại hối diễn biến khá phức tạp song có thể khẳng định, 1 thành cơng quan trọng trong quản lí Nhà nước về điều hành hoạt động ngân hàng và điều hành CSTT đó chính là chính sách quản lí ngoại hối khơng ngừng được đổi mới và hồn thiện, phù hợp với tiến trình chung của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, hướmg tới phù hợp với thông lệ quốc tế và ngun lí của kinh tế thị trường.Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng cịn 1 số hạn chế cần khắc phục.Nhìn từ thực trạng hoạt động quản lí ngoại hối ở Việt Nam có thể thấy nổi bật lên 1 số điểm sau:

2.2.1 Về cơ chế điều hành tỉ giá

Từ đầu năm 1999 NHNN đã chính thức bỏ cơ chế điều hành tỉ giá theo kiểu bao cấp như trước đây, chuyển sang chỉ cơng bố tỉ giá giao dịch bình quân hàng ngày trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thay vì cơng bố tỉ giá chính thức như trước.Các NHTM chủ động quy định tỉ giá theo biên độ quy điịnh trên cơ sở tỉ giá do NHNN cơng bố và u cầu kinh doanh của mình, cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

Biên độ quy định tỉ giá các NHTM được phép giao dịch cũng không ngừng được điều chỉnh phù hợp với diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế và trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng theo hướng khuyến khích xuất khẩu.Nếu như trong giai đoạn đầu 1999-2000, khi mới thực hiện cơ chế này, NHNN còn quy định quá chi tiết các mức biên độ và biên độ quá hẹp, được coi là vẫn can thiệp quá sâu vào công việc kinh doanh của các NHTM, thì nó cũng dần dần được chỉnh sửa theo hướng nới rộng hơn và ít kì hạn chi tiết hơn; cụ thể như sau:

+ Trong giai đoạn từ 26-2-1999 đến 30-8-2001, NHNN quy định tới 12 kì hạn khác nhau: khơng kì hạn, kì hạn 30 ngày, từ 31 đến 44 ngày, … với biên độ tương ứng từ 0, 10%, …, đến 3, 5%.

+ Trong giai đoạn từ 1-9-2000 đến 17-9-2001; NHNN vẫn quy định 12 kì hạn, với mức biên độ bình quân giảm 1/2 so với trước.

+ Trong giai đoạn từ 18-9-2001 đến 30-6-2002, NHNN chỉ cịn quy định 4 kì hạn: khơng kì hạn, kì hạn 30 ngày, kì hạn từ 31 ngày đến 104 ngày, kì hạn từ 105 ngày đến 179 ngày; với các mức biên độ được nới rộng gấp gần 2 lần so với trước.

+ Trong giai đoạn từ 1-7-2002 đến 2005, NHNN quy định có 5 kì hạn; với các mức biên độ tiếp tục được nới rộng: tăng lên +/- 0, 25% so với mức +/- o, 10% trước đó đối với nghiệp vụ giao ngay; lên +/- 0, 50% so với mức +/- 0, 40% của nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Thị trường ngoại hối việt nam sau khi gia nhận WTO và một số giải pháp (Trang 26)