Tăng cường quản lí hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM

Một phần của tài liệu Thị trường ngoại hối việt nam sau khi gia nhận WTO và một số giải pháp (Trang 49)

CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM

3.6 Giải pháp đối với các hoạt động quản lý ngoại hối khác

3.6.3 Tăng cường quản lí hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM

3.6.4 Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý

Thay đổi quan điểm về vàng. Trong quản lí ngoại hối, chính phú nên giảm dần chức năng tiền tệ của vàng và nghiêng về quan điểm xem vàng là một hàng hố thơng thường có giá trị cao.

Nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước trong hoạt động kinh doanh chế tác vàng. Với chức năng là hàng hố thơng thường, vàng có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu chiến lược mang lại ngoại tệ cho quốc gia.

Cuối cùng để có thể nâng cao hiệu quả quản lí ngoại hối, chính phủ cần quan tâm đến các giải pháp khơi tăng nguồn ngoại tệ quốc gia như : Sử dụng đồng EURO trong quỹ dự trữ ngoại hối, góp phần chống hiện tượng đơ la hố song cũng phải hạn chế tối đa phạm vi sử dụng của đồng ngoại tệ nhằm thu hút các nguồn vốn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng ; phát triển thương mại quốc tế, thu hút nguồn vốn nước ngoài…; nâng cao chất lượng kinh doanh của hệ thống NHTM nói riêng và dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung của Việt Nam… trước mắt là ngang tầm với các quốc gia trong khu vưc Đông Nam Á.

Các biện pháp trên nhằm hồn thiện cơ chế quản lí ngoại hối, thực hiện hai mục tiêu “tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam, đồng thời lới lỏng kiểm soát đối với các giao dịch vãng lai để từng bước biến đồng tiền Việt Nam thành đồng tiền chuyển đổi”.

KẾT LUẬN

Thị trường ngoại hối là một vấn đề hết sức nhạy cảm và vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.Thực hiện tốt công tác quản lý thị trường ngoại hối sẽ ổn định được giá trị đồng tiền Việt Nam, nâng cao vị thế của VND từ đó bảo vệ được độc lập chủ quyền về tiền tệ của đất nước. Tuy nhiên ổn định được giá trị của đồng tiền Việt Nam lại không phải là một vấn đề dễ dàng bởi nó chịu tác động của nhiều nhân tố: biến động về giá của một số đồng ngoại tệ mạnh như USD, EURO… làm cho tỉ giá thay đổi, sự biến động của giá vàng … Bên cạnh đó xu hướng hội nhập mở ra cho chúng ta nhiều thời cơ nhưng cũng đặt ra khơng ít những thử thách. Thị trường ngoại hối thế giới không ngừng vận động cùng với những thay đổi phức tạp. Bởi vậy công tác quản lý ngoại hối của chúng ta cũng phải không ngừng sửa đổi và nâng cao để có thể kiểm sốt được những thay đổi trên thị trường. Chúng ta tin vào đưòng lối đúng đắn mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, tin vào sức mạnh và trí tuệ của con người Việt Nam. Những thành công trong sự nghiệp 10 năm đổi mới đã củng cố cho lòng tin ấy. Những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý ngoại hối sẽ phát huy hiệu quả đưa thị trưòng ngoại hối Việt Nam ngày càng ổn định và vững mạnh hoà nhập cùng thị trường ngoại hối thế giới.

Chương một đã đề cập đếp các nghiệp vụ trong TTNH.các nghiệp vụ này giúp chúng ta hiểu hơn về các hoạt động của thị trường ngoại hối.Từ những cái nhìn chung nhất để chúng ta đi sâu hơn vào để phân tích, tìm hiểu,tìm ra những bước đi đúng đắn của thị trường ngoại hối.TTNH ở các nước phát triển rất mạnh mẽ và có nhiều hình thức và nhiệp vụ.Mặc dù đây là thị trường mới của Việt Nam nhưng chúng ta đã có những hoạt động để thu được thành tích của thị trường này. Quản lý ngoại tệ ,điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với tình hình kinh tế.Đây là cơng tác chúng ta đã thu được thành công nhất định nhưng bên cạnh đó khơng có ít những hạn chế chúng ta mắc phải.Điều đó được thể hiện qua nên kinh tế Việt Nam năm 2007,công tác quả lý ngoại hối của chúng ta không tốt làm cho tỷ lệ lạm phát gia tăng,chỉ số tiêu dùng tăng mạnh. Điều này tác động rất lớn đến nền kinh tế có tốc độ phát triển rất cao này. Từ TTNH của Thái Lan và Trung quốc Việt Nam đã rút ra rất nhiều bài học và những kinh nhiệm và thất bại mà Thái Lan và Trung quốc mắc phải.Việt Nam là nước đi sau vì vậy chúng ta có những điều kiện rất tốt để học hỏi và tránh những sai lầm mà các nước đi trước mắc phải.Sau khi gia nhập WTO TTNH Việt Nam đã có những thành cơng và hạn chế nhất định.Chương hai đề cập đến tình hình ngoại hối Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO và những cam kết với tổ chức thương mại thế giới này khi chúng ta gia nhập tổ chức này.Gần hai năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã thể hiện vai trò quan trọng của thị trường này trong việc điều tiết nền kinh tế.Tầm quan trọng và

vai trị của nó được thể hiện qua sự ổ định kinh tế vĩ mô.Những giải pháp phát triển thị trường ngoại hối thơng qua các chính sách được củ thể hóa qua chương ba.những giải pháp này được áp dụng để nhằm phát triển thị trường ngoại hối phải được tuân theo các quy tắc của WTO và chiến lược và định hướng mà chúng ta phải đã đặt ra.

Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy và hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Thường lạng đã giúp em có kiến thức để hồn thành đề tài này. Rất mong nhận được ý kiến đánh giá và góp ý của thầy về những thiếu sót và hạn chế trong đề tài của em.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2008

Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/: PGS.TS Đỗ Đức Bình và PGS.TS Nguyễn Thường Lạng,Nhà xuất bản Lao động –xã hội -Giáo trình kinh tế quốc tế : Chương 9.Thị trường ngoại hối. trang 367

2/Nguyễn Minh Kiều, tài liệu giảng dạy kinh tế Fulbring.trang 3-4

3/TS. Nguyễn Thị Mùi .2004. Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng . Nhà xuất bản xây dựng, trang 138

4/ GS.TS Lê Văn Tư.Ngân hàng và thị trường tài chính.,.Nhà xuất bản thống kê. trang 906-919

5/ Tác giả Trần Tiến:Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh thị trường ngoại hối - NXB Học viện ngân hàng.Chương 3: Các nghiệp vụ ngoại hối trong TTNH

6/ Báo chứng khoán số 2 năm 2006”Những vấn đề đặt ra cho TTNH Việt Nam khi gia nhập WTO” trang7

7/ Một số trang Web

- Bộ công thương: www.moit.gov.vn . Bài”Dự báo tỷ giá trong những năm tới ”,Ngày 22/7/2008.Tác giả:Dương Ngọc

- Bộ kê hoạch và đầu tư: www.mpi.gov.vn “Tình hình ngoại hối sau hai năm gia nhập WTO” Tác giả Tiền Hải

- Ngân hàng nhà nước việt nam: www.sbv.gov.vn “Điều chỉnh tỷ giá hối đoái cho phù hợp với nền kinh tế Việt Nam” Vụ chính sách tiền tệ

- http://vietbao.vn/Kinh-te/Thi-truong-ngoai-hoi-Bien-do-ty-gia-ngoai-te-duoc-

dieu-chinh-len-0,5/45222215/87/ - /www.diendankinhte.info

PHỤ LỤC

Những nội dung cơ bản các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam

Phiên họp đặc biệt của Ðại hội đồng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 7/11 đã thông qua Báo cáo của ban công tác và các văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam. Dưới đây là những nội dung cơ bản các cam kết trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, do Bộ Thương mại công bố.

Cơng bố tồn bộ cam kết WTO về thuế quan hàng hóa bằng tiếng Việt:

Ngày 7/11/2006, Phiên họp đặc biệt của Ðại hội đồng WTO đã thông qua Báo cáo của Ban công tác và các văn kiện gia nhập của Việt Nam. Các thành viên WTO đã đón nhận Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. Ngay sau lễ kết nạp, với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Thương mại Trương Ðình Tuyển và Tổng giám đốc Pascal Lamy đã ký Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập WTO.

Bộ văn kiện gia nhập WTO là thỏa thuận thương mại đồ sộ nhất cả về quy mô và mức độ cam kết mà chúng ta từng ký kết. Nó tổng hợp các kết quả của hơn 11 năm đàm phán và là cơ sở để chúng ta thực hiện tư cách thành viên WTO của mình. Các cam kết được tổng hợp trong 4 tài liệu sẽ có hiệu lực pháp lý sau 30 ngày kể từ khi Việt Nam thông báo cho WTO về quyết định phê chuẩn của Quốc hội. Ðó là:

- Báo cáo của Ban công tác - Nghị định thư gia nhập - Biểu cam kết về thuế quan - Biểu cam kết về dịch vụ

Do đây là những tài liệu mang tính kỹ thuật, trình bày bằng ngơn ngữ chuyên ngành và theo khuôn mẫu của WTO nên rất phức tạp. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tơi tóm lược những nội dung cam kết chính về đa phương (Báo cáo của Ban Công tác) và dịch vụ. Biểu cam kết về hàng hóa chi tiết tới từng dịng thuế được đăng tải trên các trang thông tin điện tử.

I. Các cam kết đa phương

Các cam kết đa phương của Việt Nam được xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc được quy định trong các hiệp định của WTO. Ðây là những nguyên tắc mang tính

ràng buộc với mọi thành viên nhằm mục đích đưa hệ thống luật lệ và cơ chế điều hành thương mại của các nước thành viên phù hợp chuẩn mực chung.

Về cơ bản, chúng ta cam kết thực hiện toàn bộ các hiệp định WTO ngay thời điểm gia nhập. Các hiệp định này đưa ra các quy định cụ thể đối với các lĩnh vực thương mại được điều tiết bởi WTO: cấp phép, hải quan, kiểm dịch, chống phá giá, sở hữu trí tuệ...

Các cam kết đa phương của Việt Nam thể hiện trong Báo cáo của Ban cơng tác như sau:

1. Chính sách tài chính - tiền tệ, ngoại hối và thanh toán:

Việt Nam, như tất cả các nước mới gia nhập khác, cam kết tuân thủ các quy định có liên quan của WTO và IMF về chính sách tài chính, tiền tệ, ngoại hối và thanh toán; Theo điều 8 của IMF.

2. Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) do Nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát, hoặc được hưởng đặc quyền hoặc độc quyền:

Các DNNN sẽ hồn tồn hoạt động theo tiêu chí thương mại, Nhà nước khơng can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của DNNN và không coi mua sắm của DNNN là mua sắm chính phủ. Nhà nước can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp với tư cách là một cổ đơng bình đẳng với các cổ đơng khác.

Cam kết này là hoàn toàn phù hợp chủ trương đổi mới hoạt động và sắp xếp lại DNNN của nước ta. Vì vậy, về cơ bản, nước ta sẽ khơng phải điều chỉnh Luật Doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cam kết này.

3. Tư nhân hóa và cổ phần hóa:

Việt Nam sẽ có báo cáo thường niên cho WTO về tiến độ cổ phần hóa chừng nào cịn duy trì chương trình này.

4. Chính sách giá:

Ta cam kết thực thi việc quản lý giá phù hợp các quy định của WTO và sẽ bảo đảm tính minh bạch trong kiểm sốt giá thơng qua việc đăng tải danh mục các mặt hàng chịu sự quản lý giá và các văn bản pháp luật liên quan trên Công báo.

5. Khn khổ xây dựng và thực thi chính sách:

Ta đưa ra 3 cam kết tại mục này. Một là, trong quá trình phê chuẩn văn kiện gia nhập, Việt Nam sẽ xác định thể thức thực thi các cam kết (áp dụng trực tiếp hoặc

nội luật hóa) và khẳng định nguyên tắc ưu tiên áp dụng các điều khoản trong cam kết quốc tế.

Hai là, các quy định của WTO được áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ; các luật, các quy định dưới luật và các biện pháp khác bao gồm các quy định và biện pháp của chính quyền địa phương đều phải tuân thủ các quy định của WTO.

Ba là, các cơ quan tư pháp (cơ quan xét xử) sẽ giữ tư cách độc lập, khách quan khi xét xử các quyết định hành chính thuộc các lĩnh vực mà WTO điều chỉnh.

6. Quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu và nhập khẩu):

Kể từ khi gia nhập, ta cho phép Doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa như doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam, trừ đối với các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước (như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo, tạp chí) và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi (như gạo và dược phẩm).

Doanh nghiệp và cá nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam phù hợp thông lệ quốc tế. Quyền xuất nhập khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu không bao gồm quyền phân phối trong nước.

7. Thuế nhập khẩu, các loại thuế và các khoản thu khác:

Ta cam kết sẽ áp dụng thuế nhập khẩu theo nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các Thành viên WTO (trừ những trường hợp ngoại lệ được WTO cho phép). Nếu tăng thuế nhập khẩu, ta sẽ thực hiện theo quy định của WTO. Ta cũng cam kết khơng duy trì các loại thuế và khoản thu áp dụng riêng cho hàng nhập khẩu (trên thực tế các phụ thu này đã được bãi bỏ).

8. Hạn ngạch thuế quan (HNTQ):

Ta cam kết sẽ áp dụng, phân bổ và quản lý HNTQ một cách minh bạch, không phân biệt đối xử và tuân thủ theo đúng các quy định của WTO.

9. Miễn giảm thuế nhập khẩu:

Ta cam kết sẽ miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử và sẽ không gắn việc miễn, giảm thuế với các yêu cầu về xuất khẩu hay nội địa hóa.

Ta cam kết sẽ áp dụng các loại phí và lệ phí theo quy định của WTO, cụ thể là mức phí sẽ phản ánh đúng giá trị của dịch vụ được cung ứng. Mức phí quá cao đang áp dụng với một số dịch vụ (chủ yếu là phí hải quan), vì vậy, sẽ phải điều chỉnh lại khi ta vào WTO.

11. Thuế nội địa:

Cách áp nhiều mức thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia dựa trên nồng độ cồn của ta hiện nay gián tiếp vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO. Ta cam kết trong vòng 3 năm sau khi gia nhập sẽ điều chỉnh lại cách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia cho phù hợp với quy định của WTO. Cụ thể, đối với rượu trên 20 độ cồn, ta hoặc là sẽ áp dụng 1 mức thuế tuyệt đối hoặc 1 mức thuế phần trăm; đối với bia, ta sẽ chỉ áp dụng 1 mức thuế phần trăm.

12. Biện pháp hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu (bao gồm cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu...):

Ta đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân khối lớn không muộn hơn ngày 31-05- 2007 phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam

Với thuốc lá điếu và xì gà, ta cho phép 1 doanh nghiệp thương mại nhà nước được quyền nhập khẩu tồn bộ thuốc lá điếu và xì gà.

Với ơ-tơ cũ, ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm với mức thuế nhập khẩu được xác định trong biểu cam kết về thuế và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

Ta bảo đảm cơ chế cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm nhằm mục đích kiểm duyệt sẽ tuân thủ theo các quy định về minh bạch hóa của WTO.

13. Xác định trị giá tính thuế nhập khẩu:

Ta cam kết tuân thủ Hiệp định về xác định trị giá tính thuế nhập khẩu của WTO ngay từ khi gia nhập.

14. Quy tắc xuất xứ:

Ta cam kết tuân thủ Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO từ thời điểm gia nhập. Trên thực tế, nước ta khơng duy trì các quy định về xuất xứ vi phạm quy định của Hiệp định này.

Một phần của tài liệu Thị trường ngoại hối việt nam sau khi gia nhận WTO và một số giải pháp (Trang 49)